Án hi hữu ở miền Tây: Vì sao người cha lại quyên sinh?
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà, anh Trình cùng cha xông vào bắt, đánh và trói lại để hỏi danh tính. Tuy nhiên, 2 cha con anh lại bị khởi tố tội danh “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Có việc trói và đánh…
Ngày 13/10/2014, Viện KSND huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tống đạt cáo trạng đến gia đình anh Nguyễn Văn Trình (trú tại cù lao Phú Đa, ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách) – người bắt trói kẻ trộm vào nhà mình với nội dung truy tố anh Trình về tội bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Sau khi tiếp nhận cáo trạng, với lý do không đồng tình, anh Trình đã gửi đơn thư khiếu nại đi khắp nơi. Đến ngày 19/11/2014, VKSND và CA huyện Chợ Lách phối hợp với chính quyền địa phương xã Vĩnh Bình tiến hành đo đạc lại hiện trường.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, dù anh Trình đã đi cầu cứu khắp nơi, yêu cầu được bồi thường danh dự cho mình và gia đình nhưng các cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa lên tiếng. Bản thân là một người lao động hiền lành chân chất, nay vướng vào vòng lao lý vì dám cả gan bắt trộm vào nhà mình, anh Trình như ngồi trên đống lửa.
Tiếp xúc với chúng tôi tại nhà riêng của mình, anh Trình kể, gia đình anh có 1 căn nhà và một quán nhỏ bán tạp hóa, các thiết bị điện gia dụng. Hàng ngày, anh có nhiệm vụ ngủ lại đêm một mình ở quán để trông chừng đồ đạc.
Vào khoảng 2h30 ngày 21/1/2014, ông Nguyễn Văn Tập, SN 1941, cha anh Trình, đang ngủ trong căn nhà đối diện quán tạp hóa thì nghe tiếng chó sủa inh ỏi, nghi ngờ có trộm nên ông Tập mở cửa nhà đi vòng ra sau quán tạp hóa thì phát hiện một chiếc áo khoác nam màu đen vắt trên bờ rào.
Đoán chừng tên trộm đã vào cửa hàng tạp hóa nên ông hô hoán con trai mình dậy. Đang ngủ, nghe tiếng cha gọi, anh Trình nhanh chân tiến đến bên cạnh tủ tiền nhưng cũng không thấy điều gì bất thường. Đang định quay lưng đi kiểm tra nơi khác thì bỗng anh khựng lại vì thấy tên trộm đang nép mình bên cạnh tủ tạp hóa.
Tủ tạp hóa nơi anh Trình phát hiện ra tên trộm.
Anh Trình tiến đến nơi kẻ trộm trốn rồi dùng tay nắm cổ áo, đánh nhiều cái vào bụng, lưng, đồng thời gặng hỏi: “Con ai, nhà ở đâu”. Tuy nhiên, tên trộm không hề trả lời nên Trình dẫn ra trước cửa tiệm tạp hóa và kêu cha mình đi tìm dây trói.
Trong khi đang đứng canh tên trộm, anh Trình gặp người hàng xóm là bà Năm Khoe đi bộ ngang qua, vội vàng gọi vào và nhờ nhận dạng tên trộm nhưng sau nhiều lần hỏi han, bà Năm Khoe cũng không biết được đối tượng là con nhà ai. Vì trời còn khá tối hơn nữa lại không biết phải làm cách nào nên bà Năm Khoe bỏ đi.
Còn lại hai cha con anh Trình, sau khi trả lời. Bực tức vì trước đây từng nhiều lần mất quá nhiều món đồ tạp hóa giá trị và tiền hàng nên ông dùng tay đánh nhiều cái vào bụng tên trộm.
Thấy cha hỏi nhưng kẻ trộm vẫn không trả lời, anh Trình dùng sợi dây dù dài 1,46m trói hai chân kẻ trộm lại và tiếp tục hỏi; cắn răng im lặng, kẻ trộm không hề nói bất cứ điều gì. Quá bức xúc, anh Trình dùng tay đánh vào bụng và lưng tên trộm nhiều cái.
Sau đó, anh dùng một sợi dây gân màu trắng dài khoảng 4m, một đầu buộc vào sợi dây dù đã trói hai tay tên trộm, đầu còn lại Trình ném qua một nhánh cây sanh và nắm đầu dây kéo trộm lên, hạ xuống nhiều lần. Lúc này, đã bắt đầu cảm thấy sợ hãi nên tên trộm khai nhận tên là Phạm Văn Khôi, SN 1999, con ông Bảy Chuột ở ấp Phú Đa (cách nhà anh Trình 1km- PV).
Lúc này, mẹ anh Trình là bà Lê Thị Chín cũng vừa kịp từ trong nhà chạy ra xem xét tình hình. Sau khi bàn bạc, tìm kiếm số điện thoại của CA nhưng không có, anh Trình nhấc điện thoại gọi cho trưởng ấp Phú Bình là ông Lê Nguyên Luyến. Tuy nhiên, vì là đêm khuya nên sau 4 cuộc gọi, ông Luyến vẫn chưa nghe máy.
Video đang HOT
Chờ đợi đến rạng sáng, khoảng 4h44, anh Trình tiếp tục gọi cho ông Luyến thì lúc này ông bắt máy và tiếp tục thông báo cho anh Nguyễn Văn Hải- CA viên ấp Phú Bình. Sau khi tiếp nhận tin tức, ông Luyến và ông Hải cùng nhau đến hiện trường.
Anh Trình cho biết, khi đến nơi, làm việc với tên trộm, gia đình anh và đại diện chính quyền phát hiện trong tay tên trộm có giấu một xâu chìa khóa đa năng. Lập tức tiến đến rút chìa khóa trong tay tên trộm, dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người, anh Trình dùng một chìa trong số đó để mở ổ khóa nhà mình, trong tích tắc, ổ khóa được mở ra.
Tiếp tục dùng một chìa khác, anh Trình mở tủ tiền của gia đình mình thì quả đúng như dự đoán, tủ tiền cũng được bật mở. Theo anh Trình, lúc này ông Hải và ông Luyến không tiến hành lập biên bản mà chỉ tịch thu chùm chìa khóa đa năng và dẫn giải tên trộm đi bộ xuống chốt CA ấp (cách nhà anh Trình 100m).
Bị truy tố… oan?
Sau khi bắt được trộm và giao nộp cho CA địa phương, cả gia đình anh Trình kéo nhau đi ngủ bù cho một đêm thức trắng bắt trộm, ai cũng hả hê vì cuối cùng cũng lôi được tên trộm ra ánh sáng. Tuy nhiên, khoảng 8h sáng cùng ngày, khi đang dọn dẹp hàng tạp hóa thì anh Trình nhận được điện thoại. Qua trao đổi, người đầu dây bên kia cho biết mình là CA xã và mời anh Trình sang CA xã để hỏi về vấn đề: “Liên quan đến bắt trộm”.
Nghĩ thầm có lẽ tên trộm đã khai nhận toàn bộ và trả lại tài sản cho gia đình mình nên anh Trình khấp khởi mừng và vội vàng leo lên phà qua sông đến trụ sở CA xã. Khi đến nơi, niềm vui bỗng vụt tắt khi CA bắt anh giải trình về vết thương ngoài da của tên trộm.
Lúc này, anh mới biết, đêm qua khi dẫn giải Khôi về CA xã, chính quyền cũng đã liên lạc với gia đình Khôi và đưa Khôi đến BVĐK huyện Chợ Lách để khám thương tích. Tại giấy chứng nhận thương tích số 02/CN ngày 21/1/2014 của BVĐK huyện Chợ Lách chứng nhận thương tích của Phạm Văn Khôi gồm: Nhiều vết trầy xước da vùng cổ. Vết nề nhẹ vùng gốc hàm. Vết trầy bầm da nhẹ vùng giữa xương ức. Vết bầm da vùng lưng- vai kích thước 08×10 cm. Vết bầm da 1/3 giữa mặt sau trong cánh tay kích thước 03×05 cm. Vết nề nhẹ đỏ da hai bên cổ tay.
Anh Trình cho biết những vết thương trên người Khôi chính là do bản thân mình và cha gây nên, vì quá bức xúc nên anh đã đánh Khôi và do Khôi không chịu khai nhận mình là ai nên anh đã nắm chặt người Khôi để cột dây vào tay chân, hậu quả là vai của Khôi hằn lên vết bầm của 10 đầu ngón tay Trình để lại.
Sau khi lấy lời khai, anh Trình được CA xã cho về nhà. Anh Trình kể, cứ ngỡ rằng chuyện chỉ dừng lại ở đó nhưng liên tục những ngày sau đó, CA huyện gửi thư đến nhà mời cả hai cha con anh lên xã để làm việc. Nội dung hỏi cũng chỉ xoay quanh vấn đề “Đã đánh tên trộm như thế nào, đã bắt trói tên trộm ra sao?”.
“Từ ngày mở tiệm tạp hóa buôn bán, gia đình tôi thường xuyên bị mất tiền và hàng. Sữa bột cao cấp dạng lon và gói liên tục bốc hơi. Do bán hàng tạp hóa ngoài tôi ra còn có mẹ và chị nên ban đầu cứ ngỡ được nhiều khách mua nên hàng mau hết.
Nhưng khi ngồi lại nói chuyện với nhau, chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng hàng hóa đã bị ai đó vào nhà khoắng đi”. Cũng theo anh Trình kể, trước kia chưa bắt được Khôi, nhà anh liên tục có những dấu hiệu lạ. Đó là cửa nhà sau liên tục bung khóa, nhiều lần như vậy nhưng không dám nghĩ xấu cho ai nên anh Trình tự trấn an rằng đêm qua đi ngủ quên cài cửa. Cả tủ tiền cũng vậy, nhiều lần anh nhớ là sau khi bỏ tiền vào, mình đã khóa lại nhưng sáng hôm sau thì thấy tủ đã được mở khóa.
“Sau khi bán được một ngày, gia đình chúng tôi không có thói quen đếm tiền, vì mệt quá nên cứ bán được bao nhiêu thì bỏ hết vào tủ rồi đóng khóa đi ngủ. Do đó, nhiều lần thấy lạ nhưng không dám nghĩ xấu cho ai, cũng có nhiều lần nghi ngờ có trộm vào nhà nhưng không bắt được tận tay nên đành im lặng” anh Trình kể.
Khi bắt được kẻ trộm, những uất ức bấy lâu nay được thể tuôn trào nhưng anh không thể ngờ, chỉ vì tự ý bắt trộm trong nhà mình mà sự việc lại đi quá xa và diễn biến ngày càng phức tạp như vậy.
Gia đình lao đao sau ngày người cha quyên sinh
Sau khi bắt quả tang, do ban đầu chưa biết kẻ trộm là ai và nhà ở đâu nên anh Nguyễn Văn Trình, con ông Tập cùng cha dùng dây trói và đánh trộm. Sau khi CA ấp đến nhà làm việc, hai cha con tiến hành giao tên trộm cho CQCA. Vụ việc đến đó tưởng đã kết thúc nhưng những ngày sau đó, ông Tập và anh Trình liên tục bị CA xã và CA huyện triệu tập để lấy lời khai.
Làm việc với chúng tôi, anh Trình kể, ban đầu CA mời anh lên xã làm việc và hỏi: “Tại sao lại đánh trộm, đánh trộm như thế nào?”. Mặc dù đã mô tả khá kỹ lưỡng và giải thích rằng do gia đình đã mất trộm quá nhiều lần nên khi bắt được thì rất bức xúc do đó mới đánh trộm vài cái. Hơn nữa, lúc bắt được trộm, đã gọi điện cho trưởng ấp Lê Nguyên Luyến 4 lần nhưng ông này chưa bắt máy.
Do trong quá trình chờ đợi chính quyền địa phương đến, vì muốn làm rõ danh tính kẻ trộm và để trộm không bỏ chạy nên cha con ông Tập dùng dây trói và treo lên cây. Trình bày rất tỉ mỉ như vậy nhưng cứ cách vài ngày, anh Trình và cha mình lại phải thay phiên nhau lên gặp CA để lấy lời khai.
Là một người lao động nghèo khổ, kiếm kế sinh nhai bằng những món hàng tạp hóa, từ khi vướng vòng lao lý, anh Trình phải bỏ tất cả công việc. Vợ vừa sinh con nhỏ chưa tròn tháng, một tay quán xuyến mọi việc trong gia đình và chỉ vì bắt trói trộm trong nhà mình mà bao điều phiền toái đã đến với anh. Bị mời lên lấy lời khai liên tục, nhiều đến nỗi anh Trình không thể nhớ nổi.
Một lần rời nhà là một lần khó, ấy thế mà cha con anh phải đội nắng đội mưa bất kể buổi nào. Là thanh niên trai trẻ, anh Trình còn cắn răng chịu đựng được nhưng cha anh, đã ngoài 70 nên việc đi lại khá khó khăn. Bản thân ông Tập lại mắc rất nhiều chứng bệnh của tuổi già, đau khớp, cao huyết áp nên càng khổ cực gấp bội.
“Thường phía CA họ triệu tập cha và tôi không cùng giờ với nhau nhưng do cha không thể tự mình đi đường xa nên lúc nào hai cha con tôi cũng đi cùng. Ngày nào đi lấy lời khai là mất nguyên ngày hôm đó chúng tôi không làm được gì. Nhà chỉ có vợ và mẹ tôi, vợ thì mới sinh xong còn rất yếu, mẹ thì tuổi cao không còn nhanh nhẹn nữa”. Với tâm lý nghĩ mình không làm gì sai nên anh Trình vẫn giữ thái độ bình tĩnh để cố gắng vượt qua. Ngược lại với con trai, ông Tập suy nghĩ rất nhiều, mất ăn mất ngủ vì quá buồn phiền.
Anh Trình kể, ngày 13/8/2014, cũng tương tự những lần trước, gia đình anh lại nhận giấy mời triệu tập để lấy lời khai từ CA huyện. Lần này, chính quyền chỉ mời ông Tập nhưng do trước đó 10 ngày, ông vừa đi mổ mắt nên sức khỏe rất kém, huyết áp lên xuống thất thường khiến cả gia đình đều lo lắng. Để an tâm, anh Trình lại cùng cha đi lấy lời khai.
Tại CA huyện, anh Trình đem theo các giấy tờ khám chữa bệnh của cha mình và trình bày với CA về tình hình bệnh tật của cha mình. Tuy nhiên, lấy lời khai xong, khi ra xe để con trai chở về, ông Tập mặt đỏ phừng phừng, không nói năng gì. Biết cha mình đã tăng huyết áp nên anh Trình dìu cha vào một quán nước ven đường để nghỉ ngơi.
Bình thường ông Tập là người khá vui tính và hay nói chuyện với con cái nhưng hôm ấy, trên đường từ CA huyện trở về nhà, ngồi sau xe máy của con trai, ông không hề nói bất cứ điều gì. Sợ cha buồn phiền, anh Trình động viên nhưng ông Tập cũng chỉ im lặng. Về đến nhà, ông thở dài rồi nằm li bì trong phòng một mình.
Mọi ngày, ông thường có thói quen chơi đùa với các cháu và chăm sóc vườn tược nhưng từ hôm ấy, ông Tập không còn thiết tha đến việc gì. Đến giờ ăn cơm, ông lầm lũi ngồi vào mâm, ăn vội bát cơm rồi lại nằm lên võng thở dài. Mỗi khi vợ con đến động viên, ông đều im lặng, nước mắt chảy dài.
Chiều ngày 14/8/2014, CA huyện lại tiếp tục gửi thư đến nhà mời ông Tập lên CA huyện lấy lời khai. Uất ức, không thể nói được gì, ông vào buồng nằm tức tưởi khóc. Sang ngày hôm sau, mọi người trong nhà bỗng thấy ông Tập vui vẻ trở lại, ông ra khỏi nhà đi thăm bà con và bạn bè thân thiết. Dù sự việc khá lạ nhưng ai cũng nghĩ có lẽ tâm trạng ông đã tốt hơn. Không ai ngờ rằng, rạng sáng ngày 16/8, ông đã ra vườn, lẳng lặng treo cổ tự vẫn.
Bà Lê Thị Chính (68 tuổi), vợ ông Tập không kìm nổi sự xúc động. Bà bảo, trước kia gia đình mình rất hạnh phúc, con cái và cha mẹ sớm tối vui vẻ cùng nhau. Nhà không mấy dư dả nhưng cuộc sống chưa bao giờ khó khăn, cả nhà luôn ngập tràn tiếng cười.
Thế mà, chỉ phút chốc, mọi thứ đã tan thành mây khói. Của cải làm ra rất khó nên vô cùng quý trọng, chính vì thế hôm gia đình bắt được trộm, bà Chính bảo ai cũng vui mừng. Nhưng niềm vui đến chưa được bao lâu thì tai họa đã ập tới.
Từ khi ông Tập mất đi, cả gia đình bà Chính chao đảo hoàn toàn. Những công việc nặng nhọc trong gia đình đều do anh Trình một tay lo liệu. Dẫu biết phía trước rất khó khăn nhưng anh Trình và gia đình mình vẫn mong chờ một ngày nào đó sẽ vượt qua hoàn cảnh như hiện nay.
“Vì quá bức xúc nên tôi mới bắt tên trộm và trói lại, tôi không hề biết pháp luật quy định như thế nào về việc bắt trộm nên vụ việc dù có nói gì đi nữa thì cũng muộn mất rồi. Trước đây, tôi cũng đã phụ tiền thuốc 10 triệu đồng cho gia đình em Khôi. Tôi cũng đã làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để có điều kiện lo cho gia đình, rất mong được cơ quan các cấp xem xét, giúp đỡ”.
Còn tiếp…
Hải Hưng – Hoàng Hùng
Theo_Người Đưa Tin
"Nhiều vụ án có bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ thì rất đẹp!"
Trung tướng Trần Văn Độ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, (ĐBQH An Giang) đã nói như vậy bên hành lang Quốc hội sáng 2.6 liên quan đến bức cung nhục hình trong khâu điều tra dẫn đến oan sai trong tố tụng.
Trung tướng Trần Văn Độ (Ảnh: HT)
Thưa ông, có ý kiến cho rằng để chống oan sai, đảm bảo quyền con người cũng như minh bạch hơn trong việc hỏi cung thì việc đầu tư các thiết bị ghi âm, ghi hình là cần thiết?
Tôi đồng tình việc đầu tư thiết bị ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, đó là việc làm cần thiết. Tất nhiên, không hẳn anh cứ đầu tư thiết bị ghi âm, ghi hình là có thể chống hoàn toàn bức cung, dùng nhục hình hay các hành động ép buộc khác, nhưng ít nhất đó là biện pháp chúng ta có thể thực hiện được. Đồng thời, ngoài người bào chữa (nếu có) thì sự có mặt của kiểm sát viên với tư cách kiểm sát điều tra là rất quan trọng. Thực tế hiện nay, ngoài bức cung, dùng nhục hình, điều tra viên có thể dùng thủ thuật hay biện pháp nghiệp vụ để bị can khai theo ý muốn của mình. Vì thế, nếu có sự xuất hiện của kiểm sát viên hay luật sư sẽ đảm bảo tối đa sự minh bạch, tránh oan sai.
Qua nhiều báo cáo cho thấy, oan sai xảy ra có nguyên nhân từ sự nóng vội, bệnh thành tích, kém chuyên môn nghiệp vụ... Ông nghĩ sao về các nguyên nhân này?
Trước đây chúng ta đề ra yêu cầu "không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" còn nay, chúng ta hướng tới "không làm oan người vô tội nhưng cũng không để lọt tội phạm". Đó là một sức ép vì để đạt cả 2 tiêu chí trên không phải dễ. Làm oan người vô tội đã không thể chấp nhận được rồi nhưng nếu để lọt tội phạm ở các vụ án giết người cướp tài sản... man rợ, chúng ta với tầng tầng lớp lớp các cơ quan để thực hiện mà không điều tra ra được, không đảm bảo bình yên cho xã hội thì cũng là có lỗi với nhân dân. Cho nên, cần phải nhìn nhận ở cả 2 góc độ để có sự thông cảm với các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta thông cảm với các biện pháp trái pháp luật mà đụng chạm, ảnh hưởng tới quyền con người, quyền công dân.
Để xảy ra oan sai trong tố tụng, theo ông cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?
Luật Bồi thường Nhà nước chúng ta quy định: "Cơ quan nào ra quyết định cuối cùng nếu oan sai thì phải chịu trách nhiệm bồi thường". Còn trách nhiệm về chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, tôi nghĩ không đơn thuần là cơ quan cuối cùng mà phải là tất cả những người tham gia vụ án đó phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, có những vụ án người ta bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ thì rất đẹp. Cho nên cũng cần thông cảm với nhiều thẩm phán khi cơ quan truy tố thì truy tố rồi mà hồ sơ thì không có dấu hiệu gì cả. Khi đưa ra tòa xử thì nhiều trường hợp bị cáo cũng không hề phản kháng gì nên cũng rất khó cho người ra phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa anh làm oan thì anh không phải chịu trách nhiệm, bởi vì đã làm việc với số mệnh con người thì phải rất cẩn trọng. Quan điểm của tôi là trước hết phải buộc được tội thì mới kết tội.
Thực tế, tỷ lệ oan sai không phải cao nhưng đều xảy ra ở khâu điều tra thưa ông?
Tôi không nghĩ điều đó sẽ làm "bó tay" cơ quan điều tra. Vì việc phát hiện, xử lý điều tra, xử lý tội phạm phải bằng con đường hợp pháp. Các biện pháp điều tra đều đã được bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật quy định và cơ quan điều tra, điều tra viên cũng như các cơ quan tố tụng khác phải chấp hành. Còn nếu sử dụng các biện pháp ngoài tố tụng để đạt được mục đích thì tôi nghĩ nó không phù hợp với Nhà nước pháp quyền, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế.
Trong chiến lược cải cách tư pháp, chúng ta lấy tranh tụng là khâu đột phá. Là người 30 năm gắn bó với ngành tòa án, ông có ý như thế nào về vấn đề này không?
Trước tiên cần hiểu, tranh tụng ở đây không phải chỉ diễn ra tại phiên tòa mà tranh tụng ở trong tất cả quá trình tố tụng, từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khi bản án có hiệu lực thi hành. Tôi đồng tình với quan điểm coi tranh tụng là khâu đột phá cải cách tư pháp. Một trong những vấn đề quan trọng là xác định sự thật vụ án. Để tìm ra sự thật khách quan đó thì phải có sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Từ sự thật khách quan đó mà thẩm phán ra phán quyết.
Tuy nhiên phải thừa nhận, thói quen của nhiều thẩm phán hiện nay là dựa dẫm rất nhiều vào hồ sơ, nên khi ra tòa, quá trình tranh tụng cho ra kết quả khác đi là gặp lúng túng trong xử lý. Vì vậy, chúng ta muốn chuyển biến sang tranh tụng, muốn tranh tụng là khâu đột phá thì chúng ta phải đào tạo, tập huấn cán bộ, từ điều tra viên đến kiểm sát viên, thẩm phán. Đặc biệt, cần đào tạo đội ngũ thật đông đảo các luật sư có chất lượng.
Tòa án cũng phải làm quen dần với việc làm trọng tài, phải nghe ngóng từ cả bên buộc tội lẫn bên gỡ tội để ra quyết định thật chính xác, khách quan. Ngoài ra, muốn tranh tụng có hiệu quả cần phải tăng thẩm quyền cho điều tra viên, kiểm sát viên.
Xin cảm ơn ông!
Theo Xuân Hải
Lao động
Một phụ nữ chết bất thường trong quán karaoke Ngày 2/6, thông tin từ công an tỉnh Bến Tre cho biết, cơ quan công an đang điều tra vụ một phụ nữ chết bất thường trong quán karaoke tại địa bàn xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre). Theo thông tin ban đầu, khoảng 13h ngày 1/6, bà Nguyễn Thị Nghi (61 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thành) đến quán karaoke tìm bà...