Alibaba hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19
Alibaba.com – nền tảng thương mại điện tử toàn cầu B2B, vừa giới thiệu sáng kiến “ Sprout Up” (tạm dịch: “Đâm Chồi”), giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tuyến một lượng lớn khách hàng chất lượng trên toàn thế giới.
Alibaba.com vừa triển khai sáng kiến “Sprout Up” hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua được dịch Covid-19
Đây là phần mở rộng của sáng kiến “Spring Thunder 2020″ của Tập đoàn Alibaba, dự án “Sprout Up” là giải pháp kỹ thuật số kịp thời và phù hợp giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh tranh số hóa trong bối cảnh đại dịch quay trở lại ở Việt Nam.
Theo khảo sát từ Alibaba, 65% người mua hàng toàn cầu hiện sử dụng các nền tảng trực tuyến để tìm kiếm nguồn hàng thay cho việc đến trực tiếp từng doanh nghiệp. Hiện Alibaba đang có hơn 20 triệu người dùng thường xuyên từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, trung bình có 300.000 đơn hàng từ nguyên liệu thô đến thành phẩm được thực hiện hằng ngày.
Video đang HOT
Hiện tại, các nhà bán hàng Việt Nam có hơn 600.000 sản phẩm đang được đăng tải trên Alibababa.com, bao gồm các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như thực phẩm và đồ uống, đồ nội thất, nhà và vườn, nông nghiệp và may mặc.
Theo đó, Alibaba sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gói dịch vụ “lên sàn” trực tuyến trong 90 ngày, bao gồm các tính năng như xây dựng gian hàng trực tuyến, hỗ trợ đăng tải sản phẩm, tìm hiểu về quảng cáo từ khóa, hỗ trợ quản lý lưu lượng khách hàng hay xử lý đơn hàng.
Ngoài ra, Alilbaba cũng sẽ cung cấp Smart Marketing Solution – một công cụ quảng cáo từ khóa thông minh. Công cụ này được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu khách hàng của Alibaba sử dụng các thuật toán AI, giúp các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của họ với chiến lược định giá thông minh, mà không cần thêm nhân lực hoặc chi phí đầu tư, đồng thời, công cụ cũng giúp họ đánh giá nhu cầu của danh mục sản phẩm, tư vấn định giá cho các gói thầu từ khóa để tăng lưu lượng truy cập của khách hàng và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.
Nhật Bản hỗ trợ các công ty trong nước phát triển mạng 5G
Chính phủ Nhật Bản có thể hỗ trợ khoảng 70 tỷ yen (653 triệu USD) giúp các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử và viễn thông phát triển mạng lưới không dây 5G nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Biểu tượng mạng 5G tại một triển lãm.
Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty trong nước phát triển mạng lưới không dây 5G nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Theo các nguồn thạo tin ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản có thể hỗ trợ khoảng 70 tỷ yen (653 triệu USD) cho các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử và viễn thông của nước này.
Khoản tiền được trích từ nguồn quỹ trị giá 110 tỷ yen mà Tokyo dành cho Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới theo ngân sách bổ sung tài khóa 2019.
Các nguồn thạo tin cho rằng nhiều khả năng Tập đoàn NEC và Fujitsu sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ để phát triển các thiết bị được dùng tại các trạm cơ sở cho mạng lưới 5G.
Nhật Bản được cho là đang đi sau trong cuộc đua phát triển mạng lưới viễn thông di động và các trạm cơ sở 5G khi Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường, trong khi Công ty Telefonaktiebolaget LM Ericsson của Thụy Điển và Tập đoàn Nokia của Phần Lan cũng đang mở rộng thị phần.
Do đó, tuần trước, NEC và Tập đoàn viễn thông Nippon đã nhất trí về vốn và hoạt động kinh doanh nhằm hợp tác phát triển công nghệ mạng lưới không dây 5G nhằm giành thị phần lớn nhất trên thị trường cơ sở hạ tầng di động toàn cầu vào năm 2030.
Cùng với Fujitsu, NEC cũng đã xin giấy phép hoạt động các dịch vụ "5G địa phương" - nơi các chính quyền và doanh nghiệp địa phương được phép xây dựng mạng lưới tại một số khu vực như nhà máy và đất nông nghiệp.
Cuối tháng 3 vừa qua, Fujitsu cho biết sẽ sử dụng 5G để giám sát an ninh tại nhà máy của tập đoàn ở tỉnh Kawasaki và Kanagawa. Hệ thống sẽ phân tích các đoạn băng video được truyền bởi những camera, sử dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện bất cứ chuyển động đáng ngờ nào.
Công nghệ 5G sẽ cho phép truyền tải một lượng lớn dữ liệu với tốc độ cực kỳ cao, cho phép các thiết bị viễn thông kết nối với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ. Kết hợp với công nghệ vạn vật kết nối Internet, 5G được cho là sẽ giúp các thiết bị như đồng hồ thông minh và thiết bị gia dụng tích hợp cao, mở ra cơ hội cho các dịch vụ mới./.
Bộ xử lý mới của Intel được Facebook, Tencent, Alibaba sử dụng Sau khi Intel tung ra bộ xử lý dành cho doanh nghiệp, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Tencent, Baidu, Alibaba đã cam kết sử dụng. Intel mới đây giới thiệu bộ xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ thứ 3 nhắm vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, có thể sử dụng trong các hệ thống máy tính rất lớn. Bộ...