Amazon, Intel, Paypal lo mất nhân tài khi từ chối nhân viên làm việc từ xa
Amazon, Intel và các công ty công nghệ khác thừa nhận việc từ chối nhân viên làm việc từ xa có thể khiến họ mất đi nhiều tài năng.
Theo CNBC, các hãng công nghệ lớn, bao gồm Amazon, Intel, Pinterest và PayPal, đều thừa nhận họ có nguy cơ mất nhân tài vào tay đối thủ cạnh tranh đang cung cấp lựa chọn công việc hấp dẫn, linh hoạt hơn, ví dụ như làm việc từ xa hoặc làm việc kết hợp giữa văn phòng và tại nhà.
Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt về nguồn kỹ sư phần mềm. Dịch Covid-19 tạo điều kiện cho lực lượng lao động này tìm thấy sự linh hoạt để làm việc từ xa, và một số nhân viên thậm chí không muốn quay trở lại văn phòng.
Trụ sở văn phòng làm việc chính của Amazon ở Seattle, Washington, Mỹ
Video đang HOT
Không ít hãng công nghệ lớn đang phải thừa nhận rằng cách sắp xếp công việc linh hoạt hơn của các đối thủ có thể gây ra rủi ro đáng kể cho doanh nghiệp của họ. Trong hồ sơ hằng năm được công bố gần đây, Amazon, Pinterest, Intel và PayPal lần đầu tiên đề cập môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút hoặc giữ chân nhân viên. Điều này cho thấy, hơn 2 năm sau dịch Covid-19, các công ty công nghệ lớn vẫn đang cân nhắc xem có nên đưa nhân viên trở lại văn phòng hay không, và những rủi ro liên quan đến việc đưa mọi người trở lại làm việc trong cùng một không gian.
Một số nhân viên công nghệ háo hức muốn văn phòng mở cửa trở lại, trong khi đó những người khác lại chỉ muốn làm việc từ xa. Các công ty đang tận dụng mong muốn về sự linh hoạt đó bằng cách cung cấp đặc quyền hấp dẫn dành cho nhân viên mới, chẳng hạn như khả năng đặt lịch trình của riêng họ hoặc làm việc từ bất kỳ đâu.
Ngày càng có nhiều hãng công nghệ đưa lựa chọn làm việc từ xa trở thành chuẩn mực, bao gồm Facebook, Twitter và Shopify. Những công ty khác như Dropbox và Atlassian cũng đang từ bỏ ý tưởng về một khuôn viên tập trung và cho phép nhân viên làm việc từ các địa điểm trên khắp đất nước. Coinbase, GiLlab và HashiCorp hoạt động mà không quan trọng việc có trụ sở chính thức hay không, nhưng lại nhấn mạnh vào việc ưu tiên lực lượng lao động từ xa.
Ngay cả những hãng công nghệ lớn như Google, Amazon và Apple, vốn đã đổ rất nhiều tiền vào các trụ sở phức tạp, cũng chuyển sang cung cấp thêm lựa chọn về môi trường làm việc, mặc dù họ không thoải mái như một số công ty công nghệ khác.
Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy trước đây nói với CNBC rằng, ông cảm thấy môi trường làm việc kết hợp sẽ là cách tiếp cận thiết thực nhất sau đại dịch. “Tôi không nghĩ mọi người sẽ quay lại văn phòng 100% như cách họ đã làm trước đây”, ông Jassy nói.
Thương vụ 40 tỷ USD giữa Nvidia và ARM có nguy cơ đổ bể
Theo nguồn tin của Bloomberg, Nvidia đang âm thầm từ bỏ vụ mua lại nhà thiết kế chip ARM từ tay tập đoàn SoftBank do không có hi vọng gì để được nhà chức trách chấp thuận.
Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, Nvidia đã thông báo với các đối tác rằng họ không kỳ vọng thương vụ có thể hoàn tất. Trong khi đó, SoftBank cũng đang chuẩn bị để ARM phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) như một phương án thay thế.
Khi Nvidia tuyên bố mua ARM vào tháng 9/2020 với giá 40 tỷ USD, nhiều người nhận xét đây là thương vụ thâu tóm bán dẫn lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, giao dịch nhanh chóng nhận phản ứng dữ dội từ các nhà chức trách và các bên liên quan trong ngành công nghiệp chip, bao gồm cả những khách hàng của ARM. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đệ đơn kiện để ngăn chặn thương vụ với lý do Nvidia sẽ trở nên quá quyền lực nếu kiểm soát các thiết kế chip của ARM.
Thương vụ cũng bị phản đối tại Trung Quốc, nơi các nhà chức trách thiên về hướng ngăn chặn nếu một nước nào đó chấp nhận. Theo nguồn tin, ban lãnh đạo Nvidia và ARM vẫn đang khiếu nại vụ việc lên các cơ quan quản lý và chưa có quyết định nào được đưa ra. Trước công chúng, hai bên vẫn duy trì cam kết đối với vụ mua bán.
Người phát ngôn Nvidia khẳng định giao dịch sẽ mang đến cơ hội để thúc đẩy ARM và tăng cường cạnh tranh, đổi mới. Phát ngôn viên SoftBank cũng bày tỏ mong muốn thương vụ sẽ được phê duyệt.
Nếu Nvidia thành công mua được ARM, đây sẽ là khoảnh khắc trọng đại với CEO Jensen Huang, người đã xây dựng một doanh nghiệp card đồ họa nhỏ bé thành một đế chế bán dẫn. Hiện tại, ông đang nắm trong tay công ty bán dẫn lớn nhất nước Mỹ với vốn hóa hơn nửa nghìn tỷ USD. Song, đây sẽ là cuộc chiến không dễ dàng. Năm 2018, Qualcomm cũng phải rút lui khỏi thương vụ thâu tóm NXP Semiconductors trị giá 44 tỷ USD sau gần 2 năm gặp trở ngại pháp lý.
Việc mua lại ARM bị giám sát chặt chẽ do các thiết kế chip của ARM xuất hiện trong mọi thứ, từ điện thoại đến xe hơi, trang thiết bị nhà máy. Trung lập là nền tảng kinh doanh của nhà thiết kế chip đến từ Anh. Những doanh nghiệp công nghệ lớn nhất thế giới đều phụ thuộc vào ARM, họ lo ngại sẽ mất tính trung lập khi ARM nắm dưới quyền kiểm soát của Nvidia.
Điều đó dẫn đến hàng loạt "ông lớn" chống lại thương vụ. Một nhóm bao gồm Qualcomm, Microsoft, Intel, Amazon đã cung cấp bằng chứng cho các nhà chức trách toàn cầu để khai tử giao dịch, theo nguồn tin. Họ cho rằng Nvidia không thể duy trì tính trung lập của ARM vì bản thân Nvidia cũng là khách hàng của ARM. Nvidia đang cạnh tranh với Intel trong thị trường chip máy chủ và cung cấp chip cho dịch vụ đám mây Amazon, Microsoft. Như vậy, Nvidia vừa là đối tác, vừa là địch thủ của họ.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nvidia và ARM còn phải qua được cơ quan quản lý châu Âu và Anh. Tại Trung Quốc, dường như rất khó để có được cái "gật đầu" của nhà chức trách khi căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang. Mỹ đã tìm cách ngăn chặn ngành bán dẫn Trung Quốc tiếp cận công nghệ mới nhất, trong khi nhiều công ty chip nước này lại là khách hàng của ARM. Do đó, Bắc Kinh có thêm lý do để không cho ARM lọt vào tay của Mỹ.
Dù thương vụ thành công hay không, SoftBank và ARM vẫn có trong tay 2 tỷ USD của Nvidia theo hợp đồng.
Apple lại bị Microsoft "cuỗm" mất nhân tài Mới đây, Apple đã mất kỹ sư chip chủ chốt thứ hai, nhân tài này rơi vào tay Microsoft. Theo báo cáo mới nhất từ Bloomberg, Microsoft đã thành công chiêu mộ một nhà thiết kế bán dẫn chủ chốt của Apple về làm việc cho mình. Đây là một phần trong nỗ lực mở rộng phát triển chip máy chủ của Microsoft...