AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?
Lượng dữ liệu dùng để huấn luyện trí tuệ nhân tạo đã gần cạn kiệt, buộc các nhà nghiên cứu phải sử dụng AI để tự huấn luyện cho nhau.
Đây có thể là bước đột phá giúp AI vượt qua trí tuệ con người.
Elon Musk đề xuất cách thức phát triển AI mới có thể gây nguy hiểm
Tỷ phú công nghệ Elon Musk, nhà sáng lập của công ty trí tuệ nhân tạo xAI, vừa đưa ra một thông tin gâ.y số.c về quá trình huấn luyện và đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI).
“Chúng ta hiện đã khai thác hết lượng kiến thức của con người trong việc huấn luyện và đào tạo AI. Điều này cơ bản đã xảy ra từ năm ngoái,” Elon Musk trả lời trong một bài phỏng vấn được phát trực tiếp trên mạng xã hội X vào ngày 9/1.
Các mô hình AI như GPT-4, Gemini, Grok hay Llama… được huấn luyện dựa vào lượng lớn dữ liệu được thu thập từ Internet, từ các tạp chí khoa học, các nghiên cứu đã được công bố, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội…
Elon Musk đề xuất sử dụng dữ liệu của AI để huấn luyện AI, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ (Ảnh minh họa: Getty).
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các mô hình AI nhanh đến mức lượng dữ liệu vốn có đã không còn đủ để huấn luyện và tăng cường trí thông minh cho các mô hình AI này.
Để khắc phục vấn đề này, Elon Musk đã đề xuất một giải pháp, đó là chuyển sang sử dụng các dữ liệu do chính AI tạo ra để tự huấn luyện các mô hình AI. Nói cách khác, AI có thể tự đào tạo và huấn luyện cho nhau mà không còn cần dựa vào dữ liệu do con người cung cấp.
Video đang HOT
“Cách duy nhất để khắc phục vấn đề này đó là bổ sung các dữ liệu tổng hợp được tạo ra bởi chính các mô hình AI và sử dụng những dữ liệu này để AI tự huấn luyện, học hỏi,” Elon Musk chia sẻ.
Các hệ thống AI tự huấn luyện dựa trên các dữ liệu tổng hợp do chính AI tạo ra sẽ giúp tiết kiệm chi phí phát triển, giảm sự phụ thuộc vào các dữ liệu của con người. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng AI có thể tự huấn luyện để vượt qua trí tuệ của con người, vượt quá tầm kiểm soát của nhân loại.
Tuy nhiên, các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo lại cho rằng việc sử dụng dữ liệu tổng hợp do chính AI tạo ra để huấn luyện các mô hình AI có thể làm sụp đổ các mô hình này, khi các dữ liệu được tạo ra thiếu đi sự sáng tạo, mang tính thiên lệch và không được cập nhật các dữ liệu mới nhất.
“Khi bạn sử dụng dữ liệu tổng hợp để huấn luyện các mô hình AI sẽ khiến hiệu suất của chúng ngày càng giảm dần, với dữ liệu đầu ra thiếu tính sáng tạo và thiên lệch,” Andrew Duncan, giám đốc AI tại Viện khoa học Alan Turing, Vương quốc Anh, chia sẻ.
Dữ liệu chất lượng cao đang được xem là “mỏ tài nguyên” vô giá mà các công ty phát triển AI đang tranh giành nhau. Tuy nhiên, không phải nhà khoa học nào cũng sẵn sàng cung cấp những công trình nghiên cứu của mình để huấn luyện các mô hình AI.
Google đã có thể tạo ra AI suy nghĩ và hành động giống hệt con người
Hãy tưởng tượng có một phương tiện để xác định tính cách, quan điểm và phong cách của một người rồi tạo ra một bản sao AI của chính người đó.
Điều này không phải là khoa học viễn tưởng mà là mục đích cơ bản của một nghiên cứu mang tính đột phá của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Stanford và Google.
Chỉ cần 2 giờ phỏng vấn, Google có thể tạo ra một AI biết suy nghĩ và hành động giống hệt như bạn (Ảnh: ZipRecruiter).
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bản sao AI của hơn 1.000 người tham gia bằng cách sử dụng thông tin từ các cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 2 giờ. Những AI này có thể bắt chước hành vi của con người.
Tiềm năng ứng dụng của phát minh này là rất lớn. Các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp có thể sử dụng AI mô phỏng này để dự đoán phản ứng của công chúng đối với các chính sách hoặc sản phẩm mới, thay vì chỉ dựa vào các nhóm tập trung hoặc các phiếu thăm dò ý kiến lặp đi lặp lại.
Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này có thể giúp khám phá các cấu trúc xã hội, can thiệp thí điểm và phát triển các lý thuyết sắc thái về hành vi của con người.
Tuy nhiên, nó cũng có một số rủi ro, chẳng hạn như những lo ngại về vấn đề đạo đức khi sử dụng sai mục đích các bản sao AI. Kẻ xấu có thể lợi dụng AI này để thao túng dư luận, mạo danh cá nhân hoặc mô phỏng nguyện vọng của công chúng dựa trên dữ liệu tổng hợp giả mạo.
Những lo ngại này cũng nằm trong sự quan tâm bấy lâu nay của nhiều người rằng sự gia tăng của các mô hình AI tương tự có thể ảnh hưởng không tốt đến tương lai của loài người.
Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia
Tỷ phú công nghệ Elon Musk mới đây xác nhận rằng lời đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia thành Dickipedia vẫn còn giá trị.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Getty Images
Đề xuất này lần đầu được ông đưa ra vào tháng 10. Khi đó, ông ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ bách khoa toàn thư trực tuyến mà ông đán.h giá là thiên vị về mặt chính trị.
Ngày 24/12 (giờ địa phương), khi một người dùng mạng xã hội X nhắc lại lời đề nghị của tỷ phú Musk, ông đã trả lời ngắn gọn nhưng rõ ràng: "Đúng vậy. Lời đề nghị vẫn còn hiệu lực".
Động thái này nối tiếp những ch.ỉ tríc.h trước đây của tỷ phú Musk đối với Wikipedia, khi ông cáo buộc trang web này cho phép các bài viết mang tính thiên vị, chẳng hạn như gắn mác Tổng thống đắc cử Donald Trump và đảng Cộng hòa là phát xít, trong khi ưu ái quảng bá các quan điểm của cánh tả.
Ông Musk từng nói Wikipedia do các nhà hoạt động cực tả kiểm soát và kêu gọi mọi người ngừng quyên góp cho tổ chức này.
Không chỉ dừng lại ở những ch.ỉ tríc.h nội dung, vị tý phú này cũng đặt vấn đề về chi phí hoạt động của Wikimedia Foundation, tổ chức vận hành Wikipedia. Ông cho rằng việc duy trì trang web không đòi hỏi số tiề.n lớn như vậy và mỉ.a ma.i rằng toàn bộ nội dung của Wikipedia có thể được lưu trên một chiếc điện thoại.
Tuy nhiên, Wikimedia Foundation từng giải thích rằng một bản sao chỉ chứa văn bản và bằng tiếng Anh của Wikipedia có dung lượng khoảng 51 GB, trong khi toàn bộ nội dung, bao gồm các định dạng đa phương tiện và các ngôn ngữ khác, nặng tới 428 TB.
Năm 2022, tổ chức này báo cáo doanh thu 154 triệu USD với chi phí hoạt động 145 triệu USD.
Các ch.ỉ tríc.h của tỷ phú Musk không phải là duy nhất. Một nghiên cứu của Viện Manhattan, tổ chức nghiên cứu bảo thủ tại Mỹ, được công bố vào tháng 6 đã chỉ ra rằng Wikipedia thường mô tả các nhân vật chính trị cánh hữu theo hướng tiêu cực, trong khi lại ưu ái các nhân vật cánh tả.
Không chỉ Mỹ, Nga cũng bày tỏ bất bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova từng ch.ỉ tríc.h Wikipedia vì đưa ra những bài viết thiên vị và gắn liền với quan điểm phương Tây, đặc biệt trong các vấn đề lịch sử và chính trị.
Trước đó, vào tháng 10, ông Musk đăng tải bức ảnh kèm lời kêu gọi quyên góp của Wikipedia, tuyên bố ông sẵn sàng trao 1 tỷ USD nếu họ đồng ý đổi tên thành Dickipedia.
Ông Musk gọi đây là một lời đề nghị cứng rắn và chắc chắn, nhưng đồng thời cũng biến lời đề nghị này thành đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Ông Trump nói về danh xưng "tổng thống ngầm" của tỷ phú Elon Musk Tổng thống đắc cử Donald Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là "Tổng thống ngầm" của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng. "Tôi có thể nói với các vị rằng ông ấy sẽ không thể làm Tổng thống. Các bạn biết tại sao không? Ông ấy không sinh...