Ấn Độ đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho giáo viên
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 25/8 thông báo nước này sẽ phân phối bổ sung hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các bang trong nỗ lực đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho đội ngũ cán bộ giáo viên vào đầu tháng 9 tới, khi quốc gia châu Á này dần mở cửa đón học sinh trở lại các lớp học trực tiếp.
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một trường học ở Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết, bộ đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các bang ưu tiên tiêm chủng toàn bộ giáo viên trước ngày Nhà giáo (ngày 5/9). Theo đó, các bang của Ấn Độ sẽ nhận được tổng cộng hơn 20 triệu liều vaccine bổ sung phục vụ mục đích này.
Tuần trước, Ấn Độ cũng đã cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và hiện đang tìm cách tiêm chủng cho gần 10 triệu giáo viên các cấp sau khi bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ giữa tháng 1 với đối tượng ưu tiên là người trưởng thành.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh một số bang chuẩn bị mở cửa lại trường học. Theo kế hoạch, bang Gujarat lần đầu tiên trong 18 tháng sẽ khôi phục các lớp học trực tiếp cho học sinh cấp 2 từ ngày 2/9 với số học sinh tham gia lớp học trực tiếp tối đa là 50%. Trong khi đó, học sinh cấp 3 tại bang này đã được đến trường gần 1 tháng trước.
Một báo cáo sơ bộ cho thấy trong tháng 8, dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc học tập của gần 320 triệu học sinh các cấp của Ấn Độ. Báo cáo khuyến nghị cần đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho toàn bộ học sinh, sinh viên và giáo viên cũng như đội ngũ liên quan đến ngành giáo dục để các trường học mở cửa trở lại trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Đến nay, Ấn Độ đã sử dụng 596 triệu liều vaccine để tiêm chủng và đã có gần 50% trong tổng số 944 triệu người trưởng thành được tiêm chủng 1 mũi vaccine, còn số người đã hoàn thành 2 mũi tiêm chủng chiếm khoảng 14% trong số đó. Ấn Độ hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với 32,5 triệu ca mắc trong đó có 435.758 bệnh nhân không qua khỏi.
Do lo ngại nguy cơ lây nhiễm từ biến thể Delta, Credit Suisse – ngân hàng cho vay lớn thứ 2 của Thụy Sĩ, đã yêu cầu nhân viên thuộc các chi nhánh tại Mỹ làm việc tại nhà từ ngày 7/9 nếu chưa tiêm chủng. Ngân hàng này cũng đã quyết định lùi kế hoạch cho phép toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc trực tiếp tại văn phòng cho đến ngày 18/10.
Theo Bloomberg, trên thực tế, sự lây lan của biến thể Delta đã khiến nhiều công ty tài chính trên Phố Wall xem xét lại kế hoạch khôi phục hình thức làm việc trực tiếp, trong khi nhiều công ty tại đây đã bắt đầu thực hiện quy định bắt buộc nhân viên đeo khẩu trang và tiêm chủng.
Trước đó, một loạt các ngân hàng như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Citigroup cũng đã đưa ra quy định nhân viên đã tiêm chủng mới đi làm trực tiếp. Đây là một trong những biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm tại môi trường tập trung đông người, nhất là môi trường công sở.
Đan Mạch tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế
Ngày 4/5, Bộ Y tế Đan Mạch cho biết nước này sẽ cho phép các trường trung học cơ sở mở cửa trở lại cũng như cho phép một loạt các hoạt động trong không gian kín được nối lại trong tuần này.
Trước đó, học sinh tiểu học và trung học phổ thông đã được phép quay lại học tại trường.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Các hoạt động trong không gian kín được phép nối lại bao gồm nhà hát, các địa điểm tổ chức hòa nhạc, rạp chiếu phim, cơ sở thể thao trong nhà và phòng tập gym, trong đó một số địa điểm có giới hạn số người tham gia.
Theo quy định có hiệu lực từ ngày 6/5 này, những người được phép tham gia các hoạt động trên hoặc phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã mắc và khỏi bệnh trước đó, hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến sự kiện.
Ngoài ra, theo kế hoạch mở cửa trở lại xã hội của Đan Mạch, từ ngày 21/5, các sự kiện ngoài trời cũng sẽ được phép tổ chức với số người tham gia tối đa là 2.000 người, các sinh viên sẽ được trở lại lớp học bán thời gian. Đan Mạch cũng nâng giới hạn số người tham gia các sự kiện tư nhân lên tối đa 50 người trong không gian kín và 100 người ở ngoài trời. Kể từ ngày 1/8, số người được phép tham gia một sự kiện ngoài trời sẽ tăng lên 5.000 người.
Về Giải vô địch bóng đá châu Âu vào tháng 6 - 7 mà Copenhagen đăng cai 4 trận đấu, Chính phủ Đan Mạch sẽ cho phép mỗi trận đấu có 16.000 người hâm mộ dự khán. Tuy nhiên, lễ hội âm nhạc Roskilde, sự kiện thường thu hút trên 130.000 người tham gia, phải hủy bỏ trong năm thứ 2 liên tiếp.
Mặc dù vậy, kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế trên có thể được thay đổi tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.
Đan Mạch đưa ra kế hoạch trên sau khi số ca nhiễm mới giảm 1/4 so với hồi tháng 12/2020, thời điểm nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa một phần, trong đó đóng cửa các trường học và hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Đến nay, 23,4% dân số Đan Mạch đã được tiêm mũi đầu tiên, 11,5% đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Dự kiến, chiến dịch tiêm chủng của Đan Mạch sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết nước này sẽ thông báo "danh sách xanh" những quốc gia mà người dân có thể đi du lịch trong thời gian ngắn và sẽ có những quy định phù hợp để đảm bảo việc đi lại có thể diễn ra an toàn.
Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Chính phủ Anh cho biết vào đầu tháng 5 sẽ công bố danh sách các quốc gia mà người dân nước này được phép đi du lịch và được miễn cách ly.
Hy vọng về việc người Anh có thể đi du dịch đến các nước châu Âu đã tăng lên sau khi Liên minh châu Âu (EU) ngày 3/5 khuyến nghị nới lỏng những hạn chế nhằm cho phép nhập cảnh đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 hoặc những người đến từ các nước có "tình hình dịch tễ học tốt", nhằm thúc đẩy cổ phiếu trong lĩnh vực du lịch.
Cổ phiếu của các hãng hàng không và các công ty du lịch đã tăng giá sau thông tin trên của EU. Cổ phiếu của công ty du lịch lớn nhất thế giới TUI đã tăng 5% trong phiên giao dịch sớm, trong khi cổ phiếu của các hãng hàng không easyJet, Jet2 và IAG (chủ sở hữu hãng hàng không British Airways) cũng tăng từ 2% - 4%.
* Tại Nga, ngày 4/5, nước này ghi nhận thêm 7.770 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày thấp nhất kể từ ngày 26/9/2020, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 4.839.514 ca. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Nga cũng đã tăng lên 111.535 ca sau khi có thêm 337 người không qua khỏi.
WHO báo động về gia tăng số ca tử vong tại châu Phi Số ca tử vong do COVID-19 tại châu Phi trong tuần kết thúc ngày 1/8 đã cao đỉnh điểm, hơn 6.400 ca, tăng 2% so với tuần trước đó. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố số liệu thống kê nói trên trong báo cáo công bố ngày 5/8. Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tembisa,...