Ăn gan cần biết những điều này để khỏi ‘hạ độc’ cơ thể
Vì gan là nơi tập chứa độc và trung hòa độc tố nên nhiều người cho rằng ăn gan động vật gây hại. Thế nhưng thực tế gan không lưu trữ chất độc mà còn rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên phải biết cách để ăn gan cho đúng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các nghiên cứu khoa học, gan rất tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, những người cần bổ sung sắt do thiếu máu. Tuy nhiên do gan là nơi lưu giữ và đào thải độc tố nên nhiều người nghi ngại gan động vật có hại cho sức khỏe. Quan niệm “ăn gan bổ gan”, hay ” thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đều không đúng. Vì khi thực phẩm vào cơ thể, dạ dày và ruột sẽ có nhiệm vụ phân hủy chúng, và chỉ có chất dinh dưỡng được hấp thu. Và gan không lưu trữ độc, nó chỉ đào thải. Độc tố sẽ được đưa khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu.
Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật
Giàu protein: Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho trẻ em trong độ tuổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.
Dồi dào vitamin: Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.
Ảnh minh họa: Internet
Khoáng chất: Gan cũng chứa rất nhiều chất sắt, kẽm và selen. Sắt là nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố, nó hỗ trợ chữa bệnh mù màu, còi xương và thiếu máu. Kẽm giúp phục hồi tế bào, chữa lạnh vết thương, và duy trì sức đề kháng. Selen lại là chất chống oxy hóa, nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe nam giới. Hai loại gan dồi dào sắt nhất là gan gà và gan lợn. 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt.
Gan bê chứa vitamin A cần thiết và quan trọng đối với mắt, da, răng, xương và mô mềm. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin B6 và B12 có trong gan bê giúp hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Video đang HOT
Gan vịt giàu protein, khoáng chất và vitamin bao gồm nguyên tố đồng, vitamin A, và 9 axit amin thiết yếu. Chúng còn rất quan trọng trong việc xây dựng xương, kích thích hoóc môn, và điều chỉnh nhịp tim của bạn. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã chỉ ra rằng đồng có tính chống ôxy hóa và có thể giúp chống lại bệnh ung thư.
Gan cá thu Những lợi ích từ loại gan này là tinh dầu có trong chúng. Tinh dầu trong gan cá thu đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Giống như nhiều loại tinh dầu cá, nó chứa các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, vitamin D, axit omega-3, và chứa chất béo bão hòa ít hơn so với những loại dầu khác.
Ảnh minh họa: Internet
Gan gà hữu cơ chứa vitamin B12, có thể ngăn ngừa mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Gan lợn là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin C, nicotilic, a-xít folic. Ăn gan lợn giúp điều tiết chức năng hệ thống máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương.
Những lưu ý khi ăn gan
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn: Gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Nếu một lúc ăn quá nhiều sẽ nạp vào một lượng lớn cholesterol, dẫn đến xơ cứng động mạch và làm bệnh tim mạch nặng thêm. Cho nên bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn.
Trong khi việc tiêu thụ lượng gan vừa phải có lợi cho sức khỏe thì việc ăn quá nhiều gan lại gây hại do gan rất nhiều cholesterol. Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần)
Nên chọn gan của con vật khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai không nên ăn gan lợn thường xuyên: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan lợn thì sẽ dẫn đến lượng vitamin A trong cơ thể quá nhiều. Vitamin A trong cơ thể thai phụ vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tổn thương da, thai nhi cũng có thể dẫn đến bị dị dạng.
Gan và các nội tạng khác cũng rất giàu purines, làm cho bệnh gout và sỏi thận nặng thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn thích ăn gan gấu thì có thể bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau khớp và trong 1 số trường hợp sẽ tử vong do ngộ độc vitamin A.
Không ăn gan lợn cùng thực phẩm giàu vitamin C như cần, rau mùi, cải xoăn, giá đỗ, súp lơ. Do gan động vật chứa hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn giúp bổ máu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Nên ngâm gan trong nước muối để những chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào. Bởi các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan, khi ăn có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.
Gan tốt cho trẻ, phụ nữ thiếu máu, cho con bú, trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên…song cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70 g đối với người lớn, với trẻ em 30-50 g.
Lưu ý mua gan của động vật không bị bệnh: Gan có màu đỏ sẫm tươi, ấn vào mặt gan dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần trên mặt gan, tránh mua hàng có màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thiếu sắt khi mang thai cực nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng cần biết cách bổ sung hợp lý
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung sắt để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, tránh các tình huống nguy hiểm như sảy thai, thai lưu, nhẹ cân vì thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu khi mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thiếu cân. Nó cũng có thể gây tăng huyết áp và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Do đó, bổ sung sắt khi mang thai là rất quan trọng.
Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, chủ yếu là do nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn gần 4 lần so với trước khi mang thai.
Phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết, lượng máu nuôi cơ thể sẽ tăng theo sự phát triển của thai nhi, nhưng tốc độ tăng hồng cầu chậm hơn. Nghĩa là máu của phụ nữ mang thai bị loãng, do đó việc thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai rất phổ biến.
Vì vậy, bà bầu nên đi khám thai định kỳ và xét nghiệm máu. Xét nghiệm ferritin và huyết sắc tố của mẹ là những chỉ số nên làm. Thiếu máu có thể được chẩn đoán khi ferritin dưới 12 microgam / lít hoặc huyết sắc tố dưới 110 gram/ lít. Nếu các bà mẹ tương lai có các triệu chứng sau đây, rất có thể là do thiếu máu: đang ngồi mà đứng lên cảm thấy chóng mặt, trước mắt tối sầm lại, nước da nhợt nhạt và màu móng tay không được hồng hào.
Để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, cần chú ý bổ sung sắt từ chế độ ăn uống. Nấm đen, chà là đỏ và đậu đỏ, thịt bò rất giàu chất sắt. Bà bầu thường nên thường xuyên bổ sung các món trên vào thực đơn để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó hãy chú ý các món ăn làm từ nội tạng động vật như gan lợn, gan bò, gan dê, gan gà, v.v. với lượng vừa đủ bởi chúng không chỉ có hàm lượng sắt cao mà còn giàu vitamin.
Moon
Theo Sohu/emdep
Các loại thực phẩm phụ nữ ngoài 30 tuổi nên bổ sung mỗi ngày Dạo gần đây, chị Ngọc Khuê (Quận 1, TP.HCM) thấy cơ thể bắt đầu có những thay đổi. Nhiều khi ngủ dậy dù trời lạnh cũng thấy cả người đầm đìa mồ hôi, cũng có khi nóng giận vô cớ, nếu có ai động đến là có thể 'bốc hỏa'. Chị nghĩ, mình mới qua tuổi 40 chưa lâu, chắc cũng chưa đến...