Ăn loại rau này có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ
Ăn bông cải xanh được cho là có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ.
Bởi vì trong bông cải xanh chứa hợp chất tự nhiên. Hợp chất tự nhiên này ngoài tác dụng điều trị đột quỵ, nó còn có thể giúp tăng tỷ lệ thành công lên 60% trong điều trị cục máu đông.
Ăn bông cải xanh được cho là có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Bông cải xanh là loại rau phổ biển, dễ ăn và ít được nhiều người ưa chuộng. Ngay cả sau khi được ca ngợi là một trong những loại rau xanh lành mạnh nhất nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, bông cải xanh vẫn không thực sự được mọi người ưa chuộng hoặc yêu thích.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu tim mạch tại Úc thực hiện cho biết sulforaphane – một hợp chất có trong loại rau này có thể cách mạng hóa việc ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ.
Video đang HOT
Bông cải xanh có thể ngăn ngừa cục máu đông như thế nào?
Đột quỵ là tình trạng máu chảy đến não bị gián đoạn, có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Úc, hàng ngàn người bị đột quỵ mỗi năm – nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây có thể cách mạng hóa cách chúng ta chăm sóc sức khỏe để giảm nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu nêu rằng bông cải xanh có một hợp chất tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và cũng có thể tăng cường hiệu quả của các loại thuốc hiện có được sử dụng để điều trị cục máu đông.
Do đó, chúng ta nên ăn bông cải xanh mỗi ngày nó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Hợp chất có nguồn gốc từ bông cải xanh cùng với chất hoạt hóa plasminogen mô
Tiến sĩ Xuyu Liu, nhà nghiên cứu chính của Viện nghiên cứu tim mạch Úc, trong một thông cáo báo chí, cho biết rằng thông thường bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ được dùng chất hoạt hóa plasminogen mô.
Tuy nhiên, nó chỉ thành công trong 20% trường hợp. Nhưng khi bệnh nhân được điều trị bằng hợp chất có nguồn gốc từ bông cải xanh ngoài thuốc, nó có thể tăng tỷ lệ thành công lên 60%.
Thông thường, các hợp chất làm loãng máu có tác dụng phụ là chảy máu, điều này không liên quan đến hợp chất tự nhiên này. Nghiên cứu cũng gợi ý về một phương pháp điều trị phòng ngừa và chống đông máu mới có nguồn gốc từ bông cải xanh để ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ.
Cục máu đông gây tắc động mạch não làm người phụ nữ đổ gục
Đi làm về đang ngồi nghỉ trưa trên ghế, bà Ân 65 tuổi, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, bất ngờ ngã xuống đất, liệt nửa người phải, nói khó.
Gia đình đưa bà Ân đến Khoa Cấp cứu, BVĐK Trung ương Quảng Nam. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi tai biến mạch máu não, được bác sĩ khám lâm sàng, xử lý cấp cứu và chụp CT-Scan sọ não, kết quả bệnh nhân có tắc động mạch máu lớn trong não.
Lập tức, người bệnh được hội chẩn liên khoa, gồm: Khoa Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Đơn vị Đột quỵ, Đơn vị Can thiệp tim mạch với chẩn đoán là nhồi máu não cấp do tắc động mạch máu não.
Hình ảnh động mạch não người bệnh tắc hoàn toàn nhánh M1 động mạch não giữa bên trái và sau can thiệp tái thông hoàn toàn nhánh M1
Bệnh nhân được chuyển lên phòng chụp DSA để can thiệp cấp cứu. Ê kip bác sĩ của đơn vị Can thiệp tim mạch, Đơn vị Đột quỵ, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Hồi sức - tích cực chống độc thực hiện thủ thuật lấy huyết khối gây tắc động mạch não giữa bên trái với thời gian can thiệp khoảng 30 phút.
Ngay sau khi can thiệp, bệnh nhân có thể cử động được tay chân bị liệt trước đó, tri giác tỉnh hơn. Sau 1 ngày, bệnh nhân có thể đi lại được, thực hiện được các sinh hoạt hằng ngày và nói chuyện được với người nhà.
TS.BS. Phan Tấn Quang, Trưởng khoa Nội Tim mạch, BVĐK Trung ương Quảng Nam chia sẻ: Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm, có thể để lại di chứng tàn tật nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ đến khi bắt đầu được điều trị là cực kỳ quan trọng đối với người bệnh.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, để điều trị đột quỵ hiệu quả, hạn chế di chứng và giảm thiểu chi phí, việc cấp cứu và xử trí đột quỵ trong "thời gian vàng" là yếu tố tiên quyết. Do đó, khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ đột quỵ như: cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể, khó nói, nói ngọng bất thường, đau đầu dữ dội, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột... nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
8 bài tập tại nhà giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ Cục máu đông là có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ. Tập thể dục là một trong những cách có thể phòng ngừa tình trạng này. Ảnh minh họa Thông thường, cục máu đông có tác dụng bảo vệ bạn khỏi bị chảy máu quá nhiều nếu bạn bị thương hoặc phẫu thuật....