Bị đau hông mỗi khi ngồi cảnh báo vấn đề sức khỏe gì?
Ngồi nhiều có thể dẫn đến một số cơn đau nhức trên cơ thể, trong đó có đau hông. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ hông đang bị kéo căng và suy yếu.
Trong một số trường hợp, đau hông còn là dấu hiệu bệnh.
Vì tính chất công việc, học hành mà không ít người phải ngồi nhiều giờ trong ngày. Một nghiên cứu ở Mỹ công bố trên chuyên san AMA Network cho thấy gần 45% người trưởng thành ngồi hơn 8 tiếng/ngày.
Bị đau hông khi ngồi có thể là do ngồi sai tư thế trong thời gian dài hoặc một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, tim mạch, ung thư và nhiều bệnh khác. Trong ngắn hạn, những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ gặp một số cơn đau nhức trên cơ thể, chẳng hạn như đau hông, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
“Đau hông khi ngồi nhiều có thể do tư thế ngồi sai. Nếu bạn ngồi nhiều từ 40 đến 50 giờ/tuần, kéo dài trong 5 – 6 tháng hoặc lâu hơn thì có thể làm giảm sức mạnh của hông”, nhà vật lý trị liệu người Mỹ Kirsten Zambon giải thích.
Video đang HOT
Ngoài ra, đau hông khi ngồi còn có khả năng do một số vấn đề sức khỏe khác như viêm gân hông, tổn thương xương đòn hay hội chứng cơ hình lê.
Viêm gân hông thường xuất hiện ở người có hoạt động thể chất mạnh. Đây là tình trạng gân hông bị viêm, dẫn đến đau khi ngồi. Cơn đau có thể kéo dài suốt nhiều giờ.
Trong khi đó, tổn thương xương đòn xảy ra khi vành sụn xung quanh khớp hông bị chấn thương. Nguyên nhân thường là do tác động vật lý hay mài mòn tự nhiên. Tổn thương này sẽ khiến hông bị đau khi ngồi xuống. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn nếu ngồi lâu.
Hội chứng cơ hình là tình trạng mà cơ hình lê, nhóm cơ nằm dưới cơ mông lớn, bị co thắt, viêm hay gây kích thích dây thần kinh. Hệ quả là gây đau vùng mông, hông.
Để giảm đau cũng như ngăn ngừa cơn đau hông, sau một ngày ngồi nhiều, mọi người nên thực hiện các động tác kéo giãn hông hay một số tư thế yoga giúp thư giãn vùng cơ hông.
Ngoài ra, đi bộ, chạy bộ , bơi lội hay đạp xe cũng giúp vận động cơ hông, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó giúp giảm đau hông khi ngồi, theo Healthline.
Ngồi nhiều ảnh hưởng đến thận thế nào?
Vì tính chất công việc mà hiện rất nhiều người phải ngồi trên bàn làm việc hầu như cả ngày.
Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe thận.
Không chỉ ngồi làm việc mà ngồi xem tivi, chơi game hoặc lối sống ít vận động cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lối sống kém lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy ngồi quá 3 giờ/ngày sẽ làm tăng đến 30% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận sẽ xấu đi qua thời gian, cuối cùng bị mất hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh hơn nhiều.
Các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh thận mạn tính. Những nguyên nhân khác có thể là tổn thương thận do nhiễm trùng, chấn thương hoặc di truyền.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thận mạn tính là mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đi tiểu nhiều, da ngứa, khô và một số triệu chứng khác. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, người mắc có thể bị sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân do cơ thể tích trữ nhiều nước. Những người trong giai đoạn này có thể tiểu khó hoặc tiểu ra máu.
Bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, tức thận mất đi khả năng hoạt động bình thường. Đây là bệnh nghiêm trọng gây tử vong, cần phải lọc máu, thậm chí là ghép thận.
Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc. Ảnh SHUTTERSTOCK
May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều và lối sống ít vận động. Mọi người cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên tập luyện thể thao.
Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lấy nước, đi toilet hoặc đến gặp đồng nghiệp để trao đổi trực tiếp thay vì qua online. Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc.
Đi bộ dù chỉ 5 phút hay 1 giờ thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, theo Medical News Today.
Hơn 41% người mắc bệnh mạn tính không lây tử vong trước tuổi 70 Các bệnh mạn tính không lây nhiễm như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính,... là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thông tin về các bệnh mạn tính không lây nhiễm được nêu ra tại buổi tọa đàm và ký kết hợp tác chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ dược...