Ấn Độ: Lớp học ngoài trời thời Covid-19
Hàng loạt học sinh tại Ấn Độ bị tụt lại phía sau khi đại dịch bùng phát. Các tổ chức từ thiện đã nỗ lực, giúp các em được tiếp cận với giáo dục.
Các trung tâm học tập ngoài trời đã mọc lên khi trường học trên khắp Andhra Pradesh đóng cửa.
Đại dịch bùng phát, khiến các trường học tại Ấn Độ đóng cửa và chuyển sang giảng dạy trên mạng. Cha mẹ của Aviti Keerthana (9 tuổi) tại Andhra Pradesh, phía Đông Nam Ấn Độ, là những công nhân thu gom rác. Aviti có ước mơ trở thành bác sĩ.
Tuy nhiên, khu vực cô bé sinh sống không có điện. Gia đình Aviti chỉ có một chiếc điện thoại di động. Khi trường học giảng dạy trực tuyến, Aviti bị tụt lại phía sau cho đến khi được nhà từ thiện địa phương Jones Manikonda (47 tuổi) giúp đỡ.
Một cuộc khảo sát vào tháng 7 của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho thấy, trẻ em trong 62% hộ gia đình Ấn Độ đã dừng việc học do Covid-19. Ấn Độ có khoảng 320 triệu trẻ em theo học tại 1,5 triệu tổ chức giáo dục. Có 70% trường học do chính phủ điều hành. Tuy nhiên, rất ít trẻ em có thể tiếp cận các lớp học trực tuyến.
Một cuộc khảo sát năm 2017 – 2018 cho thấy, 23,8% hộ gia đình Ấn Độ có quyền truy cập Internet và 12,5% sinh viên được tiếp cập điện thoại thông minh. Chỉ 8% hộ gia đình có trẻ em được tiếp cận máy tính và kết nối Internet.
“Thật đau đớn và kinh ngạc trước thực tế là, mặc dù sống ở trung tâm của một thành phố giàu có, phát triển tốt, nhiều người không có điện thoại, Internet, hoặc thậm chí là những thứ cơ bản như điện và nước uống”, nhà từ thiện Manikonda nói.
Manikonda đã lắp đặt một chiếc tivi trong khu phố của Aviti để trẻ em có thể xem giáo viên giảng bài qua truyền hình. Tuy nhiên, hầu hết khu vực bà Manikonda đến thăm không có điện.
“Lắp đặt tivi không phải là một lựa chọn. Chúng tôi phải làm một điều gì đó khác. Đó là khi chúng tôi nảy ra ý tưởng về các trại học tập tạm thời”, nhà từ thiện này nói.
Video đang HOT
Tận dụng không gian ngoài trời làm lớp học, tấm nhựa làm sàn, bảng trắng và bút, các tình nguyện viên giảng dạy từ trung tâm này sang trung tâm khác trên toàn thành phố. Nhờ đó, giúp trẻ em có thể quay lại học tập. Các trung tâm học tập này ngày càng phát triển và được các mạnh thường quân ủng hộ. Đã có 15 trung tâm trên toàn thành phố với hơn 750 trẻ theo học.
Ở những vùng khác của đất nước, giáo viên đi khắp các ngôi làng để giảng bài qua loa. Tại Guwahati, Assam, phía Đông Bắc Ấn Độ, Akshar Forum – trường học dành cho trẻ em nghèo, đang “vật lộn” để giúp học sinh theo kịp kiến thức.
“Gần 60% học sinh của chúng tôi đến từ các gia đình không có điện thoại thông minh hoặc kết nối Internet và đôi khi không có điện. Chúng tôi chuẩn bị bài tập hàng tuần cho các môn học. Phụ huynh đến trường một lần mỗi tuần để nộp bài trẻ đã hoàn thành từ tuần trước. Sau đó, họ nhận các phiếu bài tập cho tuần tới”, người sáng lập trường – Parmita Sarma cho biết.
Tuy nhiên, bà Parmita nhận định, đây không phải là một giải pháp. Vì vậy, nhà trường đang nỗ lực hết sức.
“Học sinh của tôi có hoàn cảnh khó khăn. Họ đến trường để trốn chạy cuộc sống. Chúng tôi không đóng cửa trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông, vì bọn trẻ muốn đến trường. Nhưng bây giờ, họ đang mắc kẹt trong nhà với những phụ huynh thất nghiệp. Điều đó đồng nghĩa rằng, trẻ thất vọng nhiều hơn, có khả năng bị lạm dụng và các vấn đề về sức khỏe tâm thần của trẻ em đã tăng gấp ít nhất 10 lần”, bà Parmita chia sẻ.
Ở Tamil Nadu, NalandaWay Foundation – một tổ chức từ thiện giáo dục, đã thành lập đường dây trợ giúp riêng.
“Nhóm học sinh từ 14 – 17 tuổi đang chuẩn bị cho kỳ thi. Họ đang đối mặt với sự không chắc chắn. Để đáp ứng các yêu cầu thực tế và giải đáp thắc mắc, chúng tôi đã thiết lập đường dây trợ giúp”, người sáng lập Sriram V Ayer cho biết.
Từ tháng 4 – 5, tổ chức này cung cấp dụng cụ học tập cho 27.000 học sinh dưới 10 tuổi. Ông Sriram chia sẻ: “Nhiều năm làm việc đưa bọn trẻ đến trường , chúng tôi không thể để điều đó trở thành vô ích”.
Covid-19 đặt ra câu hỏi về phương pháp giáo dục toàn cầu
Bà Thanh Phạm, giảng viên cao cấp tại ĐH Monash, cho rằng dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra cơ hội cho việc quốc tế hóa giáo dục thực sự.
Phần lớn trong số 5,3 triệu du học sinh trên thế giới là sinh viên quốc tế học tập ở các nước phương Tây. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi hỗ trợ cho các sinh viên này, bao gồm tài chính, tạo môi trường an toàn và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức giáo dục phương Tây tiến hành quốc tế hóa giáo dục nhằm kết hợp các giá trị văn hóa và giáo dục của sinh viên quốc tế vào trong giảng dạy và học tập.
Dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra cơ hội cho việc quốc tế hóa giáo dục thực sự.
Những trải nghiệm mới trong giảng dạy trực tuyến rõ ràng đang tạo ra cơ hội cho các hệ tư tưởng giáo dục và triết lý ngoài phương Tây. Ảnh: Campus Technology.
Khả năng giảng dạy trực tuyến
Học trực tuyến là giải pháp mà nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ Covid-19. Sau khi tiến hành giảng dạy trực tuyến tập trung trong vài tháng qua, nhiều học giả cho rằng để việc học trực tuyến được hiệu quả, giáo viên và học sinh cần áp dụng phương pháp giảng dạy có định hướng, nếu không, học sinh khó lòng theo được mạch bài giảng.
Khi truyền tải kiến thức trực tuyến, các phương pháp sư phạm vốn được áp dụng rộng rãi trong các lớp học phương Tây là suy nghĩ độc lập, phản biện và luôn đặt câu hỏi dần được thay thế bằng các phương pháp phổ biến trong các lớp học châu Á, bao gồm phương pháp giảng dạy cung cấp sẵn hướng giải quyết cho học sinh và giáo dục có định hướng.
Phương pháp này đang được củng cố và dần trở thành một điều bắt buộc nhằm giảm những nỗi căng thẳng mà sinh viên đang phải đối mặt.
Do đó, các nguyên tắc giáo dục truyền thống của phương Tây như Vygotskian vốn nhấn mạnh việc tương tác và thảo luận trong lúc học đang bị thách thức bởi các nguyên tắc sư phạm của Khổng giáo, nhấn mạnh vào sự im lặng và xử lý nhận thức trong học tập.
Những trải nghiệm mới trong giảng dạy trực tuyến đang tạo ra cơ hội cho các hệ tư tưởng giáo dục và triết lý ngoài phương Tây được các giáo viên và học sinh công nhận và áp dụng.
Dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi sức mạnh của quốc gia nằm ở tiến bộ khoa học, công nghệ hay giá trị con người. Ảnh: Digital Marketing Institute.
Giá trị con người hay tiến bộ khoa học và công nghệ?
Các giá trị của con người như lòng trung thành, cộng đồng, sự hợp tác, đoàn kết, khoan dung, lòng tốt và sự tôn trọng đang ngày càng thu hút sự chú ý trong giáo dục. Đây chính là những giá trị cốt lõi trong các hệ thống tư tưởng Nho giáo và Ấn Độ.
Trên thực tế, đạo đức, môi trường, tư tưởng quốc gia và sự tôn trọng cộng đồng vẫn là những môn học bắt buộc trong nhiều chương trình giáo dục châu Á, được áp dụng để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam đã được quốc tế ca ngợi trong chiến lược chống Covid-19 với ít ca dương tính và không có trường hợp tử vong. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh phần lớn đạt được dựa trên các giá trị đạo đức, tôn trọng cộng đồng và việc người dân tích cực phối hợp với chính quyền.
Trong nỗ lực đẩy nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, các nước châu Á đã cải cách chương trình giáo dục trong nước. Nhiều sinh viên châu Á theo học chuyên ngành khoa học và công nghệ tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, đại dịch diễn ra cũng đã khiến họ cân nhắc lại mức độ cải cách các giá trị văn hóa và giáo dục truyền thống trong giáo trình.
Chính vì vậy, câu hỏi được đặt ra đối với hệ thống giáo dục của các nước phương Tây là: Sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia có phải được thể hiện trong các tiến bộ khoa học và công nghệ, sự thương mại hóa giáo dục và sự thống trị của hệ tư tưởng Âu-Mỹ như hiện nay? Hay thay vì đó cần phải chú trọng thêm vào các môn khoa học xã hội và cách tiếp cận đa dạng văn hóa trong các phương pháp giảng dạy và học tập?
Bà Thanh Phạm là giảng viên cao cấp tại ĐH Monash, Australia, về các vấn đề việc làm sau đại học, toàn cầu hóa và giáo dục liên văn hóa.
Các nghiên cứu chính của bà xem xét cách sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng các nguồn lực của bản thân để phát triển sự nghiệp trong các bối cảnh khác nhau. Bà cũng tham gia nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục.
Lĩnh vực giảng dạy chính của bà là quá trình chuyển tiếp của sinh viên từ đại học đến nơi làm việc, việc làm sau đại học, giáo dục liên văn hóa, thực tiễn sư phạm, toàn cầu hóa, quan hệ đối tác gia đình và nhà trường và phương pháp nghiên cứu khoa học.
9 cách giúp con vượt qua kỳ thi Chuyên gia cho rằng, mặc dù không thể thay đổi tình huống khó khăn mà các con phải đối mặt trước kỳ thi, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể khiến trẻ cảm thấy dễ dàng hơn. Khoảng 6/10 học sinh không chú ý đến chiến lược khi làm bài. Ảnh minh họa. Quản lý thời gian Theo cô Srishti Mahendru - chuyên...