Ấn Độ sắp ký hai thỏa thuận quốc phòng quan trọng với Mỹ
BECA còn được gọi là thỏa thuận quân sự cơ bản cho phép Ấn Độ sử dụng bản đồ địa lý không gian của Mỹ để đảm bảo độ chính xác cho các hệ thống khí tài và vũ khí tự động.
(Nguồn: guardian)
Trang mạng Hindustan Time ngày 2/8 đưa tin Ấn Độ và Mỹ sẽ ký 2 thỏa thuận quốc phòng quan trọng là Phụ lục an ninh công nghiệp ( ISA) và Thỏa thuận hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA).
Một nguồn tin cấp cao giấu tên cho biết Bí thư Quốc phòng Ấn Độ Sanjay Mitra đang dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tới Washington để dự đối thoại song phương Nhóm kế hoạch phòng thủ (DPG). Ông Mitra sẽ gặp Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách John Rood.
DPG đã được khôi phục sau 4 năm gián đoạn sau khi Ấn Độ và Mỹ tổ chức đối thoại 2 2 giữa các Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng 2 nước hồi năm ngoái.
BECA còn được gọi là thỏa thuận quân sự cơ bản cho phép Ấn Độ sử dụng bản đồ địa lý không gian của Mỹ để đảm bảo độ chính xác cho các hệ thống khí tài và vũ khí tự động như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, kể cả máy bay không người lái như Predator-B.
Video đang HOT
Ấn Độ đang xem xét mua 30 máy bay không người lái có độ bền cao và khả năng bay cao (HALE) của Mỹ.
Trong khi đó thỏa thuận ISA là một phụ lục của Thỏa thuận Thông tin Quân sự (GSOMIA) vốn được Ấn Độ và Mỹ ký từ năm 2002.
ISA sẽ cho phép chính phủ cũng như các công ty quốc phòng Mỹ chia sẻ thông tin mật với các nhà sản xuất quốc phòng tư nhân Ấn Độ. Sau khi ISA được ký kết, Mỹ cũng sẽ có thể chia sẻ công nghệ với các công ty tư nhân Ấn Độ./.
Theo (Vietnam )
Mỹ có xuống tay trừng phạt Ấn Độ như tuyên bố?
Mỹ lại dùng quân bài áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ nếu không từ bỏ thương vụ S-400 với Nga. Vậy Mỹ có dám trừng phạt nếu Ấn vẫn quyết mua?
Theo RT, Mỹ và tiếp tục đe dọa dùng Đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) nếu Ấn Độ vẫn quyết định theo đuổi thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga.
"Chúng tôi đang thúc giục các đồng minh và các đối tác của Mỹ bao gồm cả Ấn Độ từ bỏ các giao dịch quân sự với Nga, bởi nếu không họ sẽ phải đối mặt với Đạo luật CAATSA", một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Hệ thống S-400.
Điều đặc biệt là trong khi Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả Bộ Ngoại giao Mỹ đều đe dọa dùng Đạo luật CAATSA với Ấn Độ vì S-400 thì cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại có tuyên bố khá mềm mỏng với vấn đề này.
"Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí để cải thiện năng lực quốc phòng, nhưng họ vẫn phải dựa vào Nga để nâng cấp những hệ thống khí tài sẵn có. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Ấn Độ và một số nước khác (muốn mua S-400) để thấy rằng, Mỹ đang tự trừng phạt chính mình", ông Jim Mattis tuyên bố.
Cùng với thông điệp khá bất ngờ, vị cựu Bộ trưởng này còn cho biết, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm cách căng thẳng với các nước đồng minh khi kêu gọi quốc hội Mỹ áp dụng "điều khoản miễn trừ phục vụ an ninh quốc gia" vào Đạo luật CAATSA.
Điều đó có thể cũng đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các đồng minh của Mỹ được phép mua vũ khí từ Nga mà không phải chịu lệnh trừng phạt dù đó là vũ khí tấn công hay phòng thủ.
Việc vị cựu Bộ trưởng Mỹ có những "phản ứng lạ" khi Ấn Độ mua S-400 không khiến giới chuyên gia quá bất ngờ bởi Mỹ luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Điều đó được thể hiện qua việc ông James Mattis muốn Thượng viện miễn trừ Ấn Độ khỏi Đạo luật CAATSA. Còn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, Ấn Độ đang tạo ra một cơ hội chiến lược cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.
Lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 với Nga gần như không thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
IS đe dọa tấn công Ấn Độ và Bangladesh Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, vài ngày sau khi xảy ra loạt vụ đánh bom liều chết đúng vào ngày lễ Phục sinh ở Sri Lanka khiến hơn 250 người thiệt mạng, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã đưa ra lời đe dọa trực tiếp tiến hành các vụ tấn công ở Ấn Độ và Bangladesh. Thủ...