Ám ảnh bức hình nữ sinh viên Myanmar tử vong do bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình
Khi tham gia biểu tình phản đối quân đội Myanmar làm đảo chính lật đổ chính quyền dân sự, nữ sinh viên đại học này đã bị bắn trúng đầu và tử vong.
Loạt biểu tình rúng động Myanmar những ngày qua đã được các hãng thông tấn hàng đầu thế giới phản ánh.
Người dân Myanmar viếng, khóc thương bên thi hài nữ sinh viên Kyal Sin. Ảnh: AP.
Theo các hãng tin lớn này cũng như nguồn tin Liên Hợp Quốc, đến nay đã có hơn 50 người biểu tình thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng cảnh sát và quân đội Myanmar .
Video đang HOT
Hãng thông tấn AP đã ghi lại hình ảnh người dân Myanmar khóc thương khi viếng nữ sinh viên tên là Kyal Sin mới 20 tuổi. Khi tham gia một cuộc biểu tình ở Mandalay (Myanmar) vào hôm 3/3/2021 để phản đối đảo chính quân sự ở nước này, nữ sinh Kyal Sin đã bị bắn trúng đầu và thiệt mạng sau đó.
Riêng trong ngày 3/3, các lực lượng an ninh Myanmar được cho là đã nổ súng và làm thiệt mạng 38 người biểu tình.
YouTube xóa 5 kênh của quân đội Myanmar
YouTube xóa 5 kênh của mạng truyền hình do quân đội Myanmar điều hành khỏi nền tảng, trong bối cảnh chính biến tại nước này ngày càng căng thẳng.
"Chúng tôi đã chấm dứt một số kênh và xóa vài video trên YouTube theo nguyên tắc cộng đồng và luật hiện hành", phát ngôn viên của YouTube hôm nay cho biết trong một thông báo.
Các kênh bị xóa bao gồm kênh của MRTV (Đài Phát thanh và Truyền hình Myanmar), Myawaddy Media, MWD Variety và MWD Myanmar, vốn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Lực lượng an ninh trấn áp người biểu tình chống đảo chính tại Yangon, Myanmar, hôm 4/3. Ảnh: Reuters .
Facebook hồi tháng 2 cũng cấm trang của MRTV và hiện đã xóa toàn bộ trang liên quan đến quân đội Myanmar. Mạng xã hội này cũng bị chính quyền quân sự Myanmar chặn tháng trước.
Các nền tảng truyền thông xã hội khác cũng đang cố gắng tìm cách hạn chế nội dung từ quân đội, ngôn ngữ thù địch và tin giả ở Myanmar. Reuters hôm qua đưa tin binh sĩ và cảnh sát vũ trang nước này bị cáo buộc dùng TikTok để dọa giết người biểu tình phản đối đảo chính. Giới nghiên cứu cho hay sau lệnh cấm của Facebook, quân đội Myanmar đang cố gắng tăng cường hiện diện trên các nền tảng khác.
Tình hình tại Myanmar gần đây ngày càng căng thẳng sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội giải thích việc bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao là hành động "hợp lý", bởi chính quyền dân sự đã không giải quyết cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 của họ, trong khi ủy ban bầu cử cho hay cuộc bỏ phiếu diễn ra công bằng.
Giữa lúc làn sóng biểu tình đòi thả bà Suu Kyi không có dấu hiệu hạ nhiệt, lực lượng an ninh Myanmar dường như trở nên cứng rắn hơn. 38 người đã thiệt mạng chỉ trong ngày 3/3, biến đây thành "ngày đẫm máu nhất" kể từ khi xảy ra chính biến, theo Liên Hợp Quốc.
Một tháng Myanmar sục sôi dưới chính quyền quân sự Quân đội Myanmar bất ngờ đảo chính ngày 1/2, lập hội đồng tiếp quản quyền lực, châm ngòi cho làn sóng biểu tình ngày càng bạo lực trên cả nước. Binh sĩ Myanmar đứng gác tại một trạm kiểm soát có rào chắn và xe bọc thép, chặn con đường tới tòa nhà quốc hội ở Naypyitaw hôm 2/2. Trước đó một ngày,...