Ăn sáng trước thời điểm này có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Theo nghiên cứu, thay đổi thời điểm tiêu thụ thực phẩm cũng ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Northwestern tại Mỹ vào năm 2021 cho thấy, những người ăn sáng trước 8h30′ có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn.
“Chúng tôi nhận thấy những người bắt đầu ăn sớm hơn trong ngày có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn, bất kể họ hạn chế lượng thức ăn của mình dưới 10 giờ mỗi ngày hay lượng thức ăn của họ trải dài hơn 13 giờ mỗi ngày”, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Marriam Ali, cho biết.
Theo đó, kháng insulin xảy ra khi cơ thể không đáp ứng tốt với insulin do tuyến tụy sản xuất, và glucose ít có khả năng đi vào tế bào. Những người bị kháng insulin có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Cả kháng insulin và lượng đường trong máu cao đều ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hoặc sự phân hủy thức ăn thành protein, carbohydrate, đường và chất béo.
Tiến sĩ Ali cho biết: “Với sự gia tăng của các bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, chúng tôi muốn mở rộng hiểu biết của mình về các chiến lược dinh dưỡng để hỗ trợ giải quyết mối quan tâm ngày càng tăng này”.
Video đang HOT
Được biết, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 10.000 người trưởng thành. Các đối tượng được phân nhóm theo số giờ họ tiêu thụ thực phẩm gồm: trước 10h, từ 10-13h và sau 13h mỗi ngày. Ngoài ra, 6 nhóm phụ khác cũng được tạo ra và các nhóm đều có mối tương quan với những người ăn sáng trước 8h30.
Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh từng nhóm để điều tra xem thời lượng và thời điểm tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường huyết lúc đói và mức độ kháng insulin. Kết quả cho thấy mức đường huyết lúc đói không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng tình trạng kháng insulin cao hơn ở những người ăn trong thời gian ngắn hơn trong ngày và thấp hơn ở tất cả các nhóm bắt đầu ăn trước 8h30.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy ăn uống theo nhịp sinh học giúp cải thiện mức đường huyết và độ nhạy insulin. Do cơ thể có xu hướng chuyển hóa carbohydrate sớm hơn trong ngày nên việc ăn trước 8h30 sáng sẽ có lợi. Các nghiên cứu tương tự về việc ăn uống có giới hạn thời gian cũng cho thấy lợi ích khi bắt đầu ăn sớm hơn trong ngày và kết thúc bữa ăn sớm hơn.
Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?
Khi tiêu thụ thực phẩm ôi thiu có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.
Mới đây trên mạng xã hội đã xuất hiện đoạn video quay tại một bếp ăn của một công ty cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh của một trường tiểu học tại TP Thủ Đức có dấu hiệu thực phẩm ôi thiu không đảm bảo an toàn, có mùi hôi.
Theo video này các sản phẩm như chân gà, xương gà có mùi hôi có màu đen nằm trong tủ đông. Một số sản phẩm như xúc xích, khu gia vị, đồ khô có một số can tương ớt không đập nắp, không nhãn mác.
Hiện trường học đã ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn bán trú với công ty nói trên, dù chân gà và xúc xích không nằm trong thực đơn của nhà trường. Đồng thời UBND TP Thủ Đức cũng đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra toàn bộ các cơ sở chế biến thực phẩm cung cấp suất ăn cho các trường học trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 30-10.
Bác sĩ nói gì về thực phẩm ôi thiu?
Bác sĩ Vi Thị Tươi, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng cho biết, tiêu thụ thực phẩm bị ôi thiu có thể gây ngộ độc hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.
Theo đó thực phẩm ôi thiu sẽ thường mất mùi vị ban đầu, ngay cả các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị mất đi và gây mùi khó chịu.
"Khi bị hư hỏng, thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn, mặc dù không phải vi khuẩn nào cũng gây bệnh nhưng một số vi khuẩn gây loại hư hỏng thực phẩm có thể gây nguy hiểm. Ví dụ như Clostridium perfringens (nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng thịt và gia cầm) và Bacillus cereus (nguyên nhân phổ biến gây hư hỏng sữa và kem) gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất nước..."- Bác sĩ Tươi nói.
Thực phẩm khi bị ôi thiu sẽ gây mất đi mùi vị, dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc khi ăn. Ảnh: Cartoon.
Ngoài ra, thực phẩm ôi thiu cũng dễ bị nấm mốc. Độc tố nấm mốc chứa độc tố cao, ăn lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hoặc gây ung thư. Trong đó Aflatoxin là một trong những độc tố nấm mốc độc nhất, phát triển trong ngũ cốc như ngô, lúa miến, lúa mì và gạo, hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng, hạt hướng dương, gia vị như ớt, tiêu, nghệ và gừng và các loại hạt khác như hạnh nhân, quả óc chó, dừa...
Khi sử dụng liều cao aflatoxin sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính, có thể đe dọa tính mạng, mà thường do tổn thương gan. Aflatoxin cũng đã được chứng minh là gây độc gen, làm hỏng DNA và gây ung thư.
Bên cạnh đó, ngũ cốc, hạt cà phê, gia vị, cam thảo... khi bị mốc còn có độc tố ochratoxin A, loại này gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và hệ miễn dịch.
Ngoài ra các nhà khoa học cũng tìm ra độc tố patulin, thường được tìm thấy trong táo và các sản phẩm táo thối rữa, trong các loại trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm bị mốc khác.
Nấm Fusarium cũng thường xuất hiện ở các loại cây ngũ cốc, có thể gây tiêu chảy và vô sinh ở mức tiêu thụ cao.
Đối tượng nào dễ bị ngộ độc thực phẩm?
Bác sĩ Vi Thị Tươi cho rằng, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Một số người có thể bị nặng hơn như trẻ sơ sinh và trẻ em, người mang thai, người cao tuổi và các bệnh nhân có bệnh lý nền. Chính vì thế, người dân cần cẩn trọng khi lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm.
Mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi này có thể rút ngắn tuổi thọ 14 năm Nghiên cứu mới, được công bố tạp chí y khoa The Lancet Diabetes & Endocrinology, đã phát hiện thời điểm phát bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Theo đó, phát bệnh tiểu đường ở độ tuổi càng trẻ thì càng rút ngắn tuổi thọ. Thậm chí nếu phát bệnh ở tuổi 30, người bệnh sẽ giảm thọ tới 14...