Ăn gì khi đến vùng đất sông nước Đồng Tháp?
Ăn gì khi đến Đồng Tháp là thắc mắc của không ít người khi ghé qua nơi đây. Cùng tìm hiểu món ngon Đồng Tháp thông qua bài viết này để khi có dịp đến nơi đây không bỏ lỡ món đặc sản nào nhé.
Ăn gì khi đến vùng đất sông nước Đồng Tháp?
Bánh phồng tôm được xem là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Trong đó, thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp là nơi sản xuất nhiều bánh phồng tôm nhất với một thương hiệu rất nổi tiếng là Sa Giang. Bánh phồng tôm Sa Giang được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn, một ít hạt tiêu giã nhỏ. Người ta thường trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi đem nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi được hấp chín người ta cắt bánh ra thành từng lát tròn mỏng sau đó phơi khô. Bánh phồng tôm Sa Giang ăn không bị cứng, dai mà giòn, xốp. Cắn một miếng bánh thấy giòn tan trong miệng cùng hương tôm thơm, béo ngậy. Bánh phồng tôm chiên lên có thể ăn không hoặc ăn cùng các món gỏi đều rất ngon.
Món ngon Đồng Tháp – Lẩu mắm
Món ngon Đồng Tháp – Lẩu mắm
Nếu có dịp về thăm Đồng Tháp Mười, du khách nhất định phải thử món lẩu mắm. Món ăn này hấp dẫn du khách gần xa nhờ nguyên liệu phong phú, hương vị thơm lừng và màu sắc bắt mắt. Lẩu mắm được chế biến công phu qua nhiều công đoạn, trong đó khâu nấu nước lẩu được xem là quan trọng nhất.
Người ta thường chọn những loại mắm ngon như mắm cá sặc, mắm cá linh để nấu nước lẩu. Ăn kèm với lẩu mắm còn có thịt ba chỉ, tôm sú, cá tra, cá basa, cà tím, nấm rơm, khổ qua… cùng nhiều loại rau đồng khác. Lẩu mắm có mùi vị hơi nồng nhưng đậm đà. Ai mới ăn lần đầu có thể không quen miệng nhưng nếu đã quen rồi sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.
Món ngon Đồng Tháp – Ốc treo giàn bếp giòn giòn, ngọt thịt
Món ngon Đồng Tháp – Ốc treo giàn bếp giòn giòn, ngọt thịt
Món ngon đặc sản Đồng Tháp phải nhắc đến món ốc treo giàn bếp với cách làm khác lạ. Ốc để làm món treo giàn bếp thường là những con ốc lác to tròn, có thịt ngọt, dai sần sật được đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp có thể để lâu 4-5 tháng vẫn sống và được sử dụng để chế biến thành nhiều món khác nhau như ốc luộc lá ổi hoặc ốc hấp xả chấm nước mắm tỏi ớt, hay cầu kỳ hơn như nấu cari sả ớt, xào mặn xả ớt v.v….
Đến với Đồng tháp và nếm thử món ốc treo giàn bếp, bạn mới cảm nhận được vì sao đây lại là món đặc sản vô cùng khoái khẩu của mọi người ở khắp vùng quê và thành thị ở vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long này.
Video đang HOT
Món ngon Đồng Tháp – Cá linh Đồng Tháp
Món ngon Đồng Tháp – Cá linh Đồng Tháp
Cá linh là đặc sản thường chỉ có vào mùa nước nổi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp Mười. Khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, cá linh theo dòng nước phù sa từ thượng nguồn đổ về rất nhiều.
Cá linh có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất vẫn là nấu lẩu với bông điên điển. Cá linh để nguyên con, móc ruột, rửa sạch, để ráo rồi sắp ra đĩa. Đợi nồi lẩu sôi sùng sục, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì cho cá linh, bông điên điển, bông súng, rau thơm vào. Lẩu bông điên điển cá linh non ăn nóng cùng với bún hoặc cơm nóng đều được.
Món ngon Đồng Tháp – Cá lóc nướng lá sen non
Món ngon Đồng Tháp – Cá lóc nướng lá sen non
Đến Đồng Tháp và các khu du lịch trong tỉnh, hầu như chỗ nào cũng có món cá nóng nướng trui hoặc nướng rơm. Dù nướng kiểu nào, cá cũng được nướng nguyên con, giữ lại bộ đồ lòng.
Cá nướng xong được bổ đôi dọc sống lưng và rưới lên hành lá trụng qua dầu sôi cùng một ít đậu phộng… Nước chấm được chế biến từ nước mắm cá linh và me chín dốt, nêm thêm ít gia vị, tỏi, ớt sao cho có vị mằn mặn, thơm lừng của nước mắm gốc, vị chua của me, vị ngọt của đường, cay của ớt.
Tuy nhiên, người dân địa phương đã chế biến cá lóc xứ mình thành món ăn đặc biệt đặc sản của xứ sen Đồng Tháp đó là món cá lóc nướng cuốn lá sen non
Món ngon Đồng Tháp – Nem Lai Vung
Món ngon Đồng Tháp – Nem Lai Vung
Nhắc đến huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), người ta thường nhắc đến món đặc sản đi kèm với tên gọi của địa phương nổi tiếng rất lâu đời đó là nem Lai Vung. Ở Đồng Tháp có một làng nghề làm nem khá nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Làng nghề làm nem Lai Vung ở Đồng Tháp đã có trên 60 năm nay với những “bí kíp” riêng. Nem Lai Vung được làm từ thịt và bì heo, các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt. Nem Lai Vùng thơm ngon đặc biệt, hấp dẫn du khách. Rất nhiều du khách đi về Lai Vung đã ghé mua nem đặc sản của vùng về làm quà cho người thân, bạn bè.
Món ngon Đồng Tháp – Chuột quay lu Cao Lãnh
Món ngon Đồng Tháp – Chuột quay lu Cao Lãnh
Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến đất Cao Lãnh của Đồng Tháp. Chuột đồng ở Cao Lãnh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải kể đến món chuột quay lu.
Khi gắp ra đĩa, nếu du khách không được giới thiệu là thịt chuột đồng thì rất dễ tưởng nhầm đó là một chú lợn “bao tử” vừa được quay. Mùi thơm hấp dẫn lan tỏa. Muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo được bày ra. Miếng thịt chuột có da giòn tan, thịt thơm và mềm. Du khách sẽ quên mất cảm giác ghê ghê ban đầu là ăn thịt chuột. Bởi thế, người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”.
Chuột được móc từng con cho vào lu, quay trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị và nướng trong khoảng một tiếng. Ngoài quay lu, chuột đồng còn được nướng hoặc hấp, nhưng quay lu có lẽ là ngon hơn cả và nhất định phải là chuột của mùa lúa tháng 9, tháng 10.
Trải nghiệm khó quên với 5 món đặc sản độc, lạ ở Đồng Tháp
Du khách du lịch Đồng Tháp không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
1. Ốc treo giàn bếp
Ốc treo giàn bếp.
Con ốc để làm món ốc treo gác bếp là ốc lác. Ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4 - 5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.
Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
2. Chuột quay lu Cao Lãnh
Đến Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn phải ghé qua Cao Lãnh để thưởng thức món thịt chuột đồng. Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều khác nhau: chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng... Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải nói đến là món chuột quay lu.
Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng.
Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là "nai đồng quê".
3. Dồi rắn
Dồi rắn đặc sản Đồng Tháp là một món ngon đặc biệt, vì chỉ mùa nước nổi mới có và hương vị độc đáo, lạ miệng không giống bất kỳ món ăn nào khác. Rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể: rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến vì loài rắn này khá "hiền lành" ít khi cắn người và không độc thịt rắn mềm và ngọt lịm.
Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.
4. Tắc kè xào lăn
Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon.
Khi thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt.
5. Nem Lai Vung
Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp đã có trên 60 năm nay với những "bí kíp" riêng. Nem Lai Vung làm từ thịt và bì heo ,các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon.
Hương vị quê hương: Xôi chiên cốm dẹp Xẻo Mát Tại Xẻo Mát (xã Hòa Tân, H.Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) có một món xôi chiên cốm dẹp với cách chế biến khá lạ, hương vị thơm ngon, giá bán rẻ, có mặt thường xuyên tại các đám tiệc và bữa ăn hằng ngày. Xôi chiên cốm dẹp đặc trưng ở Xẻo Mát ẢNH: TÔ PHỤC HƯNG Xôi chiên cốm dẹp vốn là...