Ấn Độ, Israel phối hợp thử tên lửa tầm xa
Ấn Độ và Israel đang phối hợp tiến hành các vụ phóng thử tên lửa tầm xa Barak 8 trong tháng này. Đây sẽ là loại tên lửa hiện đại nhất được trang bị cho Hải quân Ấn Độ để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Ấn Độ sẽ sớm tiến hành vụ phóng từ tàu chiến (Ảnh: Idwr)
Theo thông tin từ Ấn Độ mà hãng tin Trung Quốc có được, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tiến hành thử tên lửa tầm xa đất đối không Barak-8 từ một tàu chiến.
“Tên lửa sẽ được phía Israel tiến hành phóng thử trước trong tháng này. Nếu vụ phóng thành công, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ một tàu chiến”, nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin trên, việc thực hiện thành công cả hai vụ phóng sẽ tạo cơ sở để Ấn Độ chính thức triển khai các tên lửa này cho hạm đội tàu chiến hải quân.
Đây là nỗ lực tiếp theo của Ấn Độ trong việc tăng cường năng lực tác chiến trên biển và trên không trước những mối đe dọa tiềm tàng có thể xảy ra.
Tên lửa Barak-8 do Ấn Độ và Israel phối hợp chế tạo. Mặc dù chỉ có tầm bắn 70km, nhưng nhờ được trang bị công nghệ săn tìm mục tiêu tương tự hệ thống radar MF-STAR của Israel, nên Barak-8 có thể phát hiện nhanh các mục tiêu từ máy bay, các thiết bị bay không người lái, đến tên lửa của đối phương…
“Barak-8 bắn chặn được cả tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa do được lắp đặt công nghệ kết nối với nhau từ các tàu chiến. Điều này cho phép các tên lửa có thể tạo ra nhiều lớp bảo vệ, tương tự như một hệ thống của hệ thống phòng thủ tên lửa”, cơ quan chế tạo loại tên lửa này cho biết.
Video đang HOT
Ngoài ra, Barak-8 còn được trang bị công nghệ quét mục tiêu 360 độ, có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi địa hình thời tiết và có tốc độ phóng rất nhanh.
Vì thế, Barak-8 được xem là loại vũ khí chính của Hải quân Ấn Độ trong việc phá hủy bất kỳ tên lửa nào của Trung Quốc và Pakistan.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Hàn-Mỹ tự tin 'tóm sống' tên lửa Triều Tiên
Hàn Quốc tự tin tuyên bố nước này và Mỹ được trang bị tốt để phát hiện các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên phóng tên lửa.
Sự bí hiểm của Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 3/8 khẳng định nước này và Mỹ được trang bị tốt để phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tuyên bố được đưa ra trong khi có thông tin cho rằng Bình Nhưỡng đang lắp đặt một nhà vòm để giấu bệ phóng tên lửa.
Người phát ngôn bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ông Kim Min-seok, thừa nhận mái vòm này sẽ gây khó khăn cho Hàn Quốc và Mỹ trong việc nắm bắt mọi hoạt động lắp ráp tên lửa ở bên trong. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Thông qua các thiết bị tình báo, các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đủ khả năng phát hiện các dấu hiệu nếu Triều Tiên xúc tiến một vụ khiêu khích bằng tên lửa tầm xa như Bình Nhưỡng từng làm trong quá khứ dưới vỏ bọc một vụ phóng vệ tinh".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok
Theo các quan chức Chính phủ Hàn Quốc, Triều Tiên gần như đã hoàn tất công tác nâng cấp cơ sở phóng gần khu vực bờ biển phía Tây nước này trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang chuẩn bị khả năng tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10/10 tới.
Hôm 1/8, hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho hay Triều Tiên đang lắp đặt một nhà vòm để giấu bệ phóng tên lửa Tongchang-ri nhằm "tránh sự theo dõi của các vệ tinh do thám". Bình Nhưỡng đã hoàn tất công tác nâng cấp một bệ phóng tên lửa ở cơ sở phóng vệ tinh Sohae, Tây Bắc nước này, và đang triển khai công tác lắp đặt một nhà vòm để giấu tên lửa.
Kyodo dẫn nguồn tin cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đang tăng cường theo dõi sát sao nhà vòm trên tại Cơ sở phóng vệ tinh Sohae thuộc bãi phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan. Theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, nhà vòm này được Triều Tiên xây dựng để tránh sự theo dõi của các vệ tinh do thám và công tác lắp đặt nhà vòm sẽ được hoàn thiện trong tháng này.
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên tại bãi phóng Tongchang-ri trước vụ phóng tháng 12/2012
Còn theo các nguồn tin ngoại giao, giàn cần cẩu cao 50 mét trước đó tại cơ sở phóng này đã được nâng lên thành 60 mét. Các quan chức tình báo và quân sự cho rằng cơ sở này hiện đủ khả năng phóng các tên lửa tầm xa có kích cỡ gấp đôi tên lửa Unha-3 (dài 30 mét) mà Bình Nhưỡng tuyên bố từng được sử dụng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo hồi tháng 12/2012.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy tên lửa đã được đặt vào bệ phóng tại Cơ sở phóng vệ tinh Sohae.
Hàn Quốc sẵn sàng
Không quân Hàn Quốc mới đây tuyên bố đã thiết lập một hệ thống sử dụng radar và vệ tinh để theo dõi những thay đổi về khí tượng ở miền Bắc và đưa ra các thông tin có độ chính xác cao bằng cách phân tích các thông số qua một siêu máy tính.
Một thông cáo của Không quân Hàn Quốc có đoạn viết: "Đơn vị phụ trách dự báo thời tiết đã bắt đầu dự báo những thay đổi thời tiết ở Triều Tiên do nhu cầu của các hoạt động quân sự. Thông tin này sẽ có ích trong việc đánh giá khả năng miền Bắc thực hiện việc phóng tên lửa".
Tên lửa Unha-3 rời bệ phóng
Hồi đầu năm nay, đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un đã chỉ thị cho Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ nước này phóng một vệ tinh để đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.
Hôm 28/7, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc (LHQ) Jang Il Han cũng cho biết Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành một vụ phóng thử tên lửa mới vào tháng 10 tới. Theo ông Han, ngày 10/10 tới là kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên - một sự kiện trọng đại và ông để ngỏ mọi khả năng.
Ông Han nêu rõ: "Trước đây, Triều Tiên từng tuyên bố sẽ đáp trả hành động răn đe quân sự và gây sức ép của Mỹ bằng việc hiện đại hóa, mở rộng và tăng cường các lực lượng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Do vậy, tôi sẽ không loại trừ khả năng tiến hành một trong những điều đã đề cập ở trên."
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều (USKI) thuộc trường Đại học Johns Hopkins cùng ngày cho biết việc nâng cấp bãi phóng tên lửa chính của Triều Tiên dường như đã hoàn tất.
Theo_Báo Đất Việt
Hàn Quốc tuyên bố vẫn phát hiện được tên lửa dù Triều Tiên che giấu Hàn Quốc và Mỹ được trang bị tốt đến mức có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu phóng tên lửa của Triều Tiên dù Bình Nhưỡng có lắp đặt mái che cho bãi phóng. Tên lửa Unha-3 mang vệ tinh rời bãi phóng tại Trung tâm vệ tinh Sohae (Triều Tiên) hồi tháng 12.2012 - Ảnh: Reuters Đó là tuyên bố do...