Ấm áp kỷ niệm của các thế hệ học sinh với thầy Văn Như Cương
Sáng ngày 6/10, Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1989-2019). Hàng nghìn giáo viên, học sinh các khoá đã cùng dự buổi lễ và có những chia sẻ ấm áp về người thầy, nhà giáo Văn Như Cương, người sáng lập trường.
Một tiết mục văn nghệ do học sinh của trường thực hiện
Tại buổi lễ, các thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường đã ôn lại hành trình 30 năm hoạt động, dạy học.
Tháng 8/1988 thầy giáo Văn Như Cương gửi đơn xin thành lập trường dân lập tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc.
Khi đó, Bộ trưởng đã phải mở cuộc hội thảo để lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia. Nửa năm sau, UBND TP Hà Nội có quyết định thành lập trường. Đây cũng là ngôi trường dân lập đầu tiên của thời kỳ đó.
Video đang HOT
Các cô giáo Trường Lương Thế Vinh
Từ khi thành lập đến nay, PGS Văn Như Cương luôn duy trì triết lý giáo dục: “Có chí thì nên”. Trường đề ra nhiều quy định nghiêm ngặt như: không nói xấu bạn bè, thầy cô giáo trên facebook; học sinh không được nhuộm tóc; đi học muộn 5 phút phải lao động công ích suốt 1 tiết; không văng tục, gây gổ, đánh nhau; thậm chí không được ăn kẹo cao su, bật điện thoại trong giờ học…
Những quy định trên từng gây tranh cãi, đặc biệt đã từng có ý kiến phụ huynh cho rằng, gia đình học sinh cảm thấy áp lực, sợ hãi trước những nội quy, kỷ luật khắt khe của trường. Khi đó, PGS Văn Như Cương đã nói: “Nhà trường không hà khắc, chỉ nghiêm khắc”.
Tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, học sinh các thế hệ đã chia sẻ kỷ niệm, lời dạy ấm áp của thầy giáo già có bộ râu bạc trắng. Thầy có những câu nói, lời dạy “để đời” cho các thế hệ học sinh, trong đó luôn hướng học sinh đến việc phải làm người tử tế.
Thanh Duy, cựu học sinh của trường nay du học ở Canada chia sẻ kỷ niệm: “Có lần, anh đi học muộn bị cô giáo cho đứng ngoài của lớp. Thầy Cương đi qua nhìn thấy đã hỏi han và sau khi biết nguyên nhân thầy đã xin cô cho anh vào lớp. Đó là một kỷ niệm không thể nào quên”.
Cô Mỹ Hạnh, giáo viên dạy Toán 10 năm cũng là cựu học sinh của Trường Lương Thế Vinh chia sẻ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cô đã rất trăn trở với lời dạy của thầy Cương: “Các em vào ĐH thầy vui. Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi. Ít em mong muốn vào nghề sư phạm. Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?”. Vì câu nói đó của thầy, cô Hạnh đã lựa chọn nghề sư phạm và học xong quyết tâm quay lại trường, đứng trên bục giảng để thông qua các bài giảng, dạy học sinh những điều tử tế trong cuộc sống.
Trong khuôn khổ các hoạt động thành lập 30 năm ngày thành lập trường, thầy Nghiêm Ngọc Anh, cựu giáo viên của Trường Lương Thế Vinh cho rằng, với tên tuổi và đóng góp của PGS Văn Như Cương, trường nên đề xuất đổi tên cơ sở Tân Triều mang tên của nhà giáo Văn Như Cương.
Tuy nhiên, Phó hiệu trưởng nhà trường, bà Văn Liên Na cho biết, trước khi PGS Văn Như Cương mất, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu tách trường, mỗi đơn vị giáo dục ngoài công lập chỉ được thành lập một cơ sở. Khi đó, gia đình đã hỏi thầy Cương về việc đổi tên trường sau khi thầy qua đời nhưng ông không đồng ý vì tên Trường Lương Thế Vinh đã đồng hành với nhiều thế hệ giáo viên, học sinh.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Gia Lai ngưng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức dạy học thêm
Ngày 4/10, Sở GD&ĐT Gia Lai đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về dạy thêm, học thêm.
Ảnh minh họa/internet.
Theo văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu, phổ biến các quy định tại Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT. Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc các điều quy định của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012; trừ các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT đã công bố hết hiệu lực theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019.
Sở GD&ĐT cũng thông báo ngưng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.
Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 26/8/2019 công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Lý do: Hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014. Thời điểm hết hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Các điều hết hiệu lực tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT liên quan tới: Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; Yêu cầu đối với người dạy thêm; Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học mở mã ngành đào tạo công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đang khuyến khích các trường đại học nghiên cứu để mở các mã ngành đào tạo mới liên quan đến CNTT như trí tuệ nhân tạo và một số ngành khác phục vụ cho chuyển đổi số. Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về phát triển nguồn nhân lực 4.0 tại phiên...