Xử trí ra sao khi trẻ gặp vết thương phần mềm vùng hàm mặt?!
Theo thống kê của khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhi có vết thương phần mềm vùng hàm mặt.
Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
Bệnh nhi Đ.M.K gặp vết thương ở môi do ngã xe đạp. Ảnh: BV Nhi Trung ương
Trẻ em dễ gặp chấn thương vùng hàm mặt
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi T.Q.B (30 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng chảy nhiều máu vòm miệng do bị que gỗ đâm thủng vòm hầu trong lúc chơi đùa. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có vết rách vòm miệng mềm bên phải 1cm và bên trái 1,5cm, vết rách niêm mạc lưỡi gà 1cm, niêm mạc vòm miệng trầy xước nhiều. Trẻ được phẫu thuật cấp cứu, khâu vết rách vòm miệng mềm, cầm máu, điều trị kháng sinh, giảm đau. Sau phẫu thuật, sức khỏe trẻ ổn định, vết thương lành, trẻ đã có thể ăn uống bình thường và đã được xuất viện.
Trường hợp khác là bệnh nhi Đ.M.K (8 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện khoa Răng – Hàm – Mặt với vết thương khuyết hổng môi trái ~ 2cm do trẻ bị ngã đập mặt xuống nền đất khi đang đi xe đạp. Các bác sĩ đã tiến hành làm sạch, tạo vạt, khâu phục hồi làn môi đỏ theo mốc giải phẫu bằng chỉ Vycryl 5.0. Sau phẫu thuật, trẻ được điều trị kháng sinh, giảm đau, chăm sóc vết thương. Hiện trẻ đã được xuất viện.
Cách xử trí vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại nhà
Cầm máu
Đối với vết thương bên ngoài miệng: Dùng gạc hoặc khăn sạch làm ướt bằng nước lạnh, đè nhẹ lên vết thương trong vòng 5-10 phút.
Video đang HOT
Đối với vết thương bên trong miệng: Nhẹ nhàng đè lên vết thương trong vòng 5-10 phút hoặc càng lâu càng tốt.
Không rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối, nước ấm vì sẽ làm máu chảy nhiều hơn.
Nếu vết thương gây đau, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc vết thương
Cho trẻ ăn uống đồ mềm, nhạt. Tránh đồ ăn mặn và chua vì sẽ gây đau, xót cho trẻ.
Súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương.
Cách xử trí vết thương phần mềm vùng hàm mặt sau phẫu thuật
Đối với vết thương bên ngoài: Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết tại vị trí vết thương. Sau đó rửa vết thương bằng thuốc sát trùng Betadine (đối với vết thương khô, sạch chỉ cần rửa bằng nước muối sinh lý). Rửa lại bằng nước muối sinh lý để hạn chế tình trạng iod hấp thụ vào cơ thể, nhuộm da. Lau khô và băng kín vết thương.
Đối với vết thương trong miệng: súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadine dành riêng cho nha khoa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ, sau khi ăn phải tráng miệng bằng nước đun sôi để nguội, tránh để thức ăn thừa trong khoang miệng gây nhiễm trùng.
Tránh chó lao ra đường, thanh niên 17 tuổi té sông, cọc đâm xuyên ngực
Tránh con chó lao ra đường bất ngờ, nam thanh niên ngã nhào xuống sông, bị cây cọc gỗ ven bờ đâm xuyên thấu ngực phải.
Rất may, nạn nhân đã được các bác sĩ cứu sống kịp thời.
Ngày 22.11, tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công lấy thanh gỗ dài 30 cm đâm xuyên phổi, qua cơ hoành, thấu gan bệnh nhân do tai nạn giao thông.
Trước đó, bệnh nhân T. T.S. (17 tuổi, ngụ Kiên Giang) được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, dị vật thành trước ngực phải dạng thanh gỗ nhọn, kích thước 5 x 30 cm hướng từ trên xuống, chiều dài dị vật nằm trong lồng ngực và ổ bụng khoảng 25 cm.
Cọc gỗ đâm xuyên ngực bệnh nhân sau khi được các bác sĩ mổ lấy ra. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Gia đình cho biết, trước đó bệnh nhân đang điều khiển xe máy thì bất ngờ phải tránh một con chó ra đường. Cú bẻ lái đột ngột khiến S. ngã nhào xuống sông, không may bị cây cọc ven bờ đâm thấu ngực phải. Ngay sau đó, bệnh nhân được người dân đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu rồi chuyển Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tại bệnh viện, các bác sĩ xử trí cấp cứu, truyền dịch, giảm đau, truyền máu... cho bệnh nhân.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận bệnh nhân bị dị vật là cây cọc gỗ đâm từ ngực phải xuyên qua phổi xuống ổ bụng thấu gan, gãy cung xương sườn trước 3 bên phải, dập phổi thùy giữa.
Các bác sĩ nhanh chóng quyết định phẫu thuật thám sát, xử lý tổn thương cấp cứu. Ê kíp phẫu thuật gồm 8 bác sĩ của khoa Gây mê hồi sức, Ngoại Lồng ngực - mạch máu, Ngoại tổng quát thực hiện kết hợp mở ngực và mở bụng lấy dị vật kiểm soát chảy máu, khâu nhu mô phổi, khâu cơ hoành, khâu gan cho bệnh nhân. Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định truyền 9 đơn vị máu và chế phẩm của máu.
Đoạn cọc gỗ được lấy ra khỏi ngực bệnh nhân dài hơn 30 cm. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra cẩn thận những tổn thương, bệnh nhân đã vượt qua nguy hiểm và chuyển khu hồi sức ngoại khoa theo dõi.
Đến sáng 22.11, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại Lồng ngực - mạch máu.
Cách xử trí khi bị dị vật đâm, xuyên
Theo ThS.BS Liêu Vĩnh Đạt, Phó trưởng khoa Ngoại Lồng ngực - mạch máu, Bệnh viện đa Khoa Trung ương Cần Thơ, ở ca cấp cứu trên việc sơ cứu và điều trị với sự phối hợp nhiều chuyên khoa rất quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng cứu sống bệnh nhân.
Hiện tại, sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân dần cải thiện, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Đặc biệt, dị vật đâm xuyên qua thành ngực xuống ổ bụng, có thể gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan ở ngực và trong ổ bụng. Những tổn thương này có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc mất máu và tử vong.
"Việc đầu tiên là sơ cấp cứu tuyệt đối không lấy dị vật ra khỏi vết thương. Bởi lúc này, dị vật đóng vai trò trong việc ngăn chảy máu. Sau đó, phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh và cố định dị vật tốt nhất có thể và khẩn trương chuyển đến bệnh viện tuyến chuyên khoa để được xử trí kịp thời", BS Đạt cho hay.
Bệnh nhân bất ngờ mở mắt khi gia đình chuẩn bị hậu sự sau tai nạn giao thông Bệnh nhân bị chấn thương sọ não quá nặng sau tai nạn giao thông nên gia đình chuẩn bị lo hậu sự. Tuy nhiên, người bệnh cử động được tay chân và nhanh chóng được chuyển đi cấp cứu. Ngày 10/11, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa cứu sống một bệnh nhân tưởng chừng "vô phương cứu chữa". Anh...