Ấn Độ chứng kiến sự bùng nổ ’startup kỳ lân’
Tuần trước đánh dấu một bước ngoặt đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Ấn Độ khi họ huy động được số vốn cao kỷ lục.
Zomato trở thành công ty kỳ lân đầu tiên của Ấn Độ niêm yết trên thị trường chứng khoán
Theo Bloomberg, ứng dụng giao đồ ăn Zomato đã trở thành kỳ lân quốc gia đầu tiên của Ấn Độ ra mắt thị trường chứng khoán. Công ty khởi nghiệp công nghệ này huy động được 1,3 tỉ USD với sự hỗ trợ từ nhà đầu tư lớn bao gồm Morgan Stanley, Tiger Global và Fidelity Investments.
Công ty mẹ của hãng khởi nghiệp thanh toán kỹ thuật số Paytm cũng đã đệ trình bản cáo bạch dự thảo cho đợt IPO lớn nhất Ấn Độ ở mức 2,2 tỉ USD. Trong khi đó, nhà bán lẻ Flipkart Online Services Pvt huy động được 3,6 tỉ USD với mức định giá 38 tỉ USD, một vòng tài trợ kỷ lục cho sự khởi đầu của một công ty khởi nghiệp Ấn Độ.
“Doanh nhân Ấn Độ đã âm thầm xây dựng các công ty khởi nghiệp trong một thập niên qua. Cơ sở hạ tầng internet của đất nước đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian đó. Họ cũng có tham vọng lớn đối với cổ phiếu công nghệ trên toàn cầu”, Hans Tung, đối tác quản lý của GGV Capital có trụ sở tại Thung lũng Silicon và hiện quản lý khoảng 9,2 tỉ USD giá trị tài sản, cho biết.
Video đang HOT
Không giống với môi trường internet đã phát triển ở Trung Quốc, phần lớn trong số 625 triệu người dùng internet ở Ấn Độ chỉ mới bước vào thế giới phát trực tuyến video, mạng xã hội và thương mại điện tử. Cho nên, cơ hội kinh doanh mua sắm trực tuyến là đặc biệt hấp dẫn.
Cuộc đàn áp của Bắc Kinh gần đây đối với các công ty công nghệ lớn ở đại lục đã khiến giới đầu tư đang cảm thấy bấp bênh và chuyển dần sự chú ý sang thị trường đông dân thứ hai thế giới. Trung Quốc đang cải tổ các công ty internet lớn trong nước, thổi bay hơn 800 tỉ USD giá trị thị trường so với mức đỉnh hồi tháng 2.2021, và xóa bỏ hàng tỉ đô la giá trị tài sản ròng của các doanh nhân nổi tiếng nhất nước.
Trong tháng này, cơ quan chức năng Trung Quốc đột ngột ra lệnh gỡ dịch vụ của hãng gọi xe Didi Chuxing khỏi các cửa hàng ứng dụng. Trước đó vài tháng, các nhà quản lý cũng buộc Ant Group, nhánh tài chính của Alibaba, phải tạm dừng kế hoạch IPO vào phút chót. Cuộc đàn áp dự kiến sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới, khi Bắc Kinh muốn hạn chế quyền lực của các công ty internet và giành lại quyền kiểm soát dữ liệu người dùng.
“Các công ty công nghệ Ấn Độ có thể thu hút những nhà đầu tư toàn cầu đã vùi đầu vào các hãng công nghệ Trung Quốc”, Nilesh Shah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Kotak Mahindra Asset Management ở Mumbai, nói.
Huy động vốn kỷ lục
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu CB Insights, Ấn Độ đã đạt được mức huy động vốn kỷ lục với 6,3 tỉ USD tiền tài trợ và giao dịch thương mại cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong quý 2/2021. Ngược lại, tiền tài trợ cho các công ty có trụ sở ở Trung Quốc giảm 18% từ mức cao nhất 27,7 tỉ USD có được trong quý 4/2020.
Ấn Độ đã khai thác các công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỉ USD trở lên trong những tháng gần đây với tốc độ chưa từng thấy. Tháng 4.2021, có 6 “kỳ lân” đã được sinh ra chỉ trong vòng bốn ngày. Thời gian giữa các vòng gọi vốn cũng giảm xuống còn vài tuần đối với nhiều công ty khởi nghiệp. Dựa vào báo cáo của Credit Suisse Group AG năm nay, Ấn Độ có khoảng 100 công ty kỳ lân, với tổng giá trị thị trường là 240 tỉ USD, đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) đến giáo dục, hậu cần và giao hàng thực phẩm.
“Các nhà đầu tư toàn cầu nhìn thấy tiềm năng ở thị trường khổng lồ, chưa được kiểm soát chặt chẽ của Ấn Độ và dòng vốn đã tăng gấp 10 lần”, Krishnan Ganesh, doanh nhân chuyên quảng bá cho các công ty đã thu hút được nhà đầu tư lớn như Qualcomm Ventures”, nói.
Rủi ro chính trị
Bên cạnh những cơ hội kinh doanh, rủi ro chính trị là điều mà nhà đầu tư có lẽ sẽ khó tránh khỏi ở quốc gia Nam Á. Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đang phải đối mặt với chế độ quản lý thắt chặt hơn, khi chính quyền Thủ tướng Narendra Modi bắt đầu kiểm soát các nhà bán lẻ nước ngoài, những gã khổng lồ mạng xã hội và các công ty phát trực tuyến. Giới chức Ấn Độ dự kiến đưa ra một dự luật về quyền sở hữu và lưu trữ dữ liệu trong phiên họp quốc hội kéo dài một tháng, nhằm hạn chế cách các công ty công nghệ xử lý thông tin người dùng.
Trên hết, một số nhà phân tích lo ngại rằng thị trường chứng khoán có khả năng là bong bóng đang chờ vỡ và nhiều công ty được định giá cao hơn nhiều so với mức cơ bản. Họ cảnh báo các nhà đầu tư bán lẻ có kế hoạch rót tiền các công ty khởi nghiệp, chưa tạo ra lợi nhuận sẽ cần phải nhìn xa hơn về các thước đo giá trị truyền thống và phải có khả năng đánh giá những yếu tố như đầu tư xây dựng cơ sở khách hàng trung thành ngay từ đầu.
Apple mở rộng sản xuất sang Ấn Độ
Apple đang nỗ lực đa dạng hóa và chuyển dây chuyền sản xuất dành cho iPhone, iPad và các sản phẩm khác khỏi Trung Quốc.
Công ty đã sản xuất một số mẫu iPhone ở Ấn Độ nhưng có báo cáo cho biết Apple đang xem xét việc chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ.
Theo Reuters, Apple đang vận động chính phủ Ấn Độ để đạt được thỏa thuận, theo đó hãng có thể sản xuất iPad tại Ấn Độ. Báo cáo chỉ ra rằng, chính phủ Ấn Độ đang lên kế hoạch triển khai một chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy tính quốc gia này và đó là điều mà Aple quan tâm. Tuy nhiên, công ty có trụ sở tại Cupertino được cho là đang tìm cách đàm phán để có một thỏa thuận tốt hơn.
Theo nguồn tin, chương trình khuyến khích của chính phủ Ấn Độ có ngân sách lên tới khoảng 964 triệu USD kéo dài trong 5 năm. Tuy nhiên, Apple đang yêu cầu mức ngân sách tăng thêm gấp ba lần. Điều này một phần là do lo ngại rằng chuỗi cung ứng của Ấn Độ thiếu năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của Apple.
Trước đó, Apple đã sản xuất một số mẫu iPhone ở Ấn Độ kể từ năm 2018. Ngoài ra, Apple cũng đang tăng cường tìm kiếm thị trường để chuyển toàn bộ các hoạt động sản xuất của hãng ra khỏi Trung Quốc. Một báo cáo của Asian Nikkei chỉ ra rằng, công ty Mỹ này đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam trong năm nay.
Pegatron chi 14 triệu USD để sản xuất iPhone ở Ấn Độ Pegatron có kế hoạch thiết lập một cơ sở sản xuất tại Chennai (Ấn Độ) nhằm chuẩn bị quá trình sản xuất các mẫu iPhone sớm nhất vào nửa cuối năm 2021. Pegatron tiếp tục đầu tư mạnh tay vào dây chuyền sản xuất iPhone ở Ấn Độ Theo AppleInsider , Pegatron tiếp tục chuẩn bị chuyển một số hoạt động sản xuất...