Ăn bắp cải có tác dụng gì?
Bắp cải là loại rau rất quen thuộc, được chế biến với nhiều món ăn khác nhau. Vậy ăn bắp cải có tác dụng gì?
1.
Hồ sơ dinh dưỡng của bắp cải
Bắp cải có rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 cốc bắp cải sống, thái nhỏ chứa các chất dinh dưỡng sau:
Calo: 18
Carbohydrate: 4g
Chất xơ: 2g
Dường: 2g
Chất đạm: 0,8g
Natri: 13mg
Canxi: 28mg
Magiê: 8mg
Vitamin C: 25mg
Vitamin K: 53mcg
2. Lợi ích sức khỏe của bắp cải
Bắp cải là loại rau giàu vitamin và khoáng chất…
Video đang HOT
- Cải thiện sức khỏe miễn dịch: Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, bắp cải là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên, một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào bạch cầu. Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống thông qua thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này như bắp cải, có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Cung cấp chất dinh dưỡng chống ung thư:Bắp cải chứa các hợp chất thực vật rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm glucosinolate (được chuyển hóa thành isothiocyanate trong cơ thể). Theo một bài đán.h giá năm 2023 đăng trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế, isothiocyanate có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Bắp cải cũng chứa sulforaphane – một chất dinh dưỡng khác bảo vệ chống ung thư.
- Cải thiện sức khỏe đường ruột:Bắp cải là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên trong chế độ ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, bắp cải là nguồn prebiotic tự nhiên, một chất xơ không tiêu hóa làm ‘nhiên liệu’ cho các vi khuẩn sống có lợi.
Các nghiên cứu cho thấy, prebiotic có thể làm giảm độ pH của ruột, có khả năng ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tiềm ẩn, như E. coli.
Dùng dưới dạng dưa cải bắp hoặc kim chi, sẽ cung cấp lợi khuẩn – các vi khuẩn probiotic có trong loại thực phẩm lên men này.
- Giảm viêm :Loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, cũng như các hợp chất chống viêm sulforaphane và anthocyanin, được biết đến với tác dụng làm giảm viêm.
- Cải thiện cholesterol: Lượng cholesterol trong má.u cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân t.ử von.g hàng đầu. Ăn rau họ cải như bắp cải, có tác động tích cực đến tổng lượng cholesterol.
- Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh:Folate là một chất dinh dưỡng được khuyến khích trong chế độ ăn uống thân thiện với thai kỳ. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của tủy sống. Một khẩu phần bắp cải cung cấp 10% giá trị folate hàng ngày, giúp bà bầu có được chất dinh dưỡng quan trọng này trong chế độ ăn uống.
- Tốt cho sức khỏe của mắt:Bắp cải là nguồn cung cấp tự nhiên chất lutein và zeaxanthin. Đây là hai loại carotenoid có liên quan đến việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại rau lá xanh này cũng là nguồn cung cấp beta carotene, một loại carotenoid khác hỗ trợ thị lực khỏe mạnh khi bạn già đi.
- Hỗ trợ quản lý cân nặng:Bắp cải là một loại thực phẩm tốt hỗ trợ giảm cân. Loại rau đa năng này là thực phẩm ít calo và nhiều chất xơ (chỉ chứa 18 calo và 2 gam chất xơ cho mỗi cốc thô). Ngoài ra, hàm lượng nước cao trong bắp cải giúp tăng thêm khối lượng cho bữa ăn mà không thêm calo, thúc đẩy cảm giác no.
Mắc dù, bắp cải có thể hỗ trợ mục tiêu kiểm soát cân nặng, nhưng không nên ăn nhiều bắp cải vì dễ dẫn đến các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, như đầy hơi. Nên thực hiện một chế độ ăn cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.
2. Cách kết hợp bắp cải vào chế độ ăn uống lành mạnh
- Súp bắp cải : Súp là một cách chế biến dễ dàng và lành mạnh để tiêu thụ bắp cải và cung cấp nước cho cơ thể.
- Salad bắp cải : Trộn bắp cải thái nhỏ với một ít dầu ô liu, nước cốt chanh, muối và hạt tiêu để có món salad nhanh và lành mạnh. Ngoài ra, có thể thêm các loại rau khác như cà rốt và ớt chuông để tăng thêm dinh dưỡng và hương vị.
- Bắp cải xào : Xào bắp cải với các loại rau như đậu Hà Lan, cà rốt và ớt chuông, sau đó nêm với nước tương và tỏi. Đây là món ăn đa dạng và đơn giản dễ thực hiện lại giàu dinh dưỡng.
- Lá bắp cải nhồi : Đây là cách chế biến bắp cải cầu kỳ hơn. Luộc nguyên lá bắp cải cho đến khi mềm và dẻo, nhồi hỗn hợp thịt xay, gạo và gia vị rồi nướng hoặc hấp.
5 loại rau bán đầy chợ hỗ trợ chống ung thư cực tốt
Nhiều loại rau bán đầy ngoài chợ nhưng lại là 'tấm khiên' giúp cơ thể phòng tránh tế bào ung thư.
Mỗi bữa ăn đều nên bổ sung nhiều rau, đặc biệt là một số loại rau có tác dụng chống ung thư. (Ảnh: ITN)
Ngày nay, tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. Đáng nói, bệnh nhân ở mọi lứa tuổ.i, mọi tình trạng sức khỏe, mắc đủ loại bệnh ung thư ở mọi giai đoạn khác nhau.
Vì vậy, điều quan trọng nhất lúc này là áp dụng một cuộc sống lành mạnh, năng động cùng với chế độ ăn uống cân bằng để duy trì sức khỏe tối ưu.
Khi nói đến chế độ ăn kiêng, tất cả chúng ta đều biết rằng mỗi bữa ăn nên bổ sung nhiều rau, đặc biệt có một số loại rau thực sự được biết là có tác dụng chống ung thư, bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Bổ sung 5 loại rau chống ung thư này vào chế độ ăn uống lành mạnh, bạn sẽ giảm nỗi lo về bệnh tật.
Cà chua
Cà chua không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng! Chúng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe và nhất định phải là một phần chính trong chế độ ăn kiêng của bất kỳ ai. Better Homes and Gardens mô tả lợi ích chống ung thư của cà chua như sau:
"Loại trái cây/rau này là hình ảnh thu nhỏ của siêu thực phẩm chống ung thư. Cà chua không chỉ chứa lycopene, chất phytochemical chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim mà còn là nguồn cung cấp vitamin A, C và E dồi dào - tất cả kẻ thù của các gốc tự do thân thiện với ung thư.
Có nhiều cách dễ dàng để thêm cà chua vào bữa ăn: xếp cà chua, rau bina và ớt lên trên lớp bột bánh pizza làm sẵn rồi phủ sốt cà chua và phô mai lên trên; Cho một ít cà chua bi vào món salad rau diếp; Nhồi bánh mì sandwich với cà chua thái lát, rau diếp, hoặc bông cải xanh cắt nhỏ;... Dù bạn chọn cách nào, hãy luôn bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của mình."
Bông cải xanh
Bông cải xanh có thể được chế biến theo nhiều cách lành mạnh. Loại rau này là sự bổ sung tuyệt vời cho món chính, món phụ hoặc món ăn nhẹ ngon miệng và nhanh chóng.
Giới chuyên gia mô tả bông cải xanh là một sự bổ sung tuyệt vời cho kho thực phẩm chống ung thư: Tất cả các loại rau thuộc họ cải (như súp lơ, bắp cải, cải xoăn) đều chứa các đặc tính chống ung thư, nhưng bông cải xanh là loại duy nhất có một lượng lớn sulforaphane, một chất đặc biệt có tác dụng mạnh.
Jed Fahey, chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ cho biết: "Sulforaphane là hợp chất giúp tăng cường các enzyme bảo vệ của cơ thể và loại bỏ các hóa chất gây ung thư.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Michigan trên chuột cho thấy sulforaphane cũng nhắm vào các tế bào gốc ung thư - những tế bào hỗ trợ sự phát triển của khối u."
Cải xoăn
Cải xoăn có hương vị đậm đà và nếu bạn muốn thêm nó vào thực đơn nấu ăn tại nhà thì đó sẽ là một sự bổ sung ngon miệng. Nhưng, nó không chỉ ngon mà còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bạn chống lại bệnh ung thư.
Cải xoăn có hàm lượng Vitamin C và Vitamin K cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó là chiến binh đắc lực chống lại ung thư tuyến tiề.n liệt, ung thư ruột kết, ung thư phổi và ung thư vú.
Cà rốt
Là một trong những loại rau dễ ăn nhất, cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật. (Ảnh: ITN)
Cà rốt được cả tr.ẻ e.m và người lớn yêu thích. Có rất nhiều cách ăn cà rốt khác nhau mà bất cứ ai cũng có thể tìm được phương thức chế biến mình thích. WebMDtừng thảo luận về khả năng chống ung thư của cà rốt như sau:
"Là một trong những loại rau dễ ăn nhất, cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật. Chúng chứa beta-carotene, một chất chống oxy hóa mà các nhà khoa học tin rằng có thể bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương do độc tố và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Cà rốt cung cấp các vitamin và chất phytochemical khác có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư miệng, thực quản và dạ dày.
Một số nghiên cứu cho thấy cà rốt có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư cổ tử cung, có lẽ vì chúng cung cấp chất chống oxy hóa giúp chống lại vi rút HPV (vi rút u nhú ở người), nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, cà rốt còn chứa falcarinol, một loại thuố.c trừ sâu tự nhiên. Các nhà khoa học ở Anh phát hiện những con chuột được cho dùng falcarinol ít có khả năng phát triển khối u ung thư hơn.
Theo một báo cáo trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, cà rốt nấu chín cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn cà rốt sống.
Nếu bạn nấu cà rốt, hãy để nguyên củ trong khi hấp hoặc luộc và cắt chúng sau khi chín. Cách này làm giảm sự mất mát chất dinh dưỡng, bao gồm cả falcarinol, và mang lại cho chúng hương vị ngọt ngào hơn."
Bắp cải
Bắp cải đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết và trực tràng. (Ảnh: ITN)
Không chỉ có vô số công thức nấu ăn ngon với bắp cải, loại rau này còn giúp chống lại bệnh ung thư trong cơ thể chúng ta.
Bắp cải đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết và trực tràng. Giới chuyên gia khuyến nghị bắp cải nên được nấu chín tối thiểu hoặc ăn sống hoàn toàn để thu được đầy đủ lợi ích từ đặc tính chống ung thư của nó.
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này Bắp cải là loại rau phổ biến trong mùa đông, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Bắp cải là một trong những loại rau phổ biến được nhiều gia đình yêu thích trong mùa đông. Rau bắp cải ngon và mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên không phải...