Cứu sống b.é tra.i hơn 4 tuổ.i nặng 60 kg mắc cúm A/H1
Ngày 16/9, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc tr.ẻ e.m đã tiếp nhận và điều trị cho b.é tra.i hơn 4 tuổ.i (ngụ quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) béo phì nặng mắc cúm A/H1 bội nhiễm diễn tiến sốc nhiễ.m trùn.g kèm hội chứng suy hô hấp cấp có nguy cơ t.ử von.g cao.
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, mẹ bé cho biết, trong 6 tháng gần đây, bé H.T.N tăng cân nhanh chóng từ 25kg lên 60kg, hạn chế vận động và gặp khó khăn khi ngủ thường xuyên, em chưa được tiêm ngừa cúm. Trong đợt bệnh này, gia đình có hai bé khác có triệu chứng ho, sốt tương tự nhưng tự cải thiện.
Bé H.T.N đã hồi phục và tiếp tục điều trị phục hồi vận động tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc tr.ẻ e.m. Ảnh: BV
Trước khi nhập viện, bé H.T.N ho đàm, sổ mũi vàng xanh, sốt vài cử 38,5 độ C. Gia đình tự mua thuố.c về cho bé uống. Tuy nhiên, đến ngày 3 của bệnh, em ngủ nhiều, li bì, thở nặng nhọc và được đưa đến bệnh viện.
Các bác sĩ tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc tr.ẻ e.m cho biết, bé nhập viện trong tình trạng rối loạn tri giác, lơ mơ, tiếp xúc kém, nhịp thở nhanh 50 lần/phút, lồng ngực co kéo, môi tím, nồng độ oxy trong má.u tụt còn 80% với mạch nhanh nhẹ 160 lần/phút, HA tụt 70/40 mmHg…
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành đặt ống thở (nội khí quản). Sau khi đặt ống thở, xuất hiện nhiều bọt hồng trong ống, bé được gắn máy thở với các thông số cao để nhanh chóng cung cấp oxy, đồng thời truyền dịch chống sốc và thêm thuố.c trợ tim mạch để nâng huyết áp của bé lên mức an toàn. Sau 1 giờ, tình trạng huyết áp bệnh nhi cải thiện, tuy nhiên tình trạng oxy của bé cải thiện chậm nên cần phải điểu chỉnh các thông số máy thở tối đa để duy trì đủ lượng oxy cho cơ thể.
Video đang HOT
“Sau khi đán.h giá toàn diện các triệu chứng, các xét nghiệm, diễn tiến và hội chẩn chuyên gia, các bác sĩ nhận định định đây là trường hợp viêm phổi nặng diễn tiến nhanh tới suy hô hấp và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và quyết định lọc má.u để loại bỏ các chất gây viêm có thể gây ra hội chứng này ra khỏi cơ thể bé”, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh thông tin.
Bệnh nhi H.T.N được lọc má.u, truyền kháng sinh và uống thuố.c kháng siêu vi cúm, làm các xét nghiệm chuyên sâu tìm tác nhân viêm phổi. Kết quả PCR mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H1 pdm 2009. Sau một ngày điều trị tích cực, tình trạng oxy trong má.u của bệnh nhân được ổn định và bé được điều chỉnh giảm các thông số máy thở cũng như giảm liều các thuố.c hỗ trợ tim mạch.
Sau 7 ngày điều trị tích cực tại khoa, bệnh nhi cải thiện dần, tỉnh táo, ngưng lọc má.u, ngưng thở máy, tập vật lý trị liệu phục hồi vận động và hô hấp tại khoa trước khi xuất viện.
Theo bác sĩ, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời. Do đó, việc phòng ngừa cúm trên các đối tượng này rất quan trọng.
Cứu sống hai trẻ đuối nước đã ngừng tim, ngừng thở
Hai cháu bé đuối nước được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực cứu sống bệnh nhi.
Ngày 29/8, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp nhận cấp cứu và áp dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy, điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị hồi sức tích cực thành công cho liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhi hôn mê sau ngừng tim, ngừng thở do bị đuối nước.
Cụ thể, ngày 3/8, khoa tiếp nhận cháu C.A.D. (13 tuổ.i, trú huyện Diễn Châu) bị đuối nước trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ t.ử von.g rất cao.
Theo lời kể của người nhà, cháu D. bị đuối nước tại ao. Khi được phát hiện và cứu lên, D. trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim. Cháu D. được sơ cứu, cấp cứu ngừng tuần hoàn, vào bệnh viện huyện đặt ống nội khí quản.
Sau đó, cháu D. được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng hôn mê, bóp bóng qua ống nội khí quản, trào nhiều bọt hồng qua ống, mạch ngoại vi bắt yếu, đồng tử 2 bên phản xạ ánh sáng yếu. Xác định tình trạng người bệnh rất nặng, do thời gian chìm trong nước không rõ và thời gian ngừng tuần hoàn sau đuối nước khá lâu, cơ hội sống và phục hồi rất thấp.
Bệnh nhi T.T.K. nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sau ngừng tim do bị đuối nước được cứu sống thần kỳ.
Trước đó, ngày 19/7, cháu T.T.K. (28 tháng tuổ.i, huyện Thanh Chương) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sau ngừng tim do bị đuối nước. May mắn cháu bé được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nhờ gặp được bác sĩ trên đường vận chuyển từ nhà tới bệnh viện huyện. Đây là trường hợp được báo Sức khỏe và Đời sống phản ánh trong bài "Bác sĩ đuổi theo xe máy người lạ cứu bé 2 tuổ.i bị đuối nước, ngừng tim".
ThS BS. Bùi Thị Hương, khoa Hồi sức tích cực chống độc cho biết, tình trạng ngưng tuần hoàn của 2 bệnh nhân do đuối nước sẽ gây ra tình trạng thiếu má.u tại các cơ quan do tim mất chức năng co bóp khiến rối loạn các chức năng tế bào, gây hoại tử và chế.t theo chương trình, đặc biệt là tế bào não. Các tổn thương não sau ngừng tim thường không hồi phục và để lại di chứng nặng nề thậm chí là t.ử von.g.
"Các bác sĩ và gia đình thống nhất áp dụng các can thiệp hồi sức chuyên sâu cho các bé, đặc biệt là kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ ngăn chặn đáng kể quá trình tổn thương cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót hơn và hạn chế được các biến chứng. Sau 72h theo dõi sát sao, hạ thân nhiệt chỉ huy, các bệnh nhi được ngừng an thần để đán.h giá tri giác.
Điều rất tích cực là tri giác bệnh nhi được cải thiện, có phản xạ tốt. Cả 2 bé đều được cai máy thở và phục hồi tốt, và đã được ra viện về nhà", Ths BS. Bùi Thị Hương cho biết.
BS Hương khuyến cáo, với bệnh nhân ngừng tim, việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra ta.i nạ.n đuối nước, cần nhanh chóng đưa nạ.n nhâ.n lên bờ và tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ đúng phương pháp. Nếu thấy nạ.n nhâ.n đuối nước bất tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (ép tim, thổi ngạt) ngay lập tức. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế đủ điều kiện để tiếp tục điều trị.
Cấp cứu thành công hai mẹ con bị ong vò vẽ đốt Thông tin từ Sở Y tế Phú Thọ cho biết, mới đây, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc (CC-HSTC&CĐ) Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn tiếp nhận hai người bệnh trong cùng một gia đình bị sốc phản vệ độ 2 do bị ong vò vẽ đốt. Hai mẹ con chị M. đã được các bác sĩ...