Alibaba không được mua thiết kế chip cao cấp nhất
Alibaba nằm trong số các công ty Trung Quốc không được mua thiết kế chip hiện đại nhất từ hãng Arm của Anh quốc.
Arm xác định Alibaba không thể mua những thiết kế chip tối tân do Anh và Mỹ sẽ không cấp giấy phép xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc. Một trong số này là dòng Neoverse V do hiệu suất quá cao, theo nguồn tin của Financial Times. Quyết định sẽ ảnh hưởng đến bộ phận bán dẫn T-Head của Alibaba và các hãng Trung Quốc khác.
Đây là lần đầu tiên Arm không thể xuất khẩu thiết kế chip hiện đại nhất sang Trung Quốc.
Alibaba không thể mua thiết kế chip tối tân từ Arm. (Ảnh: Reuters)
Trước đó hai tháng, Mỹ công bố biện pháp kiểm soát xuất khẩu gắt gao nhằm cản bước Trung Quốc tiếp cận chip hiện đại hay công nghệ, trang thiết bị cần thiết để sản xuất bán dẫn cao cấp trong nước. Theo Paul Triolo – chuyên gia công nghệ của Trung Quốc tại hãng tư vấn Albright Stonebridge, các biện pháp mới đã được cập nhật để tác động đến các loại công nghệ của Arm. Họ phải xác định năng lực của các sản phẩm có đáp ứng hay vượt quá yêu cầu kỹ thuật trong quy định mới hay không.
Những công ty IP như Arm đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng bán dẫn.
Video đang HOT
Dù Arm xin cấp giấy phép để bán công nghệ, khả năng thành công rất thấp xét tới lập trường của Mỹ với Trung Quốc. Giống như các doanh nghiệp công nghệ khác trên toàn cầu, các công ty Trung Quốc dựa vào thiết kế của Arm để phát triển sản phẩm, từ smartphone đến máy chủ.
Một kỹ sư từ T-Head chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy thế giới phương tây đang nhìn chúng tôi như những con người hạng hai. Họ sẽ không bán sản phẩm tốt cho chúng tôi ngay cả khi chúng tôi có tiền”.
Kỹ sư này cho biết, các lệnh cấm vận của Mỹ đã tạo ra cơ chế hai cấp. Neoverse V ra mắt năm 2021 và đang được Amazon Web Services sử dụng cho con chip điện toán cao cấp của họ.
Tài sản sở hữu trí tuệ của Arm có mặt trong phần lớn các con chip và được hầu hết các công ty dùng để phát triển công nghệ hiện đại. Căng thẳng Mỹ – Trung leo thang khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tìm kiếm thay thế, một trong số đó là Risc-V.
Arm bán kiến trúc thiết kế cho vi xử lý và các nhân nằm trong vi xử lý. Năm ngoái, công ty giới thiệu vài thiết kế nhân mới, bao gồm Neoverse N2 và Neoverse V1, V2. Trung Quốc bị cấm mua Neoverse V2 và V1 vì các biện pháp quản lý xuất khẩu của Anh và Mỹ liên kết với công nghệ nằm trong Wassenaar, thỏa thuận đa phương ra đời năm 1996 với sự tham gia của 42 quốc gia. Thỏa thuận nhằm hạn chế chuyển đổi công nghệ lưỡng dụng cho mục đích quân sự.
Arm xác định trước rằng, họ không thể bán công nghệ cho Trung Quốc vì “xuất xứ Mỹ”, thuộc phạm vi điều chỉnh của Wassenaar và cần giấy phép xuất khẩu từ Washington.
Mỹ đang cố thuyết phục các đồng minh quan trọng trong mảng chip tại châu Âu và châu Á, đáng chú ý nhất là Hà Lan và Nhật Bản, áp dụng biện pháp xuất khẩu nghiêm ngặt đối với thiết bị chip. Mỹ cần sự trợ giúp từ đồng minh để hoàn thiện chính sách kiểm soát xuất khẩu mà ông Biden công bố hồi tháng 10.
Một quan chức từ công ty thiết kế chip tại Thâm Quyến (Trung Quốc) tự nhận đã quá “ngây thơ” khi nghĩ có thể tiếp tục sử dụng thiết kế của Arm mà không phải lo lắng bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng. Công ty của ông đang phát triển con chip cao cấp cho điện toán đám mây. Giờ đây, họ sẽ phải chuyển sang dùng thiết kế N2 thay vì V1 và quá trình sẽ mất thời gian hơn do V1 “đánh bại N2 về mọi phương diện”.
Nguồn tin của Financial Times tiết lộ Arm đang hợp tác với Alibaba và đối tác Trung Quốc để tìm ra giải pháp vừa đáp ứng yêu cầu hiệu suất, vừa tuân thủ quy định mới nhất.
Con chip giúp Trung Quốc nuôi giấc mơ tự chủ bán dẫn
Trung Quốc đặt cược một kiến trúc thiết kế chip nguồn mở sẽ giúp nước này đạt được tự chủ khi sản xuất bán dẫn trong lúc Mỹ siết chặt 'gọng kìm' xuất khẩu.
Tại một sự kiện công nghiệp tuần trước, 11 công ty bán dẫn Trung Quốc giới thiệu các con chip mới nhất dựa trên kiến trúc RISC-V. Đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của nước này trong việc cách ly khỏi tiêu chuẩn thiết kế chip phổ biến do phương Tây kiểm soát.
Theo Hiệp hội Công nghiệp RISC-V, chip mới đại diện cho năng lực thiết kế mạch tích hợp (IC) tiến bộ của Trung Quốc. Hiệp hội bao gồm các startup RISC-V địa phương và nhà thầu thiết kế IC VeriSilicon Holdings.
Mã nguồn RISC-V được cung cấp miễn phí cho công chúng. Trong khi đó, kiến trúc thiết kế chip máy tính x86 do Intel phát triển, còn kiến trúc thiết kế chip smartphone lại của Arm.
Trung Quốc hi vọng thiết kế chip mới sẽ giúp nước này thoát li phương Tây. (Ảnh: Shutterstock)
Khi Trung Quốc tiến tới giảm lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài, Thượng Hải là thành phố đầu tiên khởi động phát triển RISC-V. Tháng 7/2018, thành phố giới thiệu các ưu đãi tài chính cụ thể nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển vi xử lý RISC-V và tài sản sở hữu trí tuệ (IP) liên quan.
Các chip được tiết lộ tuần trước bao trùm nhiều loại ứng dụng, từ máy tính cá nhân, xe hơi đến liên lạc không dây, quản trị năng lượng. Một số công ty tuyên bố đã đạt thành tựu công nghệ đáng kể.
StarFive, thành lập năm 2018 tại Thượng Hải, cho biết CPU RISC-V của mình "đối đầu trực tiếp" với Cortex-A76 của Arm. Chip sản xuất trên quy trình 12nm và đặt mục tiêu trở thành chip RISC-V đầu tiên trên thế giới tương thích với các máy tính và notebook mini phổ biến.
Artosyn, ra đời năm 2011, mô tả chip liên lạc AR8030 của mình là SoC không dây full-band 150M-7GHz đầu tiên trên toàn cầu. Nó dựa trên lõi CPU RISC-V do T-Head - bộ phận bán dẫn của Alibaba - phát triển. Timesintelli Technology, một công ty thiết kế chip khác, tự tin rằng vi xử lý RISC-V của mình có thể cạnh tranh với Cortex M và Cortex R của Arm.
Theo các lãnh đạo, nhiều con chip dự kiến có mặt tại thị trường vào năm sau. Wayne Dai, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch VeriSilicon, nhận xét, đi từ giai đoạn R&D đến sản xuất đại trà và giao hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng. Ông chia sẻ, hầu hết 10 con chip RISC-V giới thiệu tại hội nghị năm 2021 đã được sản xuất số lượng lớn và tổng sản lượng vượt 10 triệu đơn vị.
Dù RISC-V đại diện cho cơ hội để Trung Quốc đột phá thị trường thiết kế CPU, nước này vẫn phụ thuộc vào lõi IP của Anh và Mỹ. Các ứng dụng của RISC-V trong tương lai gần chủ yếu nằm trong những lĩnh vực như gia dụng thông minh, thiết bị đeo, camera giám sát, xe điện, robot công nghiệp.
8 xu hướng định hình ngành công nghiệp bán dẫn năm 2023 Năm 2022 đầy biến động đã kích hoạt sự điều chỉnh lượng hàng tồn kho ngành bán dẫn, các công ty đang phản ứng với chu kỳ suy giảm, nhưng có những xu hướng phát triển cao trên cơ sở chất bán dẫn trong năm 2023. Ảnh minh họa chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung. DIGITIMES Asia Hiện có vô số ứng...