Ăn chuối tốt nhất vào thời điểm nào?
Chuối là loại trái cây bổ dưỡng nhưng ăn vào thời điểm nào trong ngày tác động tốt nhất đến sức khỏe?
Chuối là một loại trái cây quen thuộc và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Có nhiều loại chuối khác nhau, được phân loại dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc và hương vị như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự….
1. Lợi ích sức khỏe của chuối
Thành phần dinh dưỡng trong 1 quả chuối cỡ vừa (100 g) có:
Lượng calo: 89 kcal
Nước: 75%
Chất đạm: 1,1 g
Carb: 22,8 g
Đường: 12,2 g
Chất xơ: 2,6 g
Chất béo: 0,3 g
Chuối là loại trái cây nhiều chất dinh dưỡng có lợi ích cho sức khỏe.
Video đang HOT
Chuối có một số lợi ích sức khỏe sau:
Cung cấp năng lượng: Chuối là một nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên, nhanh chóng và hiệu quả nhờ hàm lượng carbohydrate, đường và tinh bột. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người cần một nguồn năng lượng nhanh chóng. Chất xơ trong chuối giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Ổn định huyết áp : Chuối là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời và có thể giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là ở những người bị tăng huyết áp.
Tăng cường sức khỏe tim mạch : Nhờ hàm lượng kali, chất xơ, vitamin B6, chất chống oxy hóa và magie nên chuối có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Bổ sung điện giải: Chuối là một nguồn cung cấp điện giải tự nhiên và hiệu quả, đặc biệt là kali và magie. Ăn chuối sau khi vận động mạnh giúp bổ sung điện giải đã mất, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp, cải thiện phục hồi và duy trì hiệu suất vận động.
2. Thời điểm nên ăn chuối
Theo ThS.BS Lê Quang Dương, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững, sau bữa ăn 1-2 tiếng là thời điểm lý tưởng nhất để ăn chuối. Lúc này, cơ thể đã tiêu hóa một phần thức ăn, áp lực lên hệ tiêu hóa đã giảm, giúp hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong chuối. Ăn chuối sau bữa ăn cũng giúp ổn định đường huyết, tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Những người đái tháo đường khi muốn ăn chuối nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ giúp cá nhân hóa chế độ ăn, đán.h giá tác động của chuối đến đường huyết, tư vấn về loại chuối, cách ăn và xem xét các yếu tố khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Chuối là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng nhờ carbohydrate tự nhiên. Ăn chuối sau khi tập luyện giúp bổ sung năng lượng đã mất, phục hồi cơ bắp và bù điện giải nhờ kali và magie.
Ngoài ra, chuối chứa tryptophan, một acid amin mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin và melatonin, hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho giấc ngủ. Do đó ăn chuối trước khi đi ngủ 2-3 tiếng góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Lưu ý không nên ăn quá sát giờ đi ngủ vì có thể gây khó tiêu.
3. Thời điểm không nên ăn chuối
Nên kết hợp chuối với các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn cân bằng.
ThS.BS Lê Quang Dương còn cho biết, thời điểm không nên ăn chuối là khi bụng đói vì có thể gây ra một số vấn đề như tăng đường huyết đột ngột, chuối chứa nhiều đường tự nhiên, ăn khi đói sẽ làm đường huyết tăng nhanh, không tốt cho người bị đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường. Mặc dù có GI thấp đến trung bình nhưng chuối vẫn chứa carbohydrate và có thể làm tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách.
Hơn nữa, ăn chuối khi đói có thể gây mất cân bằng giữa canxi và magie trong má.u, ảnh hưởng đến tim mạch. Chuối chứa nhiều chất xơ, ăn khi đói có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa kém.
Ngoài ra, ThS.BS Lê Quang Dương lưu ý, chuối không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó không nên chỉ ăn chuối riêng mà nên kết hợp chuối với các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn cân bằng. Không nên ăn quá nhiều chuối trong một ngày, một hoặc hai quả chuối mỗi ngày là đủ. Chuối chín dễ tiêu hóa hơn chuối xanh.
Những trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối tiêu
Chuối tiêu rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại có hại cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp đặc biệt
Theo BS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chuối là loại quả và dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh.
So với táo, chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp 4 lần, vitamin A và sắt cao gấp 5 lần. Những loại vitamin và khoáng chất khác cao gấp 2 lần, hàm lượng phosphorus cao gấp 3 lần.
Chuối tiêu rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại cực có hại cho trẻ nhỏ trong một số trường hợp đặc biệt. (Ảnh minh họa)
Trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối
Trẻ nhỏ tuyệt đối không được ăn chuối chín khi mắc phải những vấn đề sau:
Trẻ bị tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và cung cấp đủ nước khi con tiêu chảy.
Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chuối bởi trong chuối có lượng chất xơ mềm, oligosaccarid làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Trẻ đang đói: Chuối có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhưng mẹ cho trẻ ăn khi đói sẽ làm hàm lượng magie tăng đột ngột trong má.u và mất sự cân bằng của tim mạch.
Chuối chín có hàm lượng vitamin C cao. Khi vitamin C được đưa vào có thể lúc đói sẽ gây cồn cào, tổn hại cho dạ dày của trẻ.
Trẻ đau đầu: Chuối chín chứa các tyramine, phenyethyamine, axit amin làm giãn các mạch má.u và tăng lưu lượng má.u nên nào. Vì vậy, khi trẻ kêu đau đầu, mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn chuối chín.
Lợi ích của chuối với sức khỏe
Trong chuối, hàm lượng kali chiếm tỷ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như glucose, sucrose,fructose cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Chuối cung cấp fructooligosaccharides để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp ruột hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ hấp thu được vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Đồng thời, sự tăng hấp thu sẽ đem nhiều canxi giúp xương vững.
Theo bác sĩ Hưng, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín. Trẻ càng lớn thì nhu cầu ăn càng tăng hơn. Trong tháng đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn 500mg chuối, trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 700mg, trẻ 1 tuổ.i: 1000mg.
Các mẹ có thể chế biến một số món chuối cho trẻ như chuối nghiền trộn sữa, bột chuối, bánh trứng chuối.
Hai năm đầu đời trẻ ăn chuối có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Đặc biệt, chuối là biện pháp trị liệu giúp trẻ phòng tránh được bệnh hen suyễn. Ngoài ra, chuối còn có tác dụng
Giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa: Khi ăn, mẹ nên nghiền chuối cho trẻ vì chuối nghiền rất dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ.
Hỗ trợ điều trị táo bón: Trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hãy cho trẻ ăn chuối. Lượng chất xơ trong chuối sẽ cải thiện hiệu quả táo bón ở trẻ, giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối
Hiện chuối xanh được ngâm thuố.c hóa chất để nhanh biến thành chuối chín. Việc ăn chuối có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ nói riêng và con người nói chung. Vì vậy, cần đảm bảo độ an toàn thực phẩm khi ăn chuối.
Trước kia, khi trẻ 4 tháng tuổ.i có thể cho tập ăn chuối. Nay, các chuyên gia khuyến cáo sau 6 tháng bú mẹ có thể cho trẻ ăn chuối để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chuối phải đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm. Chuối ủ ẩm, tẩm thuố.c không nên cho trẻ ăn.
Bác sĩ Hưng cũng đưa ra lời khuyên, các mẹ có thể mua chuối xanh rồi tự đem về dấm chín và cho trẻ ăn dần. Hoặc các gia đình cho trẻ ăn chuối theo mùa như mùa hè ăn chuối tiêu, mùa đông ăn chuối tây. Khi chọn chuối ở chợ, các mẹ nên chọn những nải chín tự nhiên, có quả chín quả xanh.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc những trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối tiêu của các mẹ có con nhỏ, để biết thêm thông tin, hãy liên hệ chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Người hay ăn khoai lang cần lưu ý Nhiều người kể cả những người trẻ có xu hướng lựa chọn khoai lang để ăn hàng ngày vì cho rằng có lợi cho tiêu hóa và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không, cần lưu ý gì? 1. Lợi ích sức khỏe của khoai lang Khoai lang là loại rau củ ít calo,...