Ăn tết nhà ngoại: “Em đừng có mơ!”
Tết sắp đến, đọc tâm sự của chị em về việc chồng phân biệt nặng nhẹ nội ngoại mà tủi càng thêm tủi. Tết đến vui vẻ chẳng được bao nhiêu mà mệt mỏi thì nhiều, lúc nào cũng vội vàng “chạy sô” đến phát ốm.
Ảnh minh họa
Ngày xưa, khi tôi yêu rồi quyết định lấy chồng xa ai cũng bảo “con gái lấy chồng xa là bố mẹ mất con”. Nhưng tôi thì nghĩ thời giờ giao thông đi lại cũng thuận tiện rồi, hơn ba trăm cây số về nhà chẳng phải là điều gì khó quá. Tôi quê ở Hà Tĩnh, lấy chồng Nam Định nhưng cả hai vợ chồng lại lập nghiệp ở Hà Nội. Vậy nên năm nào cũng nghỉ tết là lo xách con về nội vài ngày rồi sáng mồng hai bắt xe sớm về ngoại vài ngày nữa là hết tết, chẳng có thời gian chơi bời nghỉ ngơi gì cả.
Mấy cô em ở cơ quan tôi cũng lấy chồng xa, cũng ba chốn bốn nơi như tôi, nhưng họ sắp xếp năm nay ăn tết nhà nội thì năm sau ăn tết nhà ngoại, như thế vừa được sum vầy một cái tết trọn vẹn bên gia đình là lại đỡ tốn kém mệt mỏi. Thế nhưng khi tôi đưa ra giải pháp này với chồng thì anh gạt phắt đi: “em đừng có mơ nữa”. Lý do anh đưa ra: “anh là con cả không thể tết mà không ở nhà cùng bố mẹ. Năm nào cũng phải về chuẩn bị tết, qua mồng một rồi muốn đi đâu thì đi. Nếu mệt quá thì không về nhà ngoại nữa. Vài ba năm về một lần cũng được, xa xôi ông bà sẽ thông cảm cho. Con gái lấy chồng rồi thì cái gì cũng phải ưu tiên nhà chồng chứ chia chác tết nội tết ngoại cái gì”.
Video đang HOT
Nghe chồng nói tôi thực sự chán đến phát khóc. Bây giờ là thời đại nào rồi mà về thăm tết bố mẹ cũng còn phân biệt con trai con gái? Nói như anh, bố mẹ tôi không có con trai thì tết nào hai ông bà cũng lủi thủi một mình à? Cả năm bận bịu không về được, được vài dịp lễ, chưa nghỉ ông bà nội đã gọi giục đưa cháu về chơi. Chồng cứ bảo nghỉ được ít ngày về nội cho gần. Cả năm chỉ mong chờ đến tết để về thăm bố mẹ, không về tết thì về vào lúc nào được. Thà rằng nhà chỉ có mỗi anh là con trai thì nó khác, đằng này có những ba anh em trai, một chú ở ngay cạnh nhà, một chú chưa lấy vợ. Vậy mà làm việc gì anh cũng bảo anh là con cả, em là dâu cả phải thế này thế nọ. Ông bà nội ốm đau, em gái chửa đẻ cũng xoắn xuýt bảo vợ xin nghỉ phép về chăm. Ông bà ngoại nằm viện thì chẳng nhắc nhở vợ về. Mình lấy chồng xa, bố mẹ đành nhờ vợ chồng em gái ở gần hơn chăm sóc. Nhưng nhìn thái độ của chồng thấy chạnh lòng và tủi thân khủng khiếp. Nhiều lúc bực quá tôi hét lên “anh là con cả thì làm sao, chẳng qua là anh ra đời trước vài năm chứ gì”, vậy là vợ chồng cãi nhau, kể lể hờn trách.
Mà cũng lạ, với chồng tôi cái gì nhà nội cũng hơn. Ông bà ngoại gửi con gà nấu cháo cho cháu cũng bảo gà gầy, gà nhỏ. Ông bà cho gạo cũng bảo gạo bà nội ngon hơn. Tôi bảo “từ nay ông không lấy đồ của ông bà ngoại nữa, ông con rể quý quá, đã cho lại còn bị chê” thì anh lại bảo tôi hay chắp nhặt, để ý vặt những chuyện không đâu. Là anh hay tôi để ý vặt và chấp nhặt?
Mẹ tôi gọi điện bảo tết nhất xa xôi lạnh giá thì vài năm về một lần cũng được, người lớn không sao nhưng tội mấy đứa nhỏ. Đúng là có năm con ốm cũng xách con đi, nghĩ thương con vô cùng. Nhưng chồng muốn ăn tết với bố mẹ chả lẽ mình không muốn? Bố mẹ chồng muốn con cái sum vầy, chẳng lẽ bố mẹ mình không mong nhớ con? Nhà anh cũng có em gái, may mắn là cô lấy chồng gần. Nhà có việc gì cô cũng sấp ngửa chạy về, có miếng gì ngon cũng có phần đưa cho bố mẹ. Những lúc như thế chồng lại khen lấy khen để “may mà nhà có cô con gái”. Mình lấy chồng xa, gặp bố mẹ đã khó, nói gì chuyện thăm nom chăm sóc. Đành là do mình lựa chọn, nhưng giá như chồng hiểu cho thì đỡ buồn đỡ tủi.
Mấy cô bạn tôi bảo “mày lấy chồng xa mà tết nào cũng về quê được, thích thế”. Không về thì làm thế nào? Bố mẹ thì ngày một già yếu đi. Không về với bố mẹ những lúc này, sau này có ai mà về nữa? Tôi cũng có con gái, sau này con lớn nhất định không cho nó lấy chồng xa. Bố mẹ nhớ thương đã đành, mà con cũng không tránh khỏi những muộn phiền hờn tủi.
Theo Dân Trí
Bố mẹ chồng cho phép, tôi vẫn không về ăn Tết nhà ngoại
Làm dâu gần chục năm, nhưng số lần tôi về nhà mẹ đẻ ăn Tết chưa đến 3 lần. Có nhiều người nghĩ do gia đình chồng khó tính, nhưng nguyên nhân thật ra lại xuất phát từ chính gia đình tôi.
Bố mẹ tôi là những người lao động chân tay vất vả. Để nuôi các con ăn học, mẹ tôi đã từng trải qua cảnh buôn thúng bán mẹt, lang thang đi chợ cả ngày kiếm tiền. Bố tôi là thợ xây, từng đồng tiền ông làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, thậm chí cả máu. Tôi thương bố mẹ nên luôn cố gắng học hành chăm chỉ để bố mẹ yên lòng.
Sinh ra trong hoàn cảnh như vậy, nên bản thân tôi hiểu rõ cái nghèo, cái hèn nó ám ảnh con người ta đến thế nào. Tôi chỉ biết mình có con đường duy nhất là học giỏi, đỗ đạt để kiếm được công việc tử tế.
Thật may mắn khi tôi gặp được chồng hiện tại. Anh là con nhà khá giả, nhưng từng làm giàu bởi hai bàn tay trắng nên rất thấu hiểu hoàn cảnh của tôi. Đặc biệt, gia đình anh dù giàu có nhưng sống khiêm tốn, giản dị và biết thương người.
Tôi và anh lấy nhau sau 5 năm tìm hiểu. Về làm dâu nhà anh, tôi thấy thật hạnh phúc. Suốt những năm sống chung, chưa khi nào có chuyện xích mích xảy ra giữa gia đình chồng và con dâu, bởi bố mẹ anh đều là người hiểu chuyện. Tôi làm gì không đúng đều được ông bà bảo ban.
Làm dâu nhưng tôi được đối xử như con gái trong nhà. Hai vợ chồng cãi vã, bố mẹ chồng lại đứng ra khuyên nhủ. Tôi sinh đẻ, mẹ chồng còn chăm cháu nhiều hơn bà ngoại. Tôi thèm gì, thích gì, thậm chí muốn biếu bố mẹ đẻ thứ gì, bố mẹ chồng đều hiểu và vui vẻ đồng ý, chiều chuộng.
Trong khi đó, bố mẹ tôi lại hoàn toàn ngược lại. Dù nhà không có điều kiện, nhưng mẹ tôi thường ra ngoài chê bôi này nọ, khoe khoang những thứ không có thật khiến tôi cảm thấy xấu hổ. Bố tôi không có tiếng nói trong nhà, mẹ nóng nảy, hay xét nét và chấp nhặt. Lúc còn ở nhà, nếu làm sai, tôi luôn bị mẹ mắng chửi chứ không hề được dạy bảo.
Cũng chính vì lẽ đó, đôi lúc tôi thầm so sánh gia đình chồng với bố mẹ mình. Tôi thương bố mẹ đẻ, nhưng tôi lại thích sống với nhà chồng hơn. Những dịp lễ Tết, gia đình chồng thường phải về quê xa, bố chồng cho phép về nhà đẻ ăn Tết, nhưng tôi vẫn nói lí do"lấy chồng theo chồng" mà từ chối.
Tôi biết mình không phải đứa con bất hiếu, nhưng cứ dịp Tết đến, đằng ngoại gọi điện giục về quê, tôi lại muốn trốn tránh. Lấy chồng gần chục năm nhưng số lần về nhà đẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù hai nhà chỉ cách nhau 60 cây số. Năm nay, mẹ đẻ tôi còn gọi điện "xin phép" cả bố chồng khiến tôi áy náy. Tôi có nên về cho bố mẹ vui lòng?
Theo Vietnamnet
Bị chồng đuổi thẳng cổ vì muốn về nhà mẹ đẻ Tết Dương lịch Giờ thì em mới hiểu lý do thực sự chồng luôn cấm cản không cho em về nhà ngoại. Em nghĩ mà buồn và thất vọng quá. Nghe điện thoại của mẹ xong mà em cảm thấy buồn quá. Mẹ em mấy hôm nay ngày nào cũng gọi điện, bảo nghỉ tết dương 3 ngày thì cho Tít về chơi. Em nghĩ mà...