Ăn tết vui khỏe phải từ chối điều gì?
Tết Canh Tý sắp đến, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta không chỉ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nguồn thực phẩm mà còn biết cách xử trí những tình huống tai nạn bất ngờ xảy ra.
Ngày tết thường mâm cao cỗ đầy nhưng chỉ nên ăn vừa đủ để giữ sức khỏe – Ảnh: T.T.D.
Sáng 7-1, báo Tuổi Trẻ cùng Công ty TNHH một thành viên Herbalife Việt Nam tổ chức buổi trực tuyến tọa đàm “Để có mùa tết vui, khỏe”. Hàng trăm câu hỏi bạn đọc gửi về tòa soạn với nhiều thắc mắc, băn khoăn về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, xử trí ngộ độc (thực phẩm, rượu…), xử lý tai nạn (hóc dị vật, bỏng…).
Dinh dưỡng ngày tết hợp lý ra sao?
Theo TS Trân Quôc Cương – giang viên bô môn Dinh dương va an toan thưc phâm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, ngày tết là sum vầy, gia đình vui vẻ đầm ấm bên nhau với nhiều bữa tiệc nhưng lại chỉ tập trung trong thời gian ngắn.
Điều này làm chúng ta đối mặt với nhiều nguy cơ ngày tết như tăng cân do dư thừa năng lượng, các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa của các bệnh mạn tính không lây, ngộ độc thực phẩm…
Tuy nhiên, không phải vì thế mà quá cực đoan trong ăn uống, món gì cũng phải thử, mà phải biết tiết chế. Không tự dằn vặt, trách móc bản thân vì đã có những bữa tiệc, bữa ăn quá đà. Thay vào đó nên biết kỹ năng từ chối thích hợp.
“Cái gì cũng ăn nhưng không ăn nhiều. Đừng cảm thấy ăn năn hối hận mà hãy chuộc lỗi ngay bữa sau hoặc ngày sau. Hãy mạnh dạn từ chối nhưng bằng cách khéo nhất. Vào bữa tiệc không phải cái gì cũng ăn mà phải có chiến lược ăn những gì mình thích mà thôi” – TS Cường chia sẻ.
Cùng quan điểm, VĐV Nguyễn Hồng Lợi cho rằng tết là vui chơi chứ không chỉ ăn tết. Đồ ăn nhiều dầu mỡ anh đều hạn chế, dùng nhiều rau quả, trái cây.
Video đang HOT
“Tôi chỉ góp vui chứ không uống bia rượu. Dù VĐV người khuyết tật không chịu quá nhiều áp lực thành tích như VĐV bình thường nhưng tôi luôn ý thức giữ sức khỏe cho mình. Mọi năm tôi vẫn xuống hồ tập luyện bình thường vào sáng mùng 1″ – anh Lợi chia sẻ.
Kiêm soat ky thưc phâm
Chia sẻ việc chọn lựa thực phẩm ngon ngày tết, TS Cường cho rằng càng sử dụng thực phẩm đầu nguồn, đầu khâu sản xuất và nuôi trồng thì càng an toàn hơn. Bên cạnh đó, cần hạn chế mua thức ăn trực tuyến vì khó kiểm soát chất lượng thực phẩm.
ThS Trương Nhật Khuê Tường, khoa dinh dưỡng – tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khuyến cáo thay vì mua nhiều thực phẩm tươi sống dự trữ, có thể mua các sản phẩm đông lạnh, hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn vì chi phí cao hơn, ít có lợi cho sức khỏe hơn.
BS Tường nhẩm tính tết được nghỉ khoảng 7 ngày, nếu mỗi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường một chút thì cân nặng cũng chỉ tăng khoảng nửa ký hoặc một ký. Nhưng thực tế sau một kỳ nghỉ tết có những người tăng đến 4 – 5kg.
Nhiều người không chỉ ăn nhiều mà uống cũng nhiều nên năng lượng không chỉ đến từ thực phẩm mà còn từ các đồ uống như bia, nước ngọt… Họ ăn uống nhiều với một cường độ cao như vậy mà không luyện tập nên tăng cân nhanh là điều không thể tránh khỏi.
“Chỉ nên thay đổi một chút so với ngày thường để vui tết chứ không nên thay đổi 360 độ như vậy sẽ gây tăng cân, mệt mỏi và uể oải khi đi làm lại” – BS Tường lưu ý.
Để có một chế độ dinh dưỡng ngày tết hợp lý, BS Tường khuyên tốt nhất hãy lên thực đơn trước cho từng bữa ăn trong ngày tết, như vậy sẽ đảm bảo một bữa ăn hoàn chỉnh với nhiều chất dinh dưỡng đa dạng, không bị nghiêng về một nhóm thực phẩm.
Khách hàng mua thưc phâm tại môt siêu thị – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nên ưu tiên hoạt động ngoài trời
Với nhiều người, kế hoạch đón tết ngoài việc mời những người thân, bạn bè đến ăn uống thì còn có kế hoạch đi chơi và đặc biệt rất ưu tiên những hoạt động ngoài trời, vận động thể chất, chứ không chỉ quanh quẩn bên những bữa ăn.
Sau những ngày nghỉ đón tết, để tiếp tục quay lại làm việc với một sức khỏe tốt, anh Nguyễn Thành Đạt, đại diện của Công ty TNHH MTV Herbalife Vietnam, khuyên nên dừng lại việc vui tết trước một ngày đi làm để chuẩn bị quay lại làm việc, học tập. Những người đi về quê đón tết cũng cần tính toán ngày trở về TP để tránh bị kẹt xe cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.
30 đoàn thanh tra an toàn thực phẩm
Ba Pham Khanh Phong Lan – trương Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM – cho hay công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phải được thực hiện xuyên suốt cả năm, nhưng đặc biệt phải tập trung vào dịp Tết Nguyên đán.
Ban quản lý an toàn thực phẩm thành lập 30 đoàn thanh tra trên cơ sở 10 đội quản lý an toàn thực phẩm đang túc trực tại các chợ đầu mối và quận huyện, hoạt động thanh tra, kiểm tra liên tục tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các cơ sở sản xuất, các kho lạnh… để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó còn có các đoàn kiểm tra liên ngành của 24 quận huyện.
Xử trí sao khi trẻ hóc dị vật?
Ngày tết, nguy cơ trẻ bị hóc dị vật như hạt, rau câu… có xu hướng tăng. Bác sĩ Trầm Minh Toàn – khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy – khuyến cáo trong trường hợp bé hóc dị vật hay nghi ngờ hóc dị vật, tuyệt đối không được dùng tay đưa vào miệng bé móc ra, vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
Với bé nhỏ, nếu còn tỉnh, để nằm sấp trên tay, đầu hơi thấp, dùng tay còn lại vỗ vào lưng vài lần cho dị vật ra. Trong trường hợp bất tỉnh, để nằm ngửa trên sàn hay vật cứng, dùng bàn tay ấn nhanh và mạnh ngay bụng sát dưới xương ức hướng lên trên, nếu dị vật không ra, tiến hành ấn tim, hà hơi thổi ngạt và đưa ngay đến cơ sở y tế.
Theo tuoitre
Bệnh lý cơ xương khớp: Không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng, phụ trách chuyên khoa Cơ xương khớp - y học thể dục thể thao của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp (CXK) nếu không được tư vấn đúng đắn thì dễ mắc vào một trong hai trạng thái: không dám vận động hoặc vận động thái quá.
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng: Bệnh lý cơ xương khớp, không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Tại buổi Tư vấn sức khỏe và tầm soát của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kỳ tháng 11/2019 với chủ đề "Tập luyện thể thao dành cho bệnh lý cơ xương khớp", BS Đổng cho biết, cả hai trạng thái này đều gây hại cho bệnh nhân.
Mắc bệnh lý CXK mà sợ hãi, không dám vận động thì khó có cơ hội để phục hồi chức năng cho các cấu trúc bị đau. Ngược lại, nếu bệnh nhân tự nghĩ rằng tập càng nhiều càng nhanh được phục hồi thì lại có nguy cơ bị đau nặng hơn. Lý do là các cơ quan trong cơ thể sẽ bị quá ngưỡng chịu lực. Chẳng hạn, đau lưng mà tập quá và tập sai thì sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa; thoái hoá khớp gối độ 1 mà tập quá và tập sai thì sẽ thành đau cấp 3 - 4.
Có một thực trạng hiện nay là khá nhiều bác sĩ chuyên khoa khi khám cho bệnh nhân thì chỉ nói chung chung về định tính rằng bệnh nhân bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... mà ít khi nói cụ thể thêm về định lượng là thoái hóa ở cấp độ nào. Tiếp theo, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên siêng năng vận động nhưng lại ít khi nói vận động theo những bài tập cụ thể nào và vận động ở mức độ nào thì có tác dụng trị liệu.
Dẫn lại lời của Viện sĩ Dương Quang Trung, BS Đổng khẳng định "Bác sĩ không phải chỉ là chữa bệnh mà chữa một con người mang bệnh". Theo đó thì BS phải xem xét tổng thể cấu trúc cơ quan cơ thể bệnh nhân để đánh giá khả năng mất bù và khả năng còn bù. Dựa vào hiện trạng thực tế bệnh tình của bệnh nhân, BS đưa ra những bài tập phù hợp nhất cho từng cá nhân mang bệnh.
BS Đông khuyên cac bệnh nhân CXK nên tham vấn bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất với bản thân.
Võ Anh Tuấn
Theo baophapluat
Mối nguy tiềm ẩn do nạp nhiều đường Nạp quá nhiều đường vào cơ thể mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như béo phì dẫn đến rối loạn đường huyết, tim mạch và cả ung thư. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tỷ lệ trẻ béo phì và người mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng. Khuyến nghị Chỉ là gia...