Ấn Độ tiếp tục “cấm cửa” 118 ứng dụng của Trung Quốc
Danh sách 118 ứng dụng của Trung Quốc cũng bao gồm tựa game nổi tiếng PUBG của Tencent.
Lệnh cấm được công bố một ngày sau khi một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết quân đội nước này đã được triển khai trên 4 đỉnh đồi chiến lược sau cái mà New Delhi gọi là nỗ lực xâm nhập của Trung Quốc dọc biên giới Himalaya đang tranh chấp.
Bộ công nghệ của Ấn Độ cho biết, các ứng dụng này là mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của Ấn Độ.
“Các ứng dụng này thu thập và chia sẻ dữ liệu một cách lén lút và xâm phạm dữ liệu cá nhân và thông tin của người dùng có thể đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nhà nước” – Bộ này cho biết trong một tuyên bố.
Lệnh cấm này là một đòn giáng mạnh đối với Tencent ở Ấn Độ. Tựa game PUBG, một tựa game battle royale, đã thành công vang dội tại quốc gia này.
Công ty phân tích ứng dụng SensorTower cho biết, Ấn Độ đứng số 1 thế giới về lượt tải xuống PUBG, chiếm khoảng 175 triệu lượt cài đặt, tương đương 24% tổng số lượt trên toàn cầu.
Video đang HOT
Trước đó, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng TikTok của ByteDance, WeChat của Tencent và UC Browser của Alibaba, vào tháng 6.
Động thái đó được Bộ trưởng công nghệ của Ấn Độ gọi là “cuộc tấn công kỹ thuật số”, xảy ra sau cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc tại khu vực biên giới Himalaya đang tranh chấp vào tháng 6 khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Căng thẳng đã âm ỉ giữa New Delhi và Bắc Kinh kể từ đó, vào tháng trước đã có một lệnh cấm khác đối với 47 ứng dụng chủ yếu là bản sao chép của những ứng dụng đã bị cấm trước đó.
Các lệnh cấm của Ấn Độ đã làm đình trệ hoạt động kinh doanh của một số công ty Trung Quốc ở Ấn Độ. Họ cũng đã buộc Alibaba, một công ty hậu thuẫn lớn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ của Ấn Độ, phải trì hoãn mọi kế hoạch đầu tư vào quốc gia này trong ít nhất sáu tháng, Reuters đưa tin vào tháng 8.
Các nhà phân tích cho rằng có nguy cơ thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh, ngăn cản đầu tư của Trung Quốc của Ấn Độ nói chung.
Atul Pandey, một đối tác của công ty luật Khaitan & Co cho biết: “Lệnh cấm ứng dụng không chỉ mang lại tín hiệu tiêu cực cho các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc đã ở Ấn Độ, mà ngay cả những người đang chờ đợi hoàn cảnh thuận lợi để đầu tư vào Ấn Độ cũng có thể lùi bước”.
Bị cấm cửa, TikTok vẫn đang kêu gọi đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Ấn Độ
Ở thời điểm hiện tại, chi tiết về thảo luận giữa TikTok và Reliance Industries Ltd chưa được công bố.
ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng TikTok, đang thảo luận sơ bộ để tìm kiếm đầu tư từ Reliance Industries Ltd nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ứng dụng video ngắn ăn khách ở Ấn Độ, theo nguồn tin từ TechCrunch.
Reliance Industries Ltd là một trong những tập đoàn lớn nhất Ấn Độ. Nhà mạng Jio của Reliance Industries Ltd nhận được đầu tư ấn tượng từ đầu năm tới nay.
Được biết, TikTok và Reliance Industries Ltd có thể đã bắt đầu thảo luận từ cuối tháng trước song chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Về phần mình, Reliance, ByteDance và TikTok cùng từ chối đưa ra bình luận liên quan đến thông tin này.
Hiện chưa rõ việc TikTok bị cấm ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến thảo luận đầu tư giữa TikTok và Reliance Industries Ltd không.
Trước đó, chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat, ở nước này với lý do được đưa ra là những quan ngại liên quan đến "chủ quyền và tính toàn vẹn của thông tin". Ấn Độ là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Trung Quốc với số lượng người dùng lên tới hàng trăm triệu người.
TikTok đang gặp nhiều khó khăn trên thế giới.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng công bố lệnh cấm toàn bộ các giao dịch từ Mỹ với TikTok và ứng dụng nhắn tin WeChat khiến những căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia ngày càng leo thang. TikTok (Mỹ) cũng được đề nghị phải tìm được đối tác mua lại trước ngày 15/9 bằng không sẽ bị cấm.
Ở thời điểm hiện tại, Microsoft đang được cho là cái tên đàm phán sâu nhất liên quan đến việc mua lại TikTok tại Mỹ và một số quốc gia khác từ tay ByteDance. Dù vậy, Twitter cũng được cho là đã bày tỏ mong muốn tham gia đàm phán. Không loại trừ khả năng, Microsoft hay Twitter sẽ hợp tác với một số nhà đầu tư Mỹ khác để "xuống tiền".
TikTok có thể đang được định giá lên tới 50 tỉ USD. Trong khi đó, Microsoft có thể sẽ bỏ ra từ 10 tỉ USD đến 30 tỉ USD khi mua lại TikTok. Tuy nhiên, áp lực phải "chốt deal" sớm có thể khiến TikTok mất lợi thế trong đàm phán.
Ứng dụng phát hiện Covid-19 trong 5 phút Hãng Acculi Labs ở TP.Bengaluru (Ấn Độ) đang phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người dùng tự xét nghiệm Covid-19 và nhận kết quả sau 5 phút, theo tờ Hindustan Times. Ứng dụng hiện chỉ được sản xuất cho hệ điều hành Android, được gọi là Lyfas. Ứng dụng Lyfas sẽ yêu cầu người dùng đặt ngón tay...