Ấn Độ mở cửa trở lại đền Taj Mahal
Ngày 14/6, Chính phủ Ấn Độ thông báo mở cửa trở lại ngôi đền Taj Mahal tại thành phố Agra vào tuần này, sau hai tháng khu di tích nổi tiếng này phải đóng cửa do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp trong nước.
Người dân chụp ảnh lưu niệm gần đền Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giới chức khẳng định sẽ áp đặt mọi biện pháp phòng dịch tại khu vực này. Theo quy định mới, du khách phải thực hiện khử trùng giày dép trước khi vào thăm đền Taj Mahal và không được phép chạm vào lăng mộ bằng đá cẩm thạch.
Đền Taj Mahal là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Ấn Độ, thu hút 7 triệu lượt du khách tới thăm mỗi năm. Do dịch COVID-19 bùng phát, ngôi đền này đã phải đóng cửa, ngừng đón du khách. Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tại quốc gia 1,3 tỷ dân này đã tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, buộc các nhà chức trách áp đặt lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch. Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ trong nhiều tuần qua đã khả quan hơn tại một số thành phố lớn, gồm thủ đô New Delhi và thành phố Mumbai. Một số biện pháp phòng dịch tại đây đã được nới lỏng.
Trong khi đó, do số ca mắc mới tăng nhanh xuất phát từ sự lây lan của biến thể Delta, nhiều khả năng nước Anh sẽ phải hoãn kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Dự kiến, trong ngày 14/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố lộ trình tiếp theo về kiểm soát dịch.
Video đang HOT
Theo lộ trình được đề ra trước đó, mọi hoạt động tại Anh sẽ được nối lại từ ngày 21/6. Chính phủ nước này từng hy vọng thành công của một trong những chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới sẽ giúp chấm dứt toàn bộ lệnh hạn chế. Tuy nhiên, trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, nhiều khả năng Thủ tướng Johnson sẽ trì hoãn quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế thêm một tháng, đến ngày 19/7. Dự kiến, chính quyền các vùng Scotland, Wales và Bắc Ireland cũng sẽ thông báo quyết định tương tự.
Theo thống kê, hơn 90% số ca mắc mới COVID-19 tại Anh là nhiễm biến thể mới có nguồn gốc tại Ấn Độ và tỷ lệ xét nghiệm dương tính đã tăng 50% trong tuần trước. Cơ quan Y tế vùng England cho biết biến thể mới tại Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn 60% so với biến thể mới có nguồn gốc tại nước này.
Giáo sư dịch tễ học Mark Woolhouse thuộc Đại học Edinburgh nhận định việc chính phủ trì hoãn dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch nhằm tăng số người trưởng thành tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19, qua đó giúp người dân có miễn dịch tốt hơn trước biến thể mới của Ấn Độ.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ có thể dỡ bỏ phong tỏa tuần tới
Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal ngày 23/5 cho biết thủ đô New Delhi của Ấn Độ sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa vào tuần tới nếu số ca nhiễm mới tại thành phố này tiếp tục giảm.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại New Delhi, Ấn Độ, trong thời gian phong tỏa phòng dịch COVID-19 ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Arvind Kejriwal, New Delhi đã áp đặt lệnh phong tỏa từ ngày 24/4 trong bối cảnh thành phố này liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng và trở thành một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trong những tuần gần đây đã giảm dần với tỉ lệ ca dương tính sau khi xét nghiệm đã giảm xuống dưới mức 2,5%, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ 36% ghi nhận tháng 4 vừa qua. Nếu số ca nhiễm mới tiếp tục giảm trong 1 tuần tới, từ ngày 31/5 thủ đô New Delhi sẽ bắt đầu tiến trình dỡ bỏ phong tỏa.
Cùng ngày, Chính phủ Ấn Độ cho biết số ca nhiễm mới hằng ngày tại nước này đang giảm sau khi ghi nhận mức đỉnh vào ngày 9/5 vừa qua, trong khi số ca xét nghiệm ở mức cao nhất, với khoảng 2,1 triệu xét nghiệm được thực hiện trong 24 giờ qua.
Mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 tại Ấn Độ đang giảm, song các chuyên gia y tế cảnh báo Ấn Độ có thể đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 3 trong những tháng tới và nhiều bang không thể tiêm chủng cho những người dưới 45 tuối do thiếu vaccine. Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ - quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - mới chỉ hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 41,6 triệu người, chỉ chiếm 3,8% tổng dân số nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 22/5, Đại sứ Ấn Độ tại Nga DB Venkatesh Varma cho biết Ấn Độ sẽ bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga vào tháng 8 tới, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy đáng kể sản lượng vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Theo ông Varma, Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V vào tháng 8 và đến tháng 9-10 tới sẽ sản xuất được 850 triệu liều vaccine này. Như vậy, Ấn Độ sẽ sản xuất khoảng 65-70% vaccine Sputnik V sản xuất trên toàn thế giới. Nga sẽ xuất khẩu vaccine này tới các nơi khác trên thế giới khi nhu cầu tại Ấn Độ được đáp ứng.
Ấn Độ đã nhận 210.000 liều vaccine Sputnik V từ Nga vào đầu tháng 5 này và sẽ nhận thêm 3 triệu liều vào cuối tháng 5. Đến tháng 6 tới, 5 triệu liều vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp trong nước tại Ấn Độ.
Liên quan đến vaccine Sputnik Lite đơn liều, đại sứ Varma cho biết sau khi được cơ quan quản lý cấp phép, vaccine này sẽ trở thành một lĩnh vực hợp tác song phương nữa giữa Ấn Độ và Nga.
Ngày 23/5, Ấn Độ đã ghi nhận 240.842 ca mắc COVID-19 và 3.741 ca tử vong trên cả nước trong vòng 24 giờ. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất mà nước này ghi nhận trong hơn 1 tháng qua.
Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới 17%. Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN Theo hãng CNN, Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho...