Ăn chè nên thuốc
Chè thường bị “lên án” là món ngọt dễ làm tăng cân, béo phì. Thực tế, chè không có tội, tội lỗi nếu có là ở người dùng. Bởi những gì lạm dụng quá mức đều gây tác dụng phụ, kể cả cơm, nước lọc.
Món chè ăn vào nhuận tràng, đẹp da phải kể đến đầu tiên là che đậu xanh, nha đam. Khi đậu xanh mềm nhừ, bốc mùi thơm mới cho lá nha đam làm sạch cắt khúc vào, để sôi thêm vài dạo, nhắc xuống để nguội, bỏ vào tủ lạnh. Nha đam là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, còn đậu xanh giup giải độc, nhiều xơ. Để món này công hiệu, chỉ ăn vừa đủ ngọt. Nếu muốn bổ dưỡng, nhuận tràng, minh mẫn, tươi trẻ thì nấu nha đam với củ sen, bo bo, táo đỏ, phổ tai, hạt sen. Khi nấu, theo thứ tự cho củ sen, hạt sen, bo bo vào nồi trước, nấu mềm, cho đường vào rồi mới tới nhãn nhục, táo đỏ, phổ tai, cuối cùng là nha đam. Món này giúp đẹp da nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa có trong táo đỏ, củ sen, phổ tai…
Ảnh: Internet
Khi mất ngủ, người mau mệt, thần sắc kém tươi, khó ngủ hãy “chiêu đãi” mình món chè hạt sen, long nhãn. Món ăn mát, ngọt thanh, tốt nhất là không thêm đá. Tây y dùng cao lá bạch quả để sản xuất ra các sản phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu cho não. Do đó, người cao tuổi nên thường xuyên dùng chè bạch quả. Phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị loãng xương nên dùng chè bạch quả phối hợp với củ năn, nấm tuyết, sữa đậu nành để cơ thể được cung cấp lượng lớn canxi… Tuy nhiên không dùng bạch quả khi cơ thể đang yếu.
Nếu bị cao huyết áp, hãy dùng chè bắp. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ trong quá trình tìm hiểu tập quán sinh hoạt và điều kiện sức khỏe của những cư dân đầu tiên sống ở châu Mỹ đã khám phá ra họ không bị cao huyết áp, cũng không ai bị xơ vữa động mạch do thức ăn chính thời bấy giờ là bắp. Kết luận này phù hợp với những nghiên cứu gần đây về việc bắp, lúa mạch đen, gạo lức cải thiện tình trạng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Món chè bắp “nên hình nên vóc” nhờ bắp non, nước cốt dừa và gạo nếp.
Ảnh: Internet
Video đang HOT
Muốn có mái tóc đen nhánh nên dùng chè mè đen. Theo lương y Đinh Công Bảy – Hội Dược liệu TP.HCM thì mè đen có tác dụng dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng mắt. Mè đen trước khi nấu phải rang thơm, xay nhuyễn. Độ đặc sánh của chè được tạo ra bởi bột sắn (có người nấu chè với bột gạo). Mon giup tăng thêm chất xơ, hạ thấp cholesterol xấu trong máu là chè bưởi. Vỏ bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, xắt thành sợi, cho muối vào trộn đều, bóp rửa xả với nước nhiều lần cho hết vi the, hêt măn, sau đó vắt cho thật khô. Lăn vỏ bưởi đã xắt sợi vào bột năn. Luộc từ từ vỏ bưởi trong nồi nước, khi nước sôi và từng sợi vỏ bưởi nổi lên thì vớt ra, ngâm vào một thau nước lạnh lớn. Nấu một nồi nước đường, cho đậu xanh và vỏ bưởi đã chín vào ăn cùng nước cốt dừa.
Theo BS Đào thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, bí quyết để ăn chè không lên cân là tự nấu chè, ưu tiên ăn cái, hạn chế ăn nước cốt dừa và đừng “chén” sạch lượng nước đường trong ly. Trong trường hợp đã thừa cân thì nên dùng đường ăn kiêng để nâu chè.
Theo PNO
Chuối tiêu
Nước ta có nhiều loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá..., trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc phổ biến hơn cả. Quả chuối tiêu là thực phẩm thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ em, người cao tuổi và những người lao động thể lực nặng nhọc cần bồi dưỡng sức khỏe.
Không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng, trong đông y chuối tiêu còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi làm thuốc dùng cả xanh, chín có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt. Dùng chữa táo bón, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng và chữa viêm loét dạ dày...
Người bị viêm loét đường tiêu hóa không dùng chuối tiêu chín...
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng quả chuối tiêu
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, thái lát, phơi khô trong râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, mỗi lần uống 20 - 30g hòa với nước ấm. Dùng liên tục trong 1 tháng. Theo nghiên cứu, quả chuối tiêu xanh có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành.
Chữa táo bón: Chuối tiêu chín 2 quả, đường phèn 100g. Chuối bỏ vỏ cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng trong 5 ngày. Hoặc hàng ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu sau mỗi bữa cơm hoặc ăn 1 quả buổi tối trước khi đi ngủ.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu chín 30-60g, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần/ngày. Uống sau bữa ăn sáng và trưa. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Hoặc mỗi ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu chín sau bữa cơm, dùng liên tục trong 1 tháng.
... nhưng chuối tiêu xanh lại chữa viêm loét dạ dày.
Chữa hắc lào:
Rửa sạch nơi tổn thương do hắc lào bằng nước ấm, lau khô. Một quả chuối xanh (còn non), bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm và bôi vào nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 2-3 lần.
Hoặc: Vỏ chuối tiêu xanh 40g, sao vàng, sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Dùng nước sắc vỏ chuối bôi và rửa nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 3 lần. Lưu ý: Trước mỗi lần thực hiện cần rửa sạch nơi tổn thương bằng nước ấm, sau đó lau khô rồi mới bôi hoặc rửa.
Giúp giảm cholesterol: Hàng ngày ăn 1 quả chuối tiêu chín, ăn sau bữa ăn tối. Ăn liên tục trong 10-15 ngày.
Lưu ý: Người có tính lạnh và nhuận tràng, đầy bụng, trướng hơi do viêm loét đường tiêu hóa không nên dùng nhiều chuối tiêu chín.
Theo SKĐS
Rau đay giải nhiệt, nhuận tràng Rau đay là loại rau được dùng phổ biến trong mùa hè. Ngoài công dụng là một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, rau đay còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%,...