Ăn thực phẩm giàu kali sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo NDTV, ăn những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch, bởi kali có thể làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol…
Được biết, chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn uống và lối sống kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch. Ảnh: Istock.
Kali là một trong số chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của tim. Bởi vì, kali giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác nhau có thể gây ra cơn đau tim.
Đơn cử như kali có thể làm giảm huyết áp và có thể cải thiện mức cholesterol của bạn. Thậm chí, kali cũng có thể điều chỉnh các cơn co thắt cơ và tim.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa biết vai trò quan trọng của kali và tiêu thụ không đủ dẫn đến suy nhược cơ thể, chuột rút, nhịp tim không đều, tiêu hóa kém, tê và khó thở.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, chế độ ăn nhiều kali, ít natri và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như đột quỵ.
Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu kali, rẻ tiền và sẵn có mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Tiêu thụ đủ kali có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp cao. Ảnh: Istock.
Chuối là nguồn cung cấp kali tốt nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chuối quanh năm. Loại trái cây này cũng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác như vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa, magiê và nhiều hơn nữa.
Quả mơ khô
Quả mơ khô có thể mang lại cho bạn một số lợi ích sức khỏe. Nó có thể tăng cường sức khỏe của mắt, tiêu hóa, sức khỏe làn da và cũng thúc đẩy giảm cân.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, nó cũng là một nguồn kali tốt. Thêm một vài quả mơ khô vào bữa ăn nhẹ của bạn để tăng cường sức khỏe tim mạch tốt nhất.
Rau chân vịt
Rau bina chứa nhiều kali và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ảnh: Istock.
Tất cả các loại rau lá xanh cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, rau bina hay còn gọi rau chân vịt là một trong những lựa chọn tốt nhất bởi nó là nguồn cung cấp kali tuyệt vời.
Vì vậy, bạn có thể bổ sung nó vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình như thêm vào món salad, sinh tố hoặc cà ri…
Quả cam và nước cam
Cam là nguồn cung cấp vitamin C cũng như kali tuyệt vời. Bạn có thể ăn một quả cam hoặc uống nước cam. Không chỉ vậy, cam cũng sẽ giúp bạn chống lại chứng viêm.
Ngoài các rau, củ quả trên thì các nguồn thực phẩm khác – cá hồi, sữa chua, củ cải đường, khoai tây, khoai lang, đậu lăng, nước ép cà chua, nho khô, đậu và hải sản cũng chứa lượng kali tương đối.
Nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất?
Trứng là một loại thực phẩm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein và chất béo.
Tuy nhiên, trứng cũng có hàm lượng cholesterol cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, khiến nhiều người vẫn lo lắng rằng trứng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Nghiên cứu gần đây cho thấy ăn trứng không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh tim, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
Sau đây chuyên gia Cecilia Snyder, thạc sĩ về dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm tại Đại học Nam Mississippi (Mỹ), chỉ ra mối liên quan giữa trứng, cholesterol và bệnh tim mạch.
Đồng thời chuyên gia cũng chỉ ra nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất, và những ai nên hạn chế ăn trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trứng có làm tăng mức cholesterol?
Các nghiên cứu có độ chính xác cao và phân tích tổng hợp gần đây đã phát hiện ăn trứng có thể không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh, như viêm, xơ cứng động mạch và mức cholesterol cao.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy người ăn nhiều trứng trong thời gian dài có xu hướng có mức cholesterol cao hơn người ăn ít trứng hơn.
Nói chung, các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn về việc trứng có làm tăng mức cholesterol và bệnh tim hay không.
Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác nhận vấn đề này.
Ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là an toàn?
Một cách chính xác, lượng trứng nên ăn là khác nhau ở mỗi người.
Các yếu tố như di truyền, tiền sử gia đình, cách chế biến trứng, chế độ ăn uống tổng thể và ngay cả nơi sinh sống có thể ảnh hưởng đến việc nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày.
Cho dù ăn bao nhiêu trứng, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn tăng lên khi già đi do những thay đổi như tích tụ chất béo và xơ cứng động mạch. Do đó, cần phải xem xét tổng thể và tình trạng sức khỏe của mỗi người mới biết được nên ăn bao nhiêu trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn, tùy vào có ăn thêm thực phẩm khác chứa cholesterol hay không.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn
SHUTTERSTOCK
Những ai nên hạn chế ăn trứng?
Mặc dù ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết người khỏe mạnh, nhưng một số nghiên cứu lưu ý có những người nên hạn chế ăn trứng.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn một chút.
Sau đây là những người nên ăn hạn chế trứng:
Người có mức cholesterol tổng hoặc cholesterol "xấu" LDL cao
Người thừa cân hoặc béo phì
Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Những nhóm người này tốt nhất nên ăn không quá 1 quả trứng mỗi ngày hoặc không quá 4 - 5 quả trứng mỗi tuần, chuyên gia Snyder lưu ý.
Mặt khác, người có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao, ăn lòng trắng trứng và giảm lòng đỏ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên ăn bao nhiêu trứng.
Đây là loại hạt tốt nhất để giảm cholesterol 'xấu' một cách tự nhiên Chỉ một nắm nhỏ loại hạt này mỗi ngày có thể giảm mạnh mức cholesterol "xấu", theo nhật báo Anh Express. Người bị cholesterol cao có thể tử vong nếu không được điều trị. Bởi vì quá nhiều mỡ trong máu có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, cuối cùng gây đột quỵ và đau tim. Vì vậy, người có cholesterol cao...