Ăn cà chua mỗi ngày, chuyện gì xảy ra cho cơ thể?
Cà chua không đơn giản là món ngon mà chứa đựng hàng loạt các chất dinh dưỡng, khoáng chất như là tấm khiên bảo vệ các tác nhân độc hại tấn công sức khoẻ cơ thể.
Ảnh minh họa
Cà chua là một trong những loại trái cây đa năng được sử dụng rộng rãi như một loại rau trên toàn thế giới. Ăn cà chua hàng ngày sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được một loạt các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
Cà chua có các chất carotenoid như lutein và lycopene thực sự cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Carotenoid này còn có đặc tính ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Cà chua là một nguồn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại ra khỏi hệ thống. Nhờ đó, ngăn ngừa ung thư và các bệnh chết người khác.
Cả chất chống oxy hóa và vitamin C đều có hiệu quả chống lão hóa da. Tiêu thụ nhiều cà chua sẽ đảm bảo rằng bạn có một làn da sáng và khỏe mạnh. Ngoài ra, cà chua còn cung cấp các đặc tính chống viêm và do đó, có lợi cho sức khỏe tổng thể của tim và não.
Cà chua là một nguồn cung cấp kali dồi dào và có liên quan đến việc điều hoà huyết áp trong cơ thể, nhờ đó, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng còn chứa folate, vitamin B, E và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác rất quan trọng cho hoạt động bình thường của trái tim chúng ta.
Video đang HOT
Uống nước ép cà chua sẽ đảm bảo bạn có một mái tóc, móng tay và làn da khỏe mạnh do quá trình sản xuất collagen. Loại quả này cũng có tác dụng làm cho thị lực của bạn tốt hơn trong một khoảng thời gian, do có sự hiện diện của vitamin A và lycopene, lutein,…
Cà chua cũng giúp tổng hợp cholesterol tốt và giảm sản xuất cholesterol xấu. Vì vậy, những người mắc bất kỳ bệnh tim mạch nào được khuyên nên bổ sung cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ.
Nó cũng thực sự hữu ích trong việc giảm lượng đường trong máu tăng cao của bạn. Nó chứa axit alpha lipoic hỗ trợ chuyển đổi glucose thành năng lượng, do đó, ăn nhiều trái cây và rau quả chứa đầy loại chất chống oxy hóa đặc biệt này rất được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Những quan niệm sai lầm về cholesterol
Một số người thường nhắc đến cholesterol như một nguyên nhân gây ra các bệnh như tim, đột quỵ,... Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi lượng cholesterol trong máu dư thừa hơn mức cần thiết.
Trên thực tế, cholesterol là một chất tự nhiên trong cơ thể và nó cần thiết cho sức khỏe. Dưới đây là những quan niệm sai lầm về cholesterol:
Một số quan niệm sai lầm về cholesterol. Đồ hoạ: Vy Vy
1. Tất cả cholesterol đều giống nhau
Một số người cho rằng, tất cả cholesterol đều giống nhau, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, có 2 loại cholesterol chính là lipoprotein mật độ thấp (LDL - cholesterol xấu) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - cholesterol tốt).
Khi nồng độ LDL tăng cao, nó có thể gây tích tụ mảng bám trong động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Còn nồng độ HDL trong máu cao giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngưỡng cholesterol lý tưởng cho hầu hết người lớn là cholesterol tổng dưới 200 mg/dL, LDL dưới 100 mg/dL và HDL trên 60 mg/dL.
2. Ăn các thực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong cơ thể
Đây cũng là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi khoảng 85% cholesterol trong cơ thể được sản xuất ở gan, chứ không phải từ thức ăn mà chúng ta ăn vào.
3. Những người gầy không phải lo lắng về việc tăng cholesterol trong máu
Người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng bị cholesterol trong máu cao. Tuy nhiên, người gầy vẫn có thể bị tăng cholesterol.
Thêm vào đó, nhưng người có lối sống rất ít vận động, có một số bệnh rối loạn di truyền, người già,... cũng có thể có nguy cơ tăng cholesterol trong máu.
Những loại trái cây giúp kiểm soát cholesterol trong máu Bổ sung hàm lượng chất xơ từ trái cây vào chế độ ăn là một trong những cách thức tự nhiên, an toàn giúp giảm mức cholesterol trong máu hiệu quả. Cholesterol xấu tạo thành một lớp mảng bám trên thành động mạch, khiến máu khó lưu thông, điều này góp phần gây tăng huyết áp và trong trường hợp xấu hơn, thậm...