Ăn rau vào lúc này, lợi ích tăng bội phần cho người bệnh tiểu đường
Các bác sĩ luôn khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau, đặc biệt là các loại rau lá.
Rau rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị tiêu thụ hơn 400 gram rau mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, nếu ăn rau vào đầu bữa ăn thì lợi ích đối với người bệnh tiểu đường nhân lên bội phần. Bởi vì ăn rau lá vào đầu bữa ăn có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn, theo tờ Indian Express.
Các bác sĩ khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau, đặc biệt là các loại rau lá . Shutterstock
Các nghiên cứu cho thấy ăn rau trước các món khác trong bữa ăn có thể giúp giảm mức đường huyết sau bữa ăn. Do đó, từ nay bạn hãy thay đổi một chút và bắt đầu bữa ăn với các loại rau lá xanh.
Tại sao ăn rau trước lại quan trọng?
Rau lá cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi, bao gồm sterol thực vật, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác, có đặc tính chống viêm.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, rau còn đóng vai trò quan trọng hơn. Do trong bữa ăn, hàm lượng carbohydrate, khẩu phần ăn và chỉ số đường huyết của thức ăn thường gây tăng đường huyết sau bữa ăn. Ăn rau vào đầu bữa ăn, nhờ hàm lượng chất xơ trong rau cao giúp giảm bớt tình trạng tăng đột biến đường huyết sau bữa ăn.
Bằng chứng khoa học nói gì?
Video đang HOT
Thử nghiệm được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ ( Pubmed), đã theo dõi mức tăng đường huyết sau bữa ăn gồm cơm, cá chiên, cà chua và bông cải xanh của những người tham gia.
Ăn rau lá vào đầu bữa ăn có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn . Shutterstock
Kết quả cho thấy ăn rau trước giúp cải thiện đáng kể mức đường huyết và insulin sau bữa ăn ở thời điểm 30 và 60 phút sau bữa ăn so với ăn cơm trước, theo Pubmed.
Ngoài ra, nếu ăn rau trước dù ăn nhanh hay chậm, thì độ biến động của mức đường huyết và insulin sau bữa ăn đều thấp hơn đáng kể so với ăn cơm trước dù ăn chậm.
Những kết quả này cho thấy ăn rau trước và cơm sau cùng sẽ cải thiện mức đường huyết và nồng độ insulin sau bữa ăn. Và lý tưởng nhất là ăn rau trước, ăn cơm sau cùng và ăn chậm rãi trong suốt bữa ăn, theo Pubmed.
Những loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường
Đó là những loại rau giàu chất xơ và chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Bao gồm các loại rau lá xanh, như xà lách và rau bó xôi, hành, tỏi, ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt và dâu tây. Củ dền, cần tây, củ cải có chứa nitrat giúp giảm huyết áp cũng rất tốt.
Nguồn đạm thực vật bao gồm đậu phụ và các loại đậu cũng hữu ích, theo Indian Express.
Vì sao người bệnh tiểu đường cần chú ý hơn việc uống nước?
Khi nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết, ít ai nghĩ đến việc uống nước.
Nhưng uống đủ nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chuyên gia dinh dưỡng Esther Tambe, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Esther Tambe Nutrition (Mỹ), cho biết mất nước ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết.
Mất nước xảy ra khi một người uống không đủ lượng nước mà cơ thể cần. Vì vậy, uống ít nước hoặc uống không đủ nước là điều không tốt đối với người bệnh tiểu đường.
Sau đây, chuyên gia giải thích về mối liên hệ giữa tình trạng mất nước và mức đường huyết cao.
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mức đường huyết . Shutterstock
Mất nước làm thay đổi hoóc môn kiểm soát đường huyết
Mất nước là yếu tố nguy cơ gây tăng đường huyết, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường.
Có một số lý do: Mất nước khiến máu cô đặc hơn và có thể làm thay đổi các hoóc môn liên quan đến kiểm soát lượng đường trong máu, theo trang tin sức khỏe Eating Well.
Chuyên gia Esther Tambe lưu ý rằng, ngoài insulin, một loại hoóc môn có vai trò điều hòa huyết áp và cân bằng thẩm thấu là vasopressin. Tình trạng cấp nước của cơ thể ảnh hưởng đến việc tiết ra hoóc môn này. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Diabetes Care cho thấy vasopressin cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
Mất nước làm tăng nồng độ glucose trong máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), lượng đường trong máu về cơ bản là thước đo nồng độ glucose trong máu.
Nước chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần của máu. Khi bị mất nước, máu đặc hơn, khiến lượng đường trong máu tăng lên, chuyên gia Tambe giải thích.
Mất nước có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên . Shutterstock
Uống không đủ nước, khả năng dung nạp glucose kém hơn
Thử nghiệm năm 2017 trên tạp chí Nutrition Research cho thấy người bệnh tiểu đường không uống đủ nước chỉ trong 3 ngày, có kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống kém hơn so với người uống đủ nước, theo Eating Well.
Một số nghiên cứu còn cho thấy theo thời gian, mất nước có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận mối liên hệ này.
Nhu cầu uống nước nhiều hơn
Theo NIH, một triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu thường xuyên, điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn làm mất nước thêm ở người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí về dinh dưỡng Annals of Nutrition and Metabolism đã nhận thấy người bệnh tiểu đường loại 1 khi tập luyện thể thao, ngay cả đã uống đủ nước vẫn cảm thấy khát. Điều này dễ hiểu vì khát nước là một dấu hiệu của tăng đường huyết.
Những mẹo giảm cân hiệu quả sau tuổi 60 Bạn có thể yên tâm khi biết rằng bất kể tuổi tác, bạn có thể cải thiện thể lực và biến đổi cơ thể của mình. Ngoài ra, việc giữ cân nặng của bạn ở mức bình thường là điều cần thiết để lão hóa khỏe mạnh, theo Viện Lão hóa Quốc gia (Mỹ). Thừa cân, đặc biệt là ở người lớn tuổi,...