Ấn Độ đột ngột hạn chế nhập khẩu hương nhang, cả trăm doanh nghiệp Việt điêu đứng
Ấn Độ vừa thông báo việc nhập khẩu hương nhang vào Ấn Độ phải có giấy phép, khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt ngay lập tức bị dừng lại, khó khăn nghiêm trọng.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu hương nhang chính, không có thị trường thay thế của ngành hương nhang xuất khẩu Việt Nam.
Bộ Công Thương Ấn Độ vừa thông báo việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang. Theo đó, việc nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác vào Ấn Độ được chuyển từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “ hạn chế nhập khẩu”. Thông báo có hiệu lực ngay ngày 31/8/2019.
Việt Nam chiếm khoảng 90% thị phần nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ.
Theo chính sách điều chỉnh, để có thể nhập khẩu vào Ấn Độ, các doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác phải xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Công Thương Ấn Độ (do Tổng cục Ngoại thương cấp).
Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công Thương Ấn Độ chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về thủ tục cấp phép nhập khẩu cũng như thời gian cấp phép. Theo phản ánh của các đối tác nhập khẩu hương nhang tại Ấn Độ, chưa có doanh nghiệp nào xin được giấy phép nhập khẩu.
Bộ Công Thương cho biết, việc Ấn Độ áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu hương nhang đột ngột (có hiệu lực ngay tại thời điểm thông báo), không thông báo trước đã tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ấn Độ hiện là thị trường xuất khẩu hương nhang chính (không có thị trường thay thế) của ngành hương nhang xuất khẩu của Việt Nam. Cả nước hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Video đang HOT
Tính trung bình, mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 300 công hàng hương nhang sang thị trường Ấn Độ (kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2018-2019 là 76,85 triệu USD).
Tuy nhiên, việc hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ nói trên khiến cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngay lập tức bị dừng lại. Các doanh nghiệp đã phải ngừng vận chuyển công hàng theo hợp đồng.
Trong khi đó, tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm cho hoạt động xuất khẩu hương sang Ấn Độ nhằm phục vụ cho dịp lễ lớn nhất của Ấn Độ trong tháng 10. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam đều tập trung nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu để sản xuất hàng.
Lượng hàng tồn kho rất lớn, không xuất khẩu đi nước khác được do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân.
Theo thống kê của Ấn Độ, kim ngạch nhập khẩu hương nhang của nước này liên tục tăng trưởng qua các năm.
Năm 2018-2019, Ấn Độ nhập khẩu 83,58 triệu USD hương nhang từ các nước trên thế giới. Hai nước xuất khẩu chính hương nhang sang Ấn Độ là Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam luôn chiếm khoảng 90% thị phần nhập khẩu của Ấn Độ đối với mặt hàng hương nhang. Nguyên nhân Việt Nam chiếm lĩnh thị phần là do Việt Nam có lợi thế ưu đãi thuế quan của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Ấn Độ đối với thuế nhập khẩu mặt hàng này là 5% (từ 1/1/2016).
Việc Ấn độ áp dụng hạn chế nhập khẩu hương nhang có thể xuất phát từ giá thành hương nhang của Việt Nam quá rẻ (giá CIF 600-650 USD/tấn) so với giá thành sản phẩm sản xuất của Ấn Độ, làm ảnh hưởng tới ngành sản xuất hương nhang, khiến nhiều doanh nghiệp của Ấn Độ phải đóng cửa trong thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký công thư gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ thể hiện quan ngại và phản đối biện pháp nói trên của Ấn Độ kết hợp đề nghị phía Ấn Độ trước mắt không yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các kiện hàng hương nhang từ Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán trước ngày 31/8/2019.
Bên cạnh đó, xem xét, tạm thời ngừng áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu trong thời gian nhu cầu thị trường ở mức đỉnh điểm (tháng 9 và tháng 10/2019) và về lâu dài hủy bỏ biện pháp quản lý nhập khẩu nói trên.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề xuất buổi gặp với Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam để trao đổi về vụ việc và đề nghị Sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam báo cáo về nhà xem xét xử lý vấn đề này, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam, không làm ảnh hưởng tới quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp của hai nước Việt Nam và Ấn Độ.
Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc khi có các diễn biến mới.
Theo 24H
Mỹ bồi thường lớn cho nông dân, sẵn sàng thương chiến lâu dài với Trung Quốc
Cuối tháng 7, các nhà đàm phán Mỹ sẽ tới Trung Quốc để thương thảo giải quyết khủng hoảng quan hệ thương mại giữa 2 nước. Ngay vào lúc này, Mỹ đã bồi thường nông dân như tín hiệu họ sẵn sàng thương chiến lâu dài.
Nông dân Mỹ đang ở tuyến đầu - Ảnh: Internet
Chính phủ Mỹ sẽ chi trả cho nông dân Mỹ bị thiệt hại bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc từ 15 đến 150 USD một mẫu. Sự hỗ trợ này, bắt đầu trong nửa cuối tháng 8 tới, theo gói 12 tỉ USD mà ông Trump thông qua vào năm ngoái nhằm mục đích trợ giá nông sản bị tụt giá và giảm doanh thu. Bộ trưởng nông nghiệp Mỹ, Sonny Perdue, cho biết gói này cho thấy quyết tâm của ông Trump cho nông dân hiểu rằng họ không bị bỏ rơi trong cuộc thương chiến với Trung Quốc.
Nông dân Mỹ, nơi chiếm lượng cử tri quan trọng của Tổng thống Trump, là một trong những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc chiến thương mại kéo dài một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các lô hàng đậu nành, nông sản xuất khẩu có giá trị nhất của Mỹ, vốn chủ yếu xuất sang cho Trung Quốc đã giảm lượng bán xuống mức thấp nhất trong 16 năm qua.
Đảng Dân chủ chỉ trích động thái này, nói rằng nông dân cần "thương mại công bằng" thay vì giải cứu. Nhưng Bộ trưởng Perdue lập luận rằng nông dân bị tổn thương không đáng có bởi tranh chấp thương mại nên gói viện trợ mới là hợp lý.
"Tổng thống Trump có một tình cảm lớn đối với nông dân và các chủ trang trại Mỹ và điều đó được thể hiện khá rõ ràng trong chương trình này", ông Perdue nói. "Ông ấy biết rằng họ đang tham gia cuộc chiến và họ đang ở tuyến đầu".
Trong gói viện trợ mới, Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết họ sẽ trả cho nông dân dựa theo vị trí địa lý thay vì theo vụ mùa - một sự thay đổi so với năm ngoái.
Tỷ lệ chi trả trung bình khoảng 95 USD mỗi mẫu ở Alabama, 87 USD ở Mississippi và 70 USD ở Louisiana. Tỷ lệ chi trả thấp hơn ở các bang miền Trung Tây, với mức trung bình là 69 USD ở Illinois, bang sản xuất đậu nành hàng đầu của nước Mỹ và trung bình 66 USD ở Iowa, bang sản xuất ngô và heo hàng đầu.
Chương trình áp dụng cho 29 loại cây trồng xuất khẩu bao gồm đậu nành, ngô, lúa mì, lúa miến và bông. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa và heo, cũng như các trang trại trồng 10 loại cây đặc sản - bao gồm hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chó, quả nam việt quất và anh đào.
Tỷ lệ chi trả tối thiểu và tối đa dựa trên phân tích dữ liệu thương mại trong 10 năm và mức thuế mà Mỹ bị trả đũa ở từng loại sản phẩm tương ứng ở các thị trường nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Để đủ điều kiện được hỗ trợ, cây trồng phải được trồng trước ngày 1.8.2019. Số mẫu đất nông nghiệp không thể trồng được ở mức cao lịch sử trong năm nay vì lũ lụt ở Trung Tây, các quan chức cho biết, càng làm căng thẳng nền kinh tế trang trại.
Trong khi các hội đoàn nông nghiệp và công nghiệp hoan nghênh sự hỗ trợ từ liên bang, họ vẫn tiếp tục gây áp lực với chính quyền Trump để chấm dứt các cuộc chiến thương mại và sớm đạt được thỏa thuận với các thị trường xuất khẩu hàng đầu.
Mặc dù nhận hỗ trợ tài chính từ liên bang như vậy, Cục Nông trại Illinois vẫn cho rằng đó không phải là một giải pháp lâu dài. Chủ tịch Hội đồng bông quốc gia cho biết các hợp đồng bán bông cho Trung Quốc trong năm qua đã có sự hủy bỏ và trì hoãn đáng kể.
Hồi tháng 3 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố nâng thuế 25% đối với 50 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và lời tuyên bố có hiệu lực vào tháng 6 năm ngoái. Trung Quốc sau đó trả đũa bằng việc nâng thuế với 50 tỉ USD hàng hoá nhập từ Mỹ. Ngày 10.5 vừa qua, Mỹ tiếp tục áp thuế từ 10 lên 25% thêm đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Phía Trung Quốc vừa phản ứng bằng cách tuyên bố từ ngày 1.6 họ đánh thuế thêm nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ lên mức 20% hoặc 25% từ mức áp thuế 10% trước đây. Tổng giá trị số hàng hóa Mỹ bị đánh thuế thêm lên tới 60 tỉ USD, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản. Trước tình hình đó, ông Trump hồi tháng 5 cũng trấn an nông dân Mỹ - những người lo ngại việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bị ảnh hưởng. Tổng thống Mỹ tuyên bố số tiền thu được từ việc nâng thuế quan sẽ dùng để để mua hàng nông sản của Mỹ, sau đó sẽ được sử dụng cho "hỗ trợ nhân đạo".
Anh Tú
Theo motthegioi
CEO FastGo tiết lộ về hợp tác với VinFast: Doanh nghiệp Việt phải bắt tay nhau đi đến đích VinFast vừa tham gia một phần vào chuỗi cung ứng gọi xe công nghệ tại Việt Nam bằng việc cung cấp 1.500 chiếc Fadil cho ứng dụng FastGo. Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành dịch vụ vận tải, theo đánh giá của CEO FastGo Nguyễn Hữu Tuất. Vừa qua, Vingroup và FastGo đã ký kết thỏa thuận hợp...