Ai thích đề của Sở, ai thích đề của Trường?

Theo dõi VGT trên

Giáo viên có những trạng thái trái ngược nhau khi một bên đề kiểm tra của trường, một bên đề kiểm tra của sở.

Khi được hỏi về đề kiểm tra học kỳ, thầy B. phấn khởi cho biết: “ Ở địa phương của mình, các nhà trường, thầy cô giáo tự ra đề kiểm tra học kỳ, khỏe re. Muốn dễ có dễ, muốn khó có khó. Muốn tỉ lệ, kết quả điểm bao nhiêu chả được“.

Còn cô N, ở địa phương khác, phân trần: “ Nhiều giáo viên của trường tôi chẳng vui khi mấy năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo “dành” ra đề kiểm tra học kỳ dùng chung cho học sinh các khối lớp toàn tỉnh. Học sinh không trúng tủ. Kết quả điểm kiểm tra lại thấp xịt. Rõ chán.”

Đó là hai trạng thái trái ngược nhau của giáo viên khi một bên đề kiểm tra của trường, một bên đề kiểm tra của sở.

Ai thích đề của Sở, ai thích đề của Trường? - Hình 1

Đề kiểm tra của trường hay đề kiểm tra của sở có nhiều ưu điểm hơn? (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Yêu cầu cốt lõi của đề kiểm tra học kỳ là phải đảm bảo chuẩn kiến thức – kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phân hóa được năng lực của học sinh ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao…

Nhưng đến các trường, mỗi trường, mỗi nhóm, tổ có một kiểu ra đề kiểm tra học kỳ không giống nhau.

Trường ở nông thôn, miền núi có diện học sinh yếu kém nhiều, đáng lẽ ra điểm kiểm tra phải thấp nhưng thực tế điểm kiểm tra lại khá cao, không kém gì các trường ở nơi kinh tế phát triển.

Bởi vì, các nhà trường sính bệnh thành tích, không muốn học sinh của mình “thua chị kém em” nên đã chỉ đạo, nói miệng cho các giáo viên ra đề cương ôn tập thật đơn giản và đề kiểm tra thường ở dưới mức chuẩn, thậm chí rất dễ.

Trường ở thành phố, trường tốp trên về chất lượng đầu vào của học sinh thì nhiều tổ, nhóm, giáo viên ra đề cương ôn tập với rất nhiều nội dung, câu hỏi và đề kiểm tra học kỳ ở mức trên chuẩn, có những câu cực khó.

Đây cũng là một cách để học sinh thành phố, nơi có điều kiện không thể thoát chuyện phải đi học thêm thầy cô giáo đang dạy mình.

Video đang HOT

Thành ra, mặc dù cùng một chương trình, sách giáo khoa hiện hành song trên cùng một địa phương, học sinh ở thành phố lại chịu vất vả, áp lực hơn học sinh ở nông thôn, miền núi về ôn tập và kiểm tra học kỳ.

Còn về điểm số, kết quả trên sổ sách, học bạ thì học sinh thành phố chưa chắc bằng học sinh nông thôn, miền núi. Cái nghịch lý của việc các trường tự ra đề kiểm tra học kỳ là thế.

Khi Sở Giáo dục và Đào tạo ra đề kiểm tra học kỳ dùng chung cho học sinh toàn tỉnh thì học sinh thành phố lại phấn khởi, vui mừng vì đề vừa sức; trái lại, học sinh nông thôn, miền núi thì lo lắng, vất vả vì đề có phần khó hơn (do quen với đề dưới chuẩn của thầy cô giáo tại trường).

Còn phía nhà trường, hầu hết, thầy cô giáo thường có biểu hiện giống như phân trần của cô N. đã nêu ở đầu bài viết.

SÔNG TRÀ

Theo giaoduc

Đề kiểm tra học kỳ của Sở phải thực sự chuẩn mực và tránh những sai sót

Hàng năm chúng ta vẫn thấy có một s.ố đ.ề kiểm tra còn sai sót về kỹ thuật, về nội dung nên phải chỉnh sửa đáp án, có địa phương còn để xảy ra tình trạng lộ đề.

Mỗi khi kiểm tra học kỳ thì Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương thường ra một s.ố đ.ề cho học sinh trên địa bàn của mình nhằm đ.ánh giá tình hình chung về chất lượng dạy và học của các nhà trường.

Tuy nhiên, hàng năm chúng ta vẫn thấy có một s.ố đ.ề kiểm tra còn sai sót về kỹ thuật, về nội dung nên phải chỉnh sửa đáp án, có địa phương còn để xảy ra tình trạng lộ đề.

Chính vì thế, thời điểm này cũng là lúc đa phần các địa phương chuẩn bị bước vào thời điểm kiểm tra học kỳ I nên những chuyên viên được giao nhiệm vụ ra đề kiểm tra phải thật sự chú ý để hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.

Đề kiểm tra học kỳ của Sở phải thực sự chuẩn mực và tránh những sai sót - Hình 1

Đề của Sở cần tránh những sai sót để đảm bảo quyền lợi cho học sinh (Ảnh minh họa: vov.vn).

Việc ra đề của Sở hiện nay chủ yếu chỉ ra ở một số môn học được xem là môn chính ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đặc biệt là những môn học ở cuối cấp nhằm chuẩn bị cho học sinh làm quen với các dạng đề để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp.

Chính vì đề kiểm tra của Sở có phạm vị ảnh hưởng rộng đến học sinh toàn tỉnh nên nếu đề tốt, không có sai sót thì uy tín của Sở, của chuyên viên ra đề cũng được đảm bảo.

Ngược lại, nếu đề kiểm tra mà có những sai sót về kỹ thuật, về nội dung thì đương nhiên phải đính chính, điều chỉnh về đề và đáp án trong toàn địa bàn. Tất nhiên, khi sai sót dù người ra đề phát hiện ra hay các trường học phát hiện thấy thì cũng bắt buộc phải thông báo đến toàn tỉnh.

Lúc ấy, tất nhiên uy tín của Sở, của người ra đề sẽ bị ảnh hưởng, nhất là những sai sót đó được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài tranh luận thì càng ảnh hưởng đến Sở.

Đề sai sót hay gặp ở cấp Trung học cơ sở

Qua nhiều năm giảng dạy và theo dõi việc ra đề của Sở, chúng tôi nhận thấy những đề kiểm tra học kỳ ở cấp Trung học cơ sở thường có những sự cố về nội dung đề, về đáp án nhiều hơn ở cấp Trung học phổ thông.

Thông thường, mỗi chuyên viên ở Phòng Trung học của Sở phụ trách một môn học nhưng đa phần các thầy (cô) này đều có điểm xuất phát là giáo viên Trung học phổ thông. Một số người là giáo viên cốt cán được rút về Sở, cũng có một số thầy cô đang là cán bộ quản lý các nhà trường được điều động về.

Chính vì được đào tạo làm giáo viên Trung học phổ thông, ra trường đi dạy rồi làm quản lý ở cấp học này nên đã quá quen với chương trình, sách giáo khoa cấp Trung học phổ thông.

Thế nhưng, khi phụ trách môn học của Sở thì bắt buộc phải kiêm nhiệm cả 2 cấp học nên việc ra đề cho cấp Trung học cơ sở đôi khi có những sai sót nhất định mà chúng ta vẫn thường chứng kiến.

Nhiều khi kiểm tra xong, đáp án đã gửi về các trường, giáo viên chấm phát hiện ra sai sót và báo ngược lại cho người ra đề thì vị này thường chuyển email đính chính cho thành viên là Hội đồng bộ môn để gửi cho các tổ trưởng bộ môn chứ ít khi gửi qua email của trường vì ngại ảnh hưởng đến uy tín của mình.

Song, gửi bằng hình thức nào thì cũng không tránh được những thị phi vì giáo viên cả tỉnh họ biết nên những bàn tán là điều khó tránh khỏi.

Việc sai sót còn thể hiện ở chỗ có những năm mà Sở tổ chức kiểm tra học kỳ sớm nên dẫn đến tình trạng có những đơn vị kiến thức trong đề kiểm tra thì có nhiều trường chưa dạy đến.

Đề của Sở phải cần chính xác và chuẩn mực

Vẫn biết là khi ra đề kiểm tra, những thầy cô ra đề ở Sở, những người phản biện (nếu có) đã phải cố gắng rất nhiều để hạn chế sai sót. Tuy nhiên, việc ra đề, nhất là đối với những môn Xã hội, trong đó có đề Ngữ văn thường bị lên án nhiều nhất.

Bởi, những đề kiểm tra của các môn học này không chỉ là nội dung kiến thức mà còn đòi hỏi về chính tả, ngữ pháp, nghĩa của từ ngữ...Chính vì thế, chỉ cần một chút không cẩn thận là đương nhiên sẽ gặp rất nhiều phiền toái về sau.

Trong khi, các trường học vẫn luôn đề cao các đề kiểm tra của Sở ra và xem đó là chuẩn mực để giáo viên học hỏi cho việc ra đề của mình.

Vậy nên, mỗi khi kiểm tra học kỳ thì chuyên viên của Sở phải thật sự chú ý để tránh sai sót không đáng có.

Những đơn vị kiến thức của đề cần phải được rải đều ở các chương, bài, phải nằm trong chương trình, sách giáo khoa. Nội dung đề bài không đ.ánh đố học trò, không có quá nhiều câu hỏi khó, câu hỏi phải tường minh, không lắt léo bởi đây là đề đại trà, đề cho tất cả các đối tượng học sinh làm bài chứ không phải là đề học sinh giỏi hay là thi tuyển sinh.

Đề quá khó, không chỉ học sinh không làm được mà kết quả kiểm tra học kỳ thấp còn có tác động rất lớn đến nhà trường và ngay cả người phụ trách môn học ở Sở.

Về hình thức phải được trình bày rõ ràng, đẹp, không sai sót về chính tả, ngữ pháp, và có ma trận rõ ràng, cụ thể. Tránh tình trạng Sở chỉ gửi đề và đáp án về trường mà "quên" gửi ma trận đề kiểm tra như một số địa phương đang làm lâu nay.

Khi có những sai sót được phát hiện trong các đề kiểm tra thì lãnh đạo Sở, người ra đề cần mạnh dạn nhận trách nhiệm về hạn chế của mình.

Tránh tình trạng đi kiểm tra các trường, đề trường ra mà có sai sót là góp ý, phê bình nặng nề, ghi biên bản và gửi email cho toàn bộ các trường biết. Nhưng, hàng năm đề của Sở sai thì lại cứ lờ đi xem như chẳng có chuyện gì xảy ra.

NHẬT DUY

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn biến mới vụ ca sĩ Chu Bin bị bắt
10:30:23 07/06/2024
Sunna bị dân tình réo tên giữa lúc xôn xao chuyện tình cảm của Xoài Non có biến, từ một clip?
08:04:29 07/06/2024
Diễn viên Kiều Linh và Mai Sơn đổ vỡ hôn nhân
10:39:06 07/06/2024
Toàn cảnh lễ cưới riêng tư tại Đà Lạt của Midu chính thức hé lộ: Visual dâu rể "cực phẩm", không gian như cổ tích
09:21:16 07/06/2024
Bạn thân vợ gửi nhầm tin nhắn, người đàn ông phản ứng khiến cô nàng xanh mặt
07:19:06 07/06/2024
'Người một nhà' tập 22: Khanh van xin Trí hiến gan để cứu sống con gái
09:49:52 07/06/2024
Những biểu cảm của HLV Kim Sang Sik sau chiến thắng đầu tay cùng ĐT Việt Nam
10:40:13 07/06/2024
Quỳnh Lương bị miệt thị khi bàn luận chuyện hôn nhân của Xoài Non và Xemesis?
09:45:21 07/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xem ngay lịch âm hôm nay 7/6 và ngày tốt tháng 6

Trắc nghiệm

13:45:34 07/06/2024
Xem ngay lịch âm 7/6 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ hoàng đạo, giờ đẹp hôm nay 7/6 và lịch vạn niên tháng 6, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.

Tai nạn thương tâm ở Đồng Nai

Tin nổi bật

13:32:45 07/06/2024
Ngày 7-6, cơ quan chức năng TP Biên Hòa (Đồng Nai) đang tiến hành xác minh làm rõ vụ tai nạn đường sắt làm ông V.T.D. (67 t.uổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) t.ử v.ong.

Em gái Angela Phương Trinh gửi đơn khẩn cầu: Chị tôi đang nợ rất nhiều, không đủ trả t.iền điện nước, mẹ đến thăm bị bảo vệ cấm

Sao việt

13:31:22 07/06/2024
Ngày 7/6, trên trang cá nhân, Lê Ngọc Phương Trang - em gái Angela Phương Trinh đã chia sẻ ảnh chụp đơn khẩn cầu mà cô và gia đình gửi đến cơ quan chức năng.

Xung đột Hamas-Israel: PA sẵn sàng tham gia Chính quyền Palestine 'thống nhất'

Thế giới

13:30:15 07/06/2024
Giới lãnh đạo Palestine đã bị chia rẽ kể từ năm 2007, với việc PA, do Tổng thống Mahmud Abbas lãnh đạo, nắm quyền hạn chế ở Bờ Tây bị chiếm đóng, trong khi phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza.

Phong cách đối lập của Hồng Diễm, Thu Trang trong "Trạm cứu hộ trái tim"

Phong cách sao

13:25:25 07/06/2024
Trang phục của Hồng Diễm, Thu Trang trong phim được stylist Khúc Mạnh Quân chuẩn bị tỉ mỉ. Stylist cũng phản hồi tranh cãi về phong cách của nhân vật Ngân Hà do Hồng Diễm thủ vai.

Katy Perry hát tại tiệc t.iền hôn lễ của con trai tỷ phú giàu nhất châu Á

Nhạc quốc tế

12:57:55 07/06/2024
Nữ ca sĩ Katy Perry đã tham gia biểu diễn tại tiệc t.iền hôn lễ của doanh nhân Anant Ambani, con trai út của tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani. Mức thù lao của Katy Perry gây sửng sốt.

Những món đồ tiện ích dùng rồi mới biết không tiện chút nào

Sáng tạo

12:57:39 07/06/2024
Thoạt nhìn, thứ này khá tốt, nó giải quyết được vấn đề lỗ thoát nước nhỏ và lỗ lớn trên bếp mỗi khi đổ bát đĩa và vụn cơm ra, bồn sẽ bừa bộn.

Hai người nước ngoài giúp bà Trương Mỹ Lan vận chuyển t.iền qua biên giới

Pháp luật

12:37:14 07/06/2024
Liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, có hai người nước ngoài vận chuyển trái phép t.iền tệ qua biên giới là Chiu Bing Keung Kenneth và Chen Yi Chung.

Người một nhà - Tập 22: Khải quyết làm người tử tế

Phim việt

11:50:56 07/06/2024
Khải hiểu để làm người tử tế không dễ dàng. Nhưng nếu đi theo ông Đông, con trai mình có thể cũng sẽ giống Long.

Diễn viên Lê Khánh: Tôi chưa thấy bất lợi gì khi lấy chồng cùng nghề

Tv show

11:37:32 07/06/2024
Diễn viên Lê Khánh dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm sân khấu và bày tỏ quan điểm làm nghề trong chương trình Học viện cải lương .

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Ngày xưa làm phim lời hơn bây giờ

Hậu trường phim

11:34:18 07/06/2024
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum vừa có những chia sẻ xoay quanh dự án Vầng trăng thơ ấu , đồng thời nêu quan điểm về chuyện làm phim của trước đây và hiện tại.