Ấn Độ thử thành công tên lửa tầm xa đất đối không
Ấn Độ tuyên bố thử thành công tên lửa mang tên Barak 8 do nước này và Israel hợp tác sản xuất.
Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia mạnh về công nghệ tên lửa. Ảnh minh họa: Guardian.
Ấn Độ ban đầu dự tính thử nghiệm tên lửa vào hôm qua nhưng đã hoãn sang hôm nay. Tên lửa được phóng đi từ bệ phóng số 3 tại khu thử tên lửa tích hợp Chandipur, bang Orissa, lúc 8h15 sáng nay, theo Sputnik.
Tên lửa tầm xa Barak 8 có thể đánh chặn mục tiêu trong phạm vi 70 km. Tên lửa dài 4 m, nặng 275 kg và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 60 kg.
Các quan chức Ấn Độ và Israel, cùng giám sát vụ thử tên lửa, tuyên bố vụ thử “đạt các mục tiêu đề ra”. Trước đó, Ấn Độ đã cho di dời tạm thời 3.652 cư dân trong bán kính 2,5 km tính từ bệ phóng tên lửa. Ngư dân ở vịnh Bengal cũng được khuyến khích không ra khơi khi Ấn Độ thử tên lửa.
Hôm 26/3, hải quân Ấn Độ tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 từ ống phóng đặt dưới nước ở vịnh Bengal. K-4 là tên lửa có tầm bắn 2.000 km thuộc hệ thống tên lửa đạn đạo K do Ấn Độ đang thử nghiệm. Ban đầu Ấn Độ thử tên lửa từ ống phóng đặt dưới nước, sau đó tên lửa sẽ được đặt hoàn toàn trên tàu ngầm.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia quân sự, trong bộ ba hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là vũ khí khó bị phát hiện và ngăn chặn nhất. Sức công phá của các SLBM trên một tàu ngầm hạt nhân chiến lược đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia.
Văn Việt
Theo VNE
Lập trường cứng rắn của Ấn Độ về Biển Đông
Dù không có tranh chấp trực tiếp nhưng Ấn Độ vẫn thể hiện quan điểm cứng rắn trước những động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express
Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ quyết tâm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng các dự án bồi lấp đảo nhân tạo ồ ạt, nhằm góp phần hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" mà Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần nhắc đến, theo Indian Defence Review.
Tướng PK Chakravorty, thuộc Học viện Quân sự Quốc gia Ấn Độ, cho rằng "giấc mơ Trung Hoa" của lãnh đạo Bắc Kinh cơ bản gồm hai yếu tố: sức mạnh và của cải. Cả hai yếu tố này đều được biểu thị ở Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên cá, dầu mỏ và các khoáng sản khác khá dồi dào. Khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc gia toàn diện. Là một cường quốc quân sự, Trung Quốc đã nhận thấy giá trị chiến lược của các đảo ở Biển Đông và chắc chắn sẽ tận dụng chúng để kiểm soát hoạt động đi lại của tàu thuyền và đối phó với bất kỳ hành động hải quân nào của Mỹ và các nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ.
Theo tướng Chakravorty, tuy không phải là quốc gia giáp Biển Đông, những lợi ích về mặt hợp tác kinh tế quốc tế buộc Ấn Độ không thể bàng quan trước những động thái của Trung Quốc ở khu vực này.
Công ty dầu khí ONGC của Ấn Độ bắt đầu thăm dò dầu khí và sản xuất thương mại từ năm 2003 tại Lô 06.1, nằm ở vị trí cách thành phố Vũng Tàu 370 km về phía Đông Nam, trên một diện tích 955 km2. Ngoài ra, ONGC cũng đang khoan thăm dò ở lô 128 thuộc vùng biển Việt Nam. Ấn Độ cũng ký với Việt Nam thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí trong thời gian 3 năm vào năm 2011.
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS
Lập trường cứng rắn
Các chuyên gia của Ấn Độ cho rằng lập trường của New Delhi được xác định khi bộ trưởng quốc phòng nước này tuyên bố các tàu của hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục tới Biển Đông để tiến hành công tác huấn luyện và các tàu thương mại sẽ tiếp tục hoạt động.
Hơn thế nữa, Ấn Độ khẳng định ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.
Khi thỏa thuận dầu khí ký giữa Ấn Độ và Việt Nam gặp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố sẽ làm theo thỏa thuận đã ký với Việt Nam. New Delhi lý giải, theo Liên Hợp Quốc, khu vực thăm dò là thuộc về Việt Nam, đồng thời cho biết toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương trải dài từ bờ biển Đông Phi tới Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động giao thương, năng lượng và an ninh quốc gia của Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ hồi tháng 10/2014, hai bên tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác khai thác.
Vào ngày 22/7/2011, tàu tấn công đổ bộ của hải quân Ấn Độ INS Airavat đã có chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam. Khi ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, tàu nhiều lần bị thông báo trên một kênh radio mở của một tàu được xác định là tàu của hải quân Trung Quốc cảnh báo rằng tàu đang đi vào "vùng biển Trung Quốc". Hải quân Ấn Độ xác định từ tàu INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay nào và tàu tiếp tục di chuyển mà không để ý tới lời cảnh báo.
Ngoài ra, Ấn Độ và Mỹ cũng đã ký kết tuyên bố chung đề cập đến vấn đề tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, nhân chuyên thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến nước này hồi tháng 1/2015.
Chakravorty nhận định, trong khi cần có những tuyên bố mạnh mẽ, Ấn Độ cũng cần phải chuẩn bị bảo vệ tài sản của mình trong trường hợp Trung Quốc gây hấn. Hải quân, không quân Ấn Độ cần phải hiện đại hóa để hoạt động vượt ra ngoài Eo biển Malacca, vào Biển Đông và phối hợp chặt chẽ với các nước để đối phó với tình huống bất lợi.
"Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông và biến chúng thành các sân bay quân sự, nơi cập cảng của tàu bè thể hiện sự hung hăng của Trung Quốc. Cần thực hiện các biện pháp thảo luận công khai vấn đề này với Bắc Kinh nhằm ngăn chặn tiến trình này ngay lập tức", Chakravorty lưu ý.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nga có thể chuyển giao động cơ tên lửa cho Trung Quốc Việc chuyển giao động cơ tên lửa RD-180 được coi như một nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Động cơ tên lửa RD-180. Ảnh: ULA/NASA Sputnik ngày 21/6 dẫn lời Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov cho biết Moscow đang cân nhắc chuyển giao các động cơ tên lửa RD-180 cho Bắc Kinh. "Nga và đối...