Ấn Độ: Nơi đỉnh đồi trở thành lớp học
Nhằm giúp trẻ em không bị gián đoạn học tập, chính quyền địa phương tại Doodhpathri đã cho phép tổ chức các lớp học trên đồi ở độ cao hơn 2.000m.
Trẻ em được yêu cầu đeo khẩu trang và rửa tay trước khi học.
Ngồi ôm sách giáo khoa giữa một đồng cỏ, nữ sinh 14 tuổi Tasleem Bashir không giấu được niềm vui khi trở lại trường. Cô bé 14 tuổi này là một trong số hàng trăm học sinh tham gia các lớp học ngoài trời ở Doodhpathri, thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
“Thật tuyệt khi được đi học và tận hưởng bầu không khí trong lành này. Ở nhà, em không thể học nhiều vì phải làm việc vặt. Sau giờ học, em ngồi cùng bạn bè và chúng em chơi với nhau trước khi trở về nhà”, Bashir chia sẻ.
Các lớp học ngoài trời này diễn ra trên đồi, ở độ cao 2.730m. Nhiều phụ huynh đưa trẻ đến lớp mỗi ngày. Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, việc học ở Kashmir đã bị gián đoạn, sau khi Chính phủ Ấn Độ tước quyền tự trị của khu vực này.
Video đang HOT
Hiện tại, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba trên thế giới, với gần 1,5 triệu trường hợp. Thời gian các trường học hoạt động trở lại vẫn chưa được công bố.
Nhiều người học ở khu vực hẻo lánh không có điện thoại thông minh cũng như Internet. Do đó, họ không thể tham gia lớp học trực tuyến…
“Chúng tôi quyết định tổ chức lớp học ngoài trời cho trẻ, nơi mang lại sự giãn cách xã hội”, ông Mohammad Ramzan – một quan chức giáo dục tại địa phương chia sẻ.
Trên đồng cỏ này, học sinh từ 15 ngôi làng được cung cấp khẩu trang và dung dịch rửa tay trước khi ngồi thành 8 nhóm. Để giảng dạy, giáo viên sẽ mang bảng trắng đến.
“Sẽ là điều gì đó không ổn khi tôi ngồi ở nhà mà vẫn nhận tiền lương. Tôi thực sự thích giảng dạy trong bầu không khí này hơn là các lớp học chật chội”, giáo viên Manzoor Ahmad nói.
Hè về rồi, trường vẫn đông vui!
Năm nay là năm đặc biệt của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Thời điểm này, lẽ ra các trường đã hoàn tất năm học nhưng do tạm nghỉ hơn 3 tháng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên hiện nay vẫn đang còn trong giai đoạn giữa kỳ.
Do vậy, tuy đã vào hè nhưng sân trường vẫn tấp nập, không khí học tập vẫn nhộn nhịp, các lớp học vẫn rộn rã tiếng thầy trò.
Phượng nở đỏ rực sân trường và học sinh vẫn rộn ràng đến lớp
Là nơi đào tạo học sinh 3 cấp học từ tiểu học đến THPT, Trường Phổ thông thực hành sư phạm (Trường Đại học An Giang) đang triển khai dạy học 10 tuần theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT TP. Long Xuyên. ThS Lê Văn Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các tổ bộ môn vận dụng điều chỉnh kế hoạch dạy học linh hoạt, đảm bảo hoàn thành chương trình với những kiến thức nền tảng, cơ bản nhất. Đối với học sinh lớp 5, ưu tiên số một vẫn là đảm bảo những yếu tố cốt lõi nhất, mang tính chất công cụ để các em hoàn thành những nội dung kiến thức căn bản, làm cơ sở để tiếp tục học lên THCS. Tổ chức dạy học các môn tự chọn phù hợp, ưu tiên thời gian tổ chức dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình; có thể tăng thời lượng môn học này, giảm thời lượng môn học kia trên tinh thần chủ động. Đối với môn tiếng Việt, môn Toán cần tăng cường thời lượng ôn tập buổi chiều để đảm bảo kiến thức cho học sinh.
Cùng với đó, giáo viên chủ nhiệm các lớp thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình các em học sinh học chậm, quên kiến thức, nhất là học sinh lớp 1, từ đó có kế hoạch dạy phụ đạo kịp thời. Nếu thời điểm kết thúc năm học mà các em vẫn còn hạn chế ở một số môn học, như: kỹ năng đọc, viết, tính toán... so với chuẩn kiến thức kỹ năng, nhà trường sẽ có kế hoạch sử dụng thời lượng phù hợp ngay đầu năm học 2020-2021 để tập trung ôn tập, bổ sung kiến thức cần thiết cho các em học sinh trước khi thực hiện chương trình của năm học mới.
Cũng trong thời gian này, tất cả các trường đang tập trung cao độ cho việc dạy nội dung mới, vừa bổ sung lại kiến thức cho học sinh, nhất là đối với các khối lớp cuối cấp. "Phải nghỉ trong thời gian dài, mặc dù được học trực tuyến (online) và học qua truyền hình nhưng rất khó đảm bảo kiến thức. Năm nay, Bộ GD&ĐT đã định hướng là: "học gì, thi nấy", nhưng em vẫn rất hoang mang và lo lắng" - một em học sinh lớp 12 chia sẻ.
Đặc biệt là năm nay, Sở GD&ĐT đã điều chỉnh phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid 19. Theo đó, chỉ thực hiện thi tuyển đối với 3 trường chuyên biệt của tỉnh là Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu và Thủ Khoa Nghĩa, học sinh thi tuyển theo quy chế trường chuyên; phải qua 2 vòng sơ tuyển và thi tuyển. Những học sinh có điểm đạt vòng sơ tuyển mới được dự thi tuyển. Đối với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THPT An Giang: học sinh không thuộc diện tuyển thẳng sẽ phải thi tuyển.
Đối với các trường THPT, trường THCS-THPT công lập còn lại tổ chức xét tuyển: học sinh không thuộc diện tuyển thẳng vào trường THPT công lập phải dự xét tuyển. Đối với Trung tâm Đào đạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao (TDTT), xét tuyển đối với học sinh tốt nghiệp THCS được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch duyệt trên cơ sở Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu TDTT quyết định triệu tập vào đầu mỗi năm học (trước tháng 9 hàng năm) tính từ thời điểm trước thời gian tuyển sinh của năm học đó; học sinh đối tượng này có nguyện vọng thì nộp đơn xét tuyển.
Nếu học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 hệ công lập, có thể đăng ký xét tuyển vào lớp 10 tại các trường THPT, THCS - THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp có hệ giáo dục thường xuyên.
Về thời gian thi tuyển vào Trường THPT chuyên và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THPT An Giang dự kiến ngày 18 và 19-7-2020. Thi vào các trường THPT công lập; Trung tâm Đào đạo, Huấn luyện và Thi đấu TDTT thực hiện các bước xét tuyển theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT... Sau khi có kết quả trúng tuyển vào các trường THPT công lập, học sinh không trúng tuyển đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài công lập, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trường trung cấp có hệ giáo dục thường xuyên.
Đối với khối 12 đang tăng tốc giai đoạn nước rút vì chỉ còn chưa đến 3 tháng để các em bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Song song với giảng dạy các nội dung thi học kỳ II, nhiều trường tập trung dạy học và ôn tập cho học sinh các môn thi THPT quốc gia, đồng thời còn xây dựng "ngân hàng câu hỏi" của các môn học bám sát đề thi minh họa để giáo viên ôn tập cho học sinh.
VUS đón học viên trở lại học tập Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đón học viên trở lại lớp lần lượt theo từng cấp độ từ 4/5. Học sinh các cấp lớp tại khu vực TP HCM bắt đầu trở lại trường từ 4/5 theo từng cấp học. Học viên các chương trình Anh ngữ tại VUS cũng trở lại lớp theo cấp độ và độ tuổi tương...