An Giang: Học sinh muốn học thêm, làm đơn tự nguyện xin học
Học sinh muốn học thêm phải làm đơn tự nguyện xin học và có nhu cầu thực sự; giáo viên không được cắt xén chương trình, o ép học sinh học thêm.
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang vừa ban hành Công văn gửi Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông; Thủ trưởng các cơ sở Giáo dục thường xuyên hướng dẫn tạm thời việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Theo đó, Sở GD&ĐT An Giang yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông; Thủ trưởng các cơ sở Giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường trên tinh thần đảm bảo các điều quy định còn hiệu lực của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường cần nghiêm túc chấp hành các quy định về nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy phù hợp với năng lực, đảm bảo yêu cầu góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phải được sự phê duyệt của Hiệu trưởng nhà trường.
Học sinh tham gia học thêm phải thực sự có nhu cầu, làm đơn tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; nhà trường và giáo viên không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
Tuyệt đối không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp, bồi dưỡng về nghệ thuật, rèn luyện kỹ năng sống…
Video đang HOT
Tổng thời gian dạy thêm, học thêm và dạy học chính khóa trong ngày không vượt quá 7 tiết/ngày đối với cấp THCS và cấp THPT không quá 8 tiết/ngày, mỗi tuần học không quá 6 ngày;
Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm với hình thức liên kết các trường hoặc tiếp nhận giáo viên không phải là giáo viên trong biên chế của trường để tổ chức dạy thêm, học thêm tại đơn vị; không được cho thuê cơ sở vật chất của nhà nước để dạy thêm, học thêm.
Giáo viên tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nhưng tuyệt đối không được dạy thêm đối với những học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa. Mức thu học phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường được thỏa thuận giữa nhà trường với cha mẹ học sinh theo quy định.
Tuyệt đối không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp, bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không tổ chức dạy thêm đối với học sinh đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không tổ chức dạy thêm, học thêm trong thời gian học sinh nghỉ hè.
Thủ trưởng các đơn vị trường học thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình và hiệu quả về chất lượng trong hoạt động dạy thêm, học thêm (định kỳ 02 lần/học kỳ); có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ, giáo viên có hành vi cắt xén nội dung chương trình dạy chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm hoặc o ép học sinh phải học thêm bên ngoài nhà trường với cá nhân giáo viên đang trực tiếp tiếp dạy chính khóa trong nhà trường.
Các đơn vị, cá nhân (không đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị công lập) tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường với hình thức kinh doanh dịch vụ giáo dục được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng quy định về đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Làm đúng hết nhưng cô chỉ cho 6 điểm, hỏi lý do mới biết vì không đi học thêm
Chứng kiến một số đồng nghiệp dùng chiêu trò ép học sinh đi học thêm tôi rất bức xúc, tôi nghĩ những người này nên bỏ nghề.
Tôi là hiệu trưởng dành hơn 2/3 cuộc đời gắn bó với nghề giáo, trong đó 20 năm dạy trẻ bình thường, 10 năm dạy trẻ khuyết tật. Tròn 30 năm cống hiến cho nghề cao quý, bản thân trải qua nhiều chức vụ từ chuyên môn đến quản lý, tôii phải thừa nhận sự thật đau lòng rằng nhiều đồng nghiệp đi dạy vì sinh kế chứ không phải vì tình yêu nghề, thương học sinh. Trong đó biểu hiện rõ nhất là lợi dụng vị thế là giáo viên ép buộc, gợi ý học sinh chính khóa đi học thêm.
Hiện Bộ GD&ĐT cấm hoàn toàn dạy thêm đối với học sinh tiểu học, học sinh chính khóa, học sinh học 2 buổi tại trường. Nhưng gần 10 năm kể từ ngày ban hành Thông tư 17/2012 có cấm được dạy thêm hay không? Tình trạng dạy thêm "chui" vẫn tràn lan khắp mọi nơi, trở thành vấn nạn nổi cộm của ngành giáo dục.
Tôi hỏi nhiều giáo viên trẻ, tại sao biết dạy thêm là sai nhưng vẫn dạy? Họ thật thà trả lời vì chương trình khó, phụ huynh có nhu cầu gửi con học thêm. Một số khác thừa nhận họ dạy thêm để có thu nhập.
Theo dõi báo đài, tôi rất tâm đắc câu trả lời của vị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 (TP.HCM): "Học sinh ở cấp độ tiểu học thì không có bất cứ lý do gì phải đi học thêm hết, do các yêu cầu cần đặt ra đối với một học sinh tiểu học bình thường đã rất nhẹ nhàng".
Thực tế giáo viên có biết điều này hay không? Chúng tôi biết chương trình học được thiết kế phải phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh. Các em học 2 buổi tại trường là đủ rồi không cần thiết phải học thêm. Một số gia đình có nhu cầu bổ túc cho con phải để phụ huynh tự nguyện lựa chọn thầy cô. Chứ không phải vì con không học thêm lớp cô nên cô không vui, không quý.
Kể ra thì nhiều trường hợp sử dụng chiêu trò để ép buộc học sinh chính khóa đi học thêm. Một trong những chiêu trò rất phản giáo dục, tôi kịch liệt phản đối đó là phân biệt, trù dập, bạo hành thể chất, tinh thần. Những thầy cô hành xử như vậy tôi khuyên nên bỏ nghề để giữ sự trong sáng cho ngành.
Hoạt động dạy thêm tiểu học bị cấm hoàn toàn. (Ảnh minh họa: VOV)
Bản thân gia đình tôi dù 2 vợ chồng đều là nhà giáo nhưng con tôi cũng từng là nạn nhân của việc dạy thêm. Đứa út nhà tôi học lớp 6, tiếp thu nhanh nên vợ chồng tôi quyết định dạy con ở nhà không cho đi học thêm.
Một hôm đi học về con khóc nức nở. Hỏi làm sao? con đưa bài kiểm tra môn Toán và nói con làm đúng hết nhưng cô chỉ cho con 6 điểm. Tôi soát đáp án và điểm của con phải được 9. Hôm sau con mang bài nên hỏi cô, cô trả lời vì con không đi học thêm.
Vợ chồng tôi chán nản chuyển trường cho con. Cô giáo biết chuyện xuống tận nhà tôi xin lỗi: "Con xin lỗi con không biết em là con của chú. Xin chú đừng làm to chuyện" . Tôi khuyên thật: "Cô nên bỏ nghề đi" . Sau lần đó, cô giáo bỏ nghề thật. Kể câu chuyện này để thấy mặt trái của việc dạy thêm không trừ bất kể ai nếu chúng ta không đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi xấu xí này.
Xin gửi tới các đồng nghiệp, các bạn cũng như tôi đi làm ai cũng mong muốn được sống bằng nghề, kiếm tiền được từ công sức lao động bỏ ra. Nhưng đôi khi đồng tiền không phải là thứ chi phối tất cả. Sau này khi các em học sinh ra trường, chúng sẽ nhớ về hình ảnh thầy cô như thế nào? Tất cả phụ thuộc vào hành vi và cách đối xử của bạn đối với học sinh.
Nếu các bạn yêu thương các em bằng cả tấm lòng thì học sinh sẽ coi bạn là người cha, người mẹ thứ hai. Ngược lại nếu thầy cô chỉ coi công việc này là nghề kiếm tiền thì trong mắt học sinh giáo viên cũng chỉ là người bán chữ. Tất cả đọng lại đời học sinh chỉ là những trận đòn thù, những câu chửi ngoa ngoắt, không chút tình thương, kỷ niệm.
Không ai cấm các bạn làm giàu, nhưng hãy làm giàu một cách chính đáng bằng tất cả tinh thần phụng sự, trách nhiệm. Khi đã khoác lên mình tấm áo của nghề cao quý, danh dự và tự trọng mới là điều đáng quý nhất.
Mất hàng trăm triệu đồng chạy biên chế để được dạy thêm học sinh chính khóa? Dạy thêm thu nhập gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 15 triệu đồng/tháng, giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm! Chuyện dạy thêm, học thêm là câu chuyện chưa hề cũ trong dư luận của nước ta. Có rất nhiều lý giải cho nguyên nhân học trò chúng ta phải quay cuồng...