Ấn Độ: Trường học đưa voi ảo vào lớp học trực tuyến
Khi tất cả các trường học ở Ấn Độ phải đóng cửa vì Covid-19, một trường học ở bang Kerala đã giới thiệu thực tế ảo (AR) cho HS. Đây là một trong những công nghệ hiện đại nhất được đề xuất để cung cấp bài giảng cho HS.
GV giảng bài cho HS với hình ảnh chú voi bên cạnh nhờ công nghệ thực tế ảo.
Theo ban giám hiệu nhà trường, để các em thích nghi với các lớp học online, mục tiêu đưa ra là giúp HS “học tốt hơn và có môi trường thực tế hơn” để các em có thể học và hiểu mọi điều tốt hơn.
Công nghệ AR xếp chồng hình ảnh do máy tính tạo ra vào chế độ xem thế giới thực của người dùng, do đó tạo ra một cái nhìn kết hợp.
Video đang HOT
Một đoạn clip đang được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một trường học ở quận Malappuram có GV đang giảng trong lớp học. Những động vật như bò, voi rồi hệ mặt trời, địa cầu xuất hiện bên cạnh GV khi họ giải thích cho HS đang học trực tuyến.
Mặc dù công nghệ AR được dự kiến sẽ xuất hiện nhiều trong hệ thống GD Ấn Độ trong những năm tới, nhưng dường như đại dịch đã khiến nó phổ biến sớm hơn.
Tháng trước, Kerala bắt đầu năm học 2020-2021 thông qua các lớp trực tuyến. Chính quyền bang đã chọn dùng các nền tảng trực tuyến khác nhau để việc học tập của HS không bị đại dịch Covid-19 cản trở.
Bang này hiện có tỷ lệ biết chữ cao nhất cả nước với 93,91% – theo điều tra dân số quốc gia.
Kể từ 1/6, Ấn Độ đã ở giai đoạn 2 của kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, quyết định chưa mở cửa trường học trở lại đã được thực hiện trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng nhanh.
Thổ Nhĩ Kỳ: HS, SV nhìn nhận về GD từ xa trong mùa dịch
Khi đại dịch virus corona lan rộng khắp thế giới, nhiều nước đã quyết định đóng cửa trường học để ngăn ngừa lây nhiễm quy mô lớn và chuyển sang dạy từ xa để HS không bị mất quyền GD. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, HS có cách nhìn khác nhau đối với GD từ xa.
Bộ GD Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu đưa ra các khóa học trực tuyến từ 23/3 cho HS ở mọi lứa tuổi qua internet và truyền hình. Mặc dù HS được cung cấp các lựa chọn khác nhau nhưng nhiều em vẫn thích cách học truyền thống vì cho rằng hiệu quả hơn và đóng vai trò trong việc xã hội hóa.
HS Gizem Bektas, 19 tuổi cho biết cô vui vì không phải dành 40 phút đi xe bus tới trường, dễ bị nhiễm virus nhưng các khóa học từ xa không hiệu quả. Cô cho rằng cần có các lớp học thêm vào mùa hè nếu mối nguy hiểm từ dịch Covid-19 đã giảm bớt để HS có thể phát huy hết tiềm năng trong GD.
SV Beyza Torun, 23 tuổi, cho rằng việc đóng cửa trường học là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dân.
"Tôi tham gia tất cả các khóa học nên việc học của tôi không bị ảnh hưởng bởi virus, tôi làm tất cả bài tập về nhà và liên tục liên lạc với GV. Tôi hài lòng với tất cả quá trình này và GD từ xa đã trở thành sự bình thường mới của tôi".
SV 23 tuổi Torun của ĐH 9 Eylul cho biết cô không thấy cần phải học thêm vào mùa hè vì GD từ xa đã cho cô tất cả mọi thứ cần thiết cho GD.
"Mặc dù học từ xa không hiệu quả như học truyền thống nhưng hệ thống này đã dần tốt hơn và chúng tôi đã quen với nó" - cô nói và nhấn mạnh sẽ hoan nghênh loại hình GD tương tự vào năm tới nếu virus chưa hết.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện có 181.298 ca mắc và 4.842 ca tử vong vì Covid-19.
Ấn Độ: Dạy học qua radio cho học sinh vùng hẻo lánh Văn phòng GD Jammu và Kashmir đã khởi xướng "lớp học radio", giúp HS ở huyện vùng núi Doda tiếp tục được học dù Covid-19 bùng phát, khi nhiều trẻ không thể tiếp cận với Internet. Học sinh bày tỏ sự ủng hộ với các lớp học radio. Từ ngày 29/5, đài phát thanh địa phương tại huyện Doda đã phát sóng chương...