Ăn hai quả trứng mỗi ngày làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch
Nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) chỉ ra ăn hai quả trứng mỗi ngày làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng 27%.
Ảnh hưởng của trứng đến sức khỏe một lần nữa trở thành chủ đề gây tranh cãi sau khi các nhà khoa học từ Đại học Northwestern (Mỹ) công bố nghiên cứu mới trên JAMA.
“Những gì chúng tôi phát hiện là nếu ăn hai quả trứng mỗi ngày, nguy cơ bệnh tim mạch tăng 27%”, bà Norrina Allen, phó giáo sư từ Khoa Y tế Dự phòng Đại học Northwestern kết luận sau khi xem xét dữ liệu của 30.000 người trưởng thành trong 17 năm.
Ảnh: NPR.
Theo NPR, trước đây, các nghiên cứu về trứng thường đưa ra những nhận định trái ngược. Tuy nhiên, nhìn chung không có bằng chứng rõ ràng khẳng định hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu cholesterol sẽ làm giảm lượng LDL (cholesterol xấu) gây tắc nghẽn mạch máu.
Các chuyên gia dinh dưỡng từ Trường Y tế Công cộng T.H.Chan thuộc Đại học Harvard cũng tin rằng mối liên hệ giữa chế độ ăn cholesterol và cholesterol trong máu là “rất yếu”.
“Đã có nhiều dữ liệu về chủ đề này được công bố và chúng cho thấy việc tiêu thụ trứng ở mức vừa phải, không quá một quả mỗi ngày không làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ”, ông Frank Hu, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng T.H.Chan thuộc Đại học Harvard cho biết.
Để bảo vệ sức khỏe, ông Hu khuyến cáo mỗi người nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loạt hạt.
Đồng tình với ý kiến của ông Hu, giáo sư Thomas Sherman từ Trường Y Đại học Georgetown chia sẻ: “Tôi luôn nói với sinh viên của mình rằng bữa sáng giàu protein là một trong những cách chống đói tốt nhất. Vì thế, tôi ghét khi họ bảo chúng ta không được ăn trứng”.
“Nếu bạn đang duy trì chế độ ăn lành mạnh, nhiều thực phẩm giàu chất xơ thì trứng là một phần đáng hoan nghênh. Chỉ cần đừng ăn qua nhiều”.
Video đang HOT
Sau khi xuất bản, nghiên cứu của bà Allen cùng đồng nghiệp vấp phải sự chỉ trích. Một số chuyên gia chỉ ra công trình này chỉ đơn thuần quan sát nên không đủ thuyết phục. Có thể, các thói quen sinh hoạt khác mới làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, đội ngũ tác giả Đại học Northwestern chỉ hỏi các tình nguyện viên duy nhất một lần về chế độ dinh dưỡng. Theo thời gian, thói quen ăn uống của họ có thể thay đổi nên câu trả lời ban đầu không còn chính xác.
Dù vậy, phó giáo sư Allen cho rằng phát hiện của bà cùng đồng nghiệp chỉ ra các nhà quản lý cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về mức tiêu thụ cholesterol. Tương lai, Đại học Northwestern sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Minh Nguyên
Theo VNE
Một số chỉ dẫn hữu ích sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mình ăn, chúng có thực sự tốt hay không
Làm thế nào để biết thứ bạn đặt lên đĩa trong chế độ ăn thường ngày sẽ có ích hay tổn hại sức khỏe của mình hay không?
Chúng ta từng chứng kiến sự chuyển đổi vị thế của một số thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: Trứng chuyển từ vị thế kẻ thù số 1 của sức khỏe cộng đồng tới nguồn cung cấp dồi dào protein; Quả bơ từ chỗ bị coi là gắn liền với nguy cơ tăng cân và phát triển bệnh tim mạch, lại trở thành thực phẩm chủ lực cho những người áp dụng chế độ ăn Keto...
Chúng ta từng chứng kiến sự chuyển đổi vị thế của một số thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Vậy, với tất cả những "thăng trầm" này, làm thế nào để biết thứ bạn đặt lên đĩa để ăn thường ngày sẽ có ích hay làm tổn hại sức khỏe của bạn? Đó chính xác là điều tiến sĩ Mark Hyman giải đáp trong cuốn sách mới: "Food: What the Heck Should I Eat? The No-Nonsense Guide to Achieving Optimal Weight and Lifelong Health".
"Chúng ta nên ăn trứng. Sau đó, chúng ta lại không nên ăn trứng. Chúng ta nên ăn yến mạch rồi sau đó lại không nên. Vậy là đủ để khiến bất cứ ai cũng phải giơ tay đầu hàng. Tôi muốn làm sáng tỏ những hoang mang dinh dưỡng này và giúp mọi người hiểu rằng, tại sao lại có quá nhiều lời khuyên trái ngược như vậy. Sau đó, tôi sẽ tập trung vào mỗi nhóm thực phẩm mà chúng ta ăn, đồng thời đưa ra bản đồ thực tế giúp mọi người hiểu nên ăn gì", tiến sĩ Hyman cho biết.
Tiến sĩ Hyman - chuyên viên y tế chức năng - là người không tập trung vào đo đếm lượng calo hay số lượng thực phẩm. Thay vào đó, ông nhấn mạnh chất lượng thực phẩm và dùng đồ ăn như thuốc. Cụ thể, ông đưa ra một số điểm cần lưu ý như sau:
Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi đi mua sắm thực phẩm
"Ăn uống lành mạnh rất đơn giản. Chỉ cần hỏi bản thân bạn câu hỏi này: Thứ này là do thiên nhiên tạo ra hay con người tạo ra? Nếu là thiên nhiên, bạn có thể ăn. Nếu là con người, hãy đặt trở lại gian hàng.
Sau đó, bạn có thể tiến thêm một bước: Mức độ gần gũi của loại thực phẩm này với trạng thái gốc như thế nào? Nói cách khác, nếu nó đã được hydro hóa, pha chế theo những cách lạ lùng thì có thể là không nên mua nó? Hãy đọc nhãn mác sản phẩm. Nếu nó chứa nguyên liệu mà bạn không nên có trong tủ bếp nhà mình, bạn không nên ăn nó. Nếu bạn muốn ăn hạt lúa mì, tốt thôi, nhưng mỳ Ý làm từ lúa mỳ nguyên cám không phải thực phẩm toàn phần. Mỳ ý gạo lứt hay mỳ Ý diêm mạch cũng thế. Chúng có thể tốt hơn một số thứ khác nhưng vẫn được chế biến theo một cách nào đó. Vì vậy, đôi khi ăn chúng để chiều chuộng bản thân thì được nhưng không nên coi là thực phẩm chủ yếu của chế độ ăn. Thực phẩm chủ yếu của bạn nên là những thứ bạn nhận biết được - một miếng gà, một miếng cá, rau, trái cây, hạt, quả hạch".
Hãy đọc nhãn mác sản phẩm. Nếu nó chứa nguyên liệu mà bạn không nên có trong tủ bếp nhà mình, bạn không nên ăn nó.
Sự dễ dàng và tầm quan trọng của việc học nấu ăn...
"Nếu bạn có răng và bạn muốn giữ chúng, bạn cần hoặc cách đánh răng, chải răng bằng chỉ tơ nha khoa. Nếu bạn muốn cải thiện cơ thể mình, muốn giữ cho nó khỏe mạnh, bạn cần hoặc cách nấu nướng và cho cơ thể ăn... Tôi nghĩ nấu ăn thực sự là một kỹ năng như bất cứ kỹ năng nào khác. Bạn phải học, nhưng một khi học, thì không hề khó khăn. Bạn học cách cắt, thái, rán, nướng. Chỉ là những kỹ năng nấu ăn đơn giản".
Về chất béo...
Chúng ta được khuyên là tiêu thụ thực phẩm ít béo bởi chúng ta được dạy rằng, bệnh tim mạch do chất béo gây ra, nó làm tắc nghẽn động mạch. Thừa cận cũng do chất béo gây ra bởi chất béo chứa nhiều calo hơn carbohydrate.Vì vậy, bạn nên ăn ít chất béo và sẽ giảm nhiều cân hơn.
Cả 2 điều này về mặt khoa học đều không đúng. Chúng đã được tuyên truyền lại trong vài thập kỷ qua. Nhưng phải mất một thời gian để mọi người bắt kịp. Trên thực tế, phải mãi tới năm 2015, chỉ dẫn ăn uống của Mỹ mới thay đổi các khuyến nghị, từ chỗ ăn thực phẩm ít béo sang thực sự loại bỏ hạn chế với cholesterol trong chế độ ăn". Điều quan trọng là bạn nên chọn loại chất béo lành mạnh trong chế độ ăn của mình.
Điều quan trọng là bạn nên chọn loại chất béo lành mạnh trong chế độ ăn của mình.
Về thịt...
"Nói tới thịt, hãy cùng làm rõ khi nói đến thịt, nghĩa là gì? Đó có phải là thịt sản xuất trong nhà máy? Tôi nghĩ, như vậy thì có hại cho sức khỏe chúng ta, có hại cho môi trường, có hại cho tình trạng biến đổi khí hậu và có hại cho cả động vật. Nhưng nếu chúng ta đang nói về thịt của loài được ăn cỏ, đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Nhiều nghiên cứu trước đây về thịt đã được tiến hành do nhầm lẫn và những người ăn thịt thời điểm đó - điều này dựa trên dữ liệu thật trong các nghiên cứu - họ hút thuốc lá nhiều hơn, uống đồ có cồn nhiều hơn, không tập luyện, không ăn trái cây và rau, dùng thực phẩm chế biến.
Do đó, không có bất cứ lý do gì họ có thể khỏe mạnh được. Có một lập luận rằng, ăn loại thịt đúng nhiều hơn thực sự có ích cho môi trường và sức khỏe của bạn. Bởi chúng ta cần protein, nhất là khi già đi. Ngoài ra, thịt bò ăn cỏ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn, hàm lượng chất béo tốt cao hơn và thịt chứa chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol của bạn".
Carb có thể là loại thực phẩm quan trọng nhất giúp bạn giảm cân. Nhưng điều tôi đang nói là về các loại rau. Rau chính là carbs.
Về carbohydrate...
Điều thứ ba là carbohydrate (carbs) và chúng ta lại phải định nghĩa, chúng ta nói carbs nghĩa là gì. Tôi nghĩ, carb có thể là loại thực phẩm quan trọng nhất giúp bạn giảm cân. Nhưng điều tôi đang nói là về các loại rau. Rau chính là carbs. Nhưng chúng có chỉ số đường huyết thấp, chúng rất giàu chất xơ và dồi dào vitamin, khoáng chất, dưỡng chất. Chúng không làm tăng đường huyết của bạn. Chúng giúp cải thiện sức khỏe theo nhiều cách. Đó là những loại thực phẩm mà chúng ta cần ăn - không phải carbs tinh luyện như bột mỳ, đường.
Cơ chế sinh học của chúng ta đã thay đổi để thích nghi với lượng bột mỳ và đường cao sẽ dẫn tới tích nhiều mỡ. Chúng chẳng khác nào một loại phân bón của mỡ và kết cục là vòng luẩn quẩn nguy hiểm của béo phì và ăn uống xấu. Chúng khiến bạn đói, chúng trữ mỡ - một vòng lặp kinh khủng".
Theo Helino
Giữ huyết áp tương đối thấp có thể gây nguy hiểm cho người cao tuổi Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Charité ở Berlin (Đức) cho biết huyết áp dưới 140/90 mmHg có thể làm tăng nguy cơ tử vong những người trên 80 tuổi, cũng như ở người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, theo Health Notes. Shutterstock Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu. Khoảng...