Ăn bí đỏ nhớ kỹ 7 điều này kẻo rước thêm bệnh vào người
Ăn bí đỏ sai cách vừa không thu được lợi ích về dinh dưỡng vừa có thể gây hại đến sức khỏe.
Bí đỏ (bí ngô) là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Trong bí đỏ có hàm lượng sắt cao, giàu vitamin, các chất muối khoáng, axít hữu cơ và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Đặc biệt lượng chất xơ dồi dào trong bí đỏ khiến bạn cảm thấy no lâu, kiềm chế cảm giác thèm ăn, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Chính vì vậy, ngày càng nhiều người lựa chọn bí đỏ trong thực đơn để giảm cân mà vẫn rất tốt cho sức khỏe đại tràng. Tuy nhiên, khi mới tập ăn bí đỏ bạn sẽ có cảm giác ì ạch một chút, nhưng khi cơ thể đã quen, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời.
Bên cạnh đó, bí đỏ rất giàu beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A khi nó được chia nhỏ và hấp thu trong dạ dày. Bất kể là gì thì cả hai đều là nguồn tuyệt vời của chất dinh dưỡng. Chúng là những chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm người thường xuyên ăn các loại rau quả chứa beta-carotene ít bị bệnh tim mạch và có tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng và phổi thấp hơn.
Trong bí đỏ còn có nhiều Vitamin C giúp da căng bóng, mịn màng. Những phụ nữ có chế độ ăn giàu vitamin C thường có làn da ít nếp nhăn hơn và ít gặp vấn đề về da khô. Ngoài ra chế độ ăn chứa hàm lượng lớn vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại những virus cảm lạnh thông thường. Đáng chú ý, một số nghiên cứu chỉ ra những người áp dụng chế độ ăn giàu Vitamin C có nguy cơ đột quỵ thấp hơn.
Tuy nhiên khi ăn bí đỏ các bạn cần nhớ kỹ những điều sau để tránh gặp phải vấn đề về sức khỏe:
Không ăn bí đỏ nhiều và liên tục
Dù tốt đến đâu bạn cũng không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu ăn quá thường xuyên, chất này không kịp tiêu hóa sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến lòng bàn tay, bàn chân của bạn có màu vàng.
Không ăn bí đỏ để lâu
Video đang HOT
Bí đỏ để lâu chứa lượng đường cao, dễ bị lên men và biến chất. (Ảnh minh họa)
Bí đỏ chín già chứa lượng đường khá cao, nếu để trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, dẫn đến biến chất, khi ăn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Hơn nữa lượng đường quá nhiều trong bí đỏ cũng không tốt cho người tiểu đường.
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn bí đỏ
Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bí đỏ có thể bị đầy bụng, khó tiêu. (Ảnh minh họa)
Bí đỏ là thực phẩm không được khuyến khích đối với người bị rối loạn tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ quá cao, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho tình trạng bệnh.
Không nên nấu bí đỏ với khoai lang
Bí đỏ và khoai lang đều chứa nhiều tinh bột, chất xơ nên khi kết hợp cùng nhau dễ gây đầy hơi, khó tiêu. Nếu ăn quá nhiều 2 thứ này cùng lúc còn dễ gây bức bí, căng tức bụng, đau bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Không nên nấu bí đỏ với thịt cừu
Không nên nấu bí ngô với thịt cừu vì cả hai loại thực phẩm này đều có tính nóng, ăn cùng nhau có thể gây đầy hơi, táo bón… Đặc biệt, với những người bị bệnh truyền nhiễm và cơ địa nóng thì không nên ăn để tránh bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Hạn chế thêm dầu ăn, đường khi nấu bí đỏ
Thay vì chiên rán nên hấp hoặc luộc bí đỏ để giữ được các chất dinh dưỡng.(Ảnh minh họa)
Nên hạn chế tối đa việc thêm dầu ăn, đường khi chế biến bí đỏ vì điều này sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng đồng thời khiến chúng ta dễ tăng cân. Thay vì rán hoặc xào, bạn nên sử dụng phương pháp luộc, nướng hoặc hấp.
Bí đỏ đã gọt vỏ, cắt khoanh nên dùng ngay
Đối với bí đỏ đã gọt vỏ hoặc cắt dở thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường bên ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng. Kể cả khi đã nấu chín, bạn cũng nên thưởng thức bí đỏ ngay khi còn ấm để đảm bảo thu được đầy đủ nhất các chất có lợi.
Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?
Dầu gấc là loại thực phẩm có chiết xuất từ quả gấc (còn gọi là mộc miết), một loại quả sạch, an toàn có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và có chiết xuất từ tự nhiên.
Vậy, dầu gấc có tác dụng gì và sử dụng như thế nào thì đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp nên sử dụng dầu gấc
Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten hay còn gọi là tiền Vitamin A. Beta Caroten thiên nhiên có tác dụng chống lão hoá, đồng thời bổ sung Vitamin A. Vì thế, dầu gấc rất có ích đối với những đối tượng như người cần bổ sung Vitamin A , người bị rụng tóc nhiều và gặp phải các vấn đề về mắt như khô mắt, mờ mắt,..
Trong dầu gấc còn chứa một lượng lớn Vitamin E rất tốt cho việc làm đẹp da. Ngoài ra, người có hệ miễn dịch yếu thường gặp các vấn đề về da như thâm, nám, mụn trứng cá cũng có thể sử dụng dầu gấc massage nhẹ nhàng lên vùng bị thâm để dầu gấc có thể thấm vào da. Hoặc có thể sử dụng dầu gấc dùng để trị mụn.
Ảnh minh họa. Đồ họa: Thúy Vi
Những đối tượng cần hạn chế sử dụng dầu gấc
Mặc dù dầu gấc có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng những đối tượng sau đây cần lưu ý khi sử dụng dầu gấc người bị thừa Vitamin A, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp gây dị ứng, người bị vàng da do thừa Beta Caroten.
Nên sử dụng dầu gấc như thế nào?
Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten, được hấp thu chủ yếu ở ruột non, cơ thể có thể hấp thụ Beta Caroten tốt nhất khi có sự hỗ trợ của dầu mỡ và chất béo. Do vậy, chúng ta có thể uống dầu gấc khi cơ thể dung nạp nhiều dầu mỡ nhất.
Chúng ta cũng có thể uống dầu gấc trong khi ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Mặc dù vậy, để giảm việc chướng bụng cho người sử dụng thì nên uống dầu gấc sau khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Lúc này, các dưỡng chất trong dầu gấc sẽ được hấp thu tự nhiên cùng với thức ăn.
Lưu ý trong ăn uống
Thành phần Beta Caroten trong dầu gấc sẽ chuyển hóa thành Vitamin A nên khi sử dụng dầu gấc chúng ta nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa Vitamin A khác như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,... để tránh trường hợp ngộ độc và thừa Vitamin A.
Để tránh việc làm giảm đi lượng dinh dưỡng trong dầu gấc chúng ta không nên dùng trong việc chiên hay xào vì như vậy sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng có trong dầu gấc.
Nhìn chung, dầu gấc có công dụng rất tốt cho cơ thể đặc biệt đối với những người cần bổ sung Vitamin A. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng dầu gấc với liều lượng phù hợp để có được một sức khoẻ tốt.
Lợi ích của rau củ quả màu vàng cam với sức khỏe Những loại trái cây và rau củ màu vàng cam như ngô, bí đỏ, chuối, dứa, cam, quýt... thường chứa nhiều kali, zeaxanthin, lycopene, flavonoid, vitamin C và beta carotene. Việc bổ sung chúng thường xuyên giúp bạn vừa đủ dinh dưỡng, ngăn ngừa một số loại bệnh và cả tác dụng làm đẹp. Cải thiện khả năng miễn dịch Khi cơ thể...