Ẩn số về thành phố khổng lồ dưới đáy biển Cuba
Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý do nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp. Không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến…
Vào năm 2001, chính phủ Cuba thuê một số nhà hải dương học khảo sát vùng biển nằm giữa điểm cực Tây Cuba và bán đảo Yucatan, ngoài khơi khu vực mà người Cuba gọi là bán đảo Guanahacabibes.
Khi lập bản đồ đáy biển tại khu vực sử dụng công nghệ chụp quét sonar cạnh sườn, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy dấu tích của các cấu trúc dạng đường thẳng trông rất cân đối như thể đây là một thành phố cổ nằm ở độ sâu khoảng 670 mét dưới mặt nước.
Các thợ lặn không thể hoạt động tại độ sâu với mức áp suất lớn như thế, nên họ đã sử dụng các tàu ngầm điều khiển từ xa ROV. Đây là các robot tự hành có thể di chuyển như tàu ngầm nhỏ, trang bị đèn pha và camera có thể gửi tín hiệu hình ảnh lên bề mặt.
Video đang HOT
Điều họ phát hiện đã khiến giới khảo cổ choáng ngợp. Đó là các công trình khổng lồ được xây bằng các khối đá nặng khoảng 40 đến 50 tấn, tảng này đặt chồng lên tảng kia. Chúng có các góc cạnh hình vuông, đường thẳng và đường cong tròn, và chắc chắn là tạo tác của con người.
Sau quá trình chụp quét và lập bản đồ chi tiết công phu, các nhà thám hiểm đã xác định được 30 công trình, giữa chúng là các đại lộ rộng lớn.
Dựa trên hình minh họa của các nhà hải dương học, có thể thấy những đường nét kiến trúc khá quen thuộc như ở các di chỉ cổ đại châu Mỹ như Chichen Itza hay Teotihuacan hay Palenque. Đó là các kim tự tháp dạng bậc thang, cao, mỏng ở phía sau, cạnh kế bên là các quảng trường rộng lớn.
Dựa trên các hình ảnh tái lập, giới nghiên cứu cho rằng di chỉ này có nhiều điểm tương đồng với các thành phố cổ ở Trung Mỹ của những tộc người bản địa như Maya, Aztec, Toltec… Và có thể là nó có mối liên hệ với những nền văn minh đã được biết đến ở Trung Mỹ.
Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp, bởi không có ghi chép hay truyền thuyết nào của người bản địa về một thành phố bị nhấn chìm như vậy. Cũng không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến…
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Tàu ngầm Mỹ chạy hết tốc lực đâm vào núi. Điều gì xảy ra?
Chiều 8/1/2005, tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco, một tàu thuộc lớp Los Angeles đâm vào một ngọn núi ngầm dưới biển trong khi nó đang di chuyển với tốc độ tối đa. Hầu hết thủy thủ bị thương, một người thiệt mạng. Những người sống sót phải vật lộn để đưa tàu nổi lên.
Khi va chạm, tàu đang chạy ngầm với tốc độ tối đa, khoảng 32-40km/h. Nghe có vẻ không nhanh lắm, nhưng hãy tưởng tượng một con tàu hơn 6.000 tấn đâm vào núi. Cú đâm gây hư hại nghiêm trọng và khiến con tàu chìm xuống đáy biển, một lần nữa gây hư hại các khoang dằn và buồng chứa sonar (thiết bị định vị thủy âm) của con tàu.
Trên tàu có 118 thủy thủ và 12 sỹ quan và trong số này có 98 người bị thương. Trong 98 người này có 80 người bị thương nặng. Thủy thủ Joseph Allen Ashley, 24 tuổi, chết vì bị thương quá nặng.
Thủy thủ đã kéo "cần gà" (thiết bị buộc tàu ngầm nổi lên ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp) khi hai tay anh đều bị gãy. Khi cần gà được kéo, các khoang dằn của tàu ngầm sẽ được lấp đầy bằng khí nén, biến tàu ngầm thành một cái phao và nó sẽ nổi lên mặt nước.
Nhưng tàu San Francisco, theo tường thuật của Business Insider, đã không nổi lên ngay. Quá trình này đã diễn ra trong 60 giây. Nghe có vẻ không mất nhiều thời gian, nhưng trong tình huống khẩn cấp mà bạn đang ở trong một "quan tài thép" ở đáy nước, mỗi giây đều đáng giá ngàn vàng. Và rồi cuối cùng tàu cũng nổi lên.
Sau đó, các kỹ sư máy thủy của tàu cũng khởi động được động cơ diesel dự phòng, dùng nguồn khí thải giữ cho khoang dằn đầy khí, và sau khi sữa chữa tàu tạm thời ở Guam, tàu đã có thể lết về Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Một cuộc điều tra sau đó xác định rằng thủy thủ đoàn đã không sử dụng bảng biểu được cập nhật để lên lộ trình cho con tàu. Tuy nhiên, các thiết bị của tàu đã lưu ý về sự hiện diện của "một vùng nước đổi màu", là chỉ dấu của một ngọn núi ở đáy biển. Trong hệ thống bảng biểu cập nhật đã có vị trí của ngọn núi này, nhưng chỉ huy tàu đã không dùng bảng biểu cập nhật.
Hơn nữa, khi hoạt động ở chế độ tàng hình, các tàu ngầm hải quân Mỹ không sử dụng sonar, và con tàu đang đi quá nhanh so với tốc độ hoạt động hiệu quả của hệ thống sonar bị động của con tàu.
Tuy vậy, con tàu vẫn có thể sửa chữa được. Sau khi được đưa về quân cảng, tàu được thay mũi bằng mũi của tàu USS Honolulu, con tàu bị loại biên cùng năm đó.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Thiên nhiên kì thú: Xem nhím biển lộn ngược từ trong ra ngoài để... tái sinh Bên cạnh hình dạng kì cục, cách sinh sản và phát triển của loài nhím biển cũng hết sức đặc biệt, bởi chúng sở hữu tuyệt kĩ "lộn ngược từ trong ra ngoài để tái sinh". Nhím biển là một lớp sinh vật thuộc ngành Động vật đa gai, có mặt ở hầu hết các đại dương trên toàn thế giới. Về ngoại...