Ai mới là người thực sự chọn sách giáo khoa?
Vấn đề đặt ra là giáo viên các cơ sở giáo dục có đủ năng lực để chọn sách giáo khoa không? Có đủ thời gian cho giáo viên làm việc không?
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Nhận xét sách giáo khoa không công nhưng đòi trách nhiệm, giáo viên phải làm sao”, “Giáo viên 4 ngày vừa dạy vừa phải đọc, góp ý 24 cuốn sách giáo khoa?”, chủ đề chọn sách giáo khoa lớp 2 lớp 6 đã nhận được sự quan tâm của bạn đọc và chia sẻ rộng rãi trên các hội, nhóm mạng xã hội.
Việc giao giáo viên chọn sách giáo khoa đúng hay sai?
Ngày 26/8/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư Số 25/2020/TT-BGDĐT quy định lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 8 Thông tư Số 25/2020/TT-BGDĐTghi rõ: Quy trình lựa chọn sách giáo khoa:
1. Cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa:
a) Tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn.
Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn.
Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ trưởng tổ chuyên môn.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Như vậy, giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông (trường học) được giao nhiệm vụ chọn sách giáo khoa là đúng quy trình lựa chọn sách giáo khoa.
Video đang HOT
Việc giao giáo viên chọn sách giáo khoa có hợp lý không? (Ảnh minh họa: Vương Thủy)
Ai quyết định chọn sách giáo khoa?
Khoản 4 Điều 8 Thông tư Số 25/2020/TT-BGDĐT ghi rõ:
4. Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa:
a) Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng;
b) Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
c) Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất là tài liệu tham khảo chứ không phải yếu tố quyết định để chọn sách giáo khoa.
Quyết định chọn sách giáo khoa hoàn toàn do Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cấp Tỉnh quyết định.
Có nên bắt buộc giáo viên, các cơ sở giáo dục phổ thông chọn sách giáo khoa?
Việc giáo viên, các cơ sở giáo dục phổ thông chọn sách giáo khoa rồi đề xuất lên, nghe qua có vẻ dân chủ, phát huy được trí tuệ của tập thể, thực tế lại là chuyện khác.
Vấn đề đặt ra là giáo viên các cơ sở giáo dục có đủ năng lực để chọn sách giáo khoa không? Có đủ thời gian cho giáo viên làm việc không? Đã có quy định chế tài về trách nhiệm, quyền lợi cho giáo viên chọn sách chưa?
Cả ba vấn đề đặt ra trên đều hoàn toàn không có, không có năng lực (Nếu có, chỉ là con số rất nhỏ, có thể coi như không có. Minh chứng cụ thể nhất chính là sạn trong sách giáo khoa sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 không phải do giáo viên phát hiện, báo cáo lên cấp có thẩm quyền);
Thời gian chọn sách thực tế chỉ 1 đến 4 buổi, trong lúc đó đang phải làm công tác bình thường; Không có chế tài về trách nhiệm, không có quyền lợi cho giáo viên chọn sách.
Nên, kết quả danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất là tài liệu tham khảo, nhưng giá trị như thế nào ai cũng biết, không có tính quyết định.
Vì vậy, theo ý kiến người viết, không nên bắt buộc giáo viên, các cơ sở giáo dục phổ thông chọn sách giáo khoa.
Đôi điều kiến nghị
Nên tổ chức mỗi Phòng Giáo dục một Hội đồng chọn sách giáo khoa; Hội đồng chọn sách giáo khoa của Phòng gồm các giáo viên cốt cán bộ môn hay khối lớp.
Hội đồng chọn sách giáo khoa của Phòng phải có thời gian nghiên cứu sách ít nhất 14 ngày, có chế độ đãi ngộ đúng công sức bỏ ra.
Làm như thế việc chọn sách ở cơ sở mới thực chất, danh mục sách giáo khoa do các các phòng giáo dục đề xuất mới thực sự có giá trị.
Hội đồng chọn sách giáo khoa của Tỉnh phải nghiên cứu sách trước 1 tháng, chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ sách mình chọn.
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-25-2020-TT-BGDDT-huong-dan-lua-chon-sach-giao-khoa-trong-co-so-giao-duc-pho-thong-429883.aspx
TPHCM gấp rút chọn sách giáo khoa
Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cấp thành phố ngày 17/3 đã có buổi làm việc đầu tiên. Đây là bước cuối cùng quyết định việc bộ SGK lớp 2 và lớp 6 nào sẽ đến tay học sinh năm học tới.
Phụ huynh trước "ma trận" SGK
5 bước độc lập
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, người đứng đầu 9 hội đồng lựa chọn SGK tiểu học, cho biết, các hội đồng đang làm việc gấp rút theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Việc lựa chọn SGK được tiến hành theo 5 bước độc lập với đầy đủ thành phần tham gia.
Bước 1 là lựa chọn SGK ở tổ chuyên môn. Ở bước này, các giáo viên đều phải tham gia thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu chọn ít nhất 1 SGK. Tiếp đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp nhiều thành phần, bao gồm giáo viên, ban đại diện cha mẹ học sinh... để thảo luận, đánh giá, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học.
Sau đó, các trường gửi kết quả về Phòng GD&ĐT quận, huyện để tổng hợp số liệu gửi về Sở GD&ĐT. Ở bước cuối cùng, Hội đồng lựa chọn SGK sẽ thẩm định lại và bỏ phiếu thông qua trước khi trình UBND thành phố phê duyệt. Theo ông Dũng, các bước chọn SGK được thực hiện độc lập.
Ở bước cuối cùng là tập hợp các giáo viên có chuyên môn giỏi của thành phố để thẩm định lại SGK, nhưng việc này không làm mất đi các quyền lựa chọn SGK trước đó của nhà trường, giáo viên.
Bà Phạm Thúy Hà, Phó phòng GD&ĐT quận 4, thư ký Hội đồng lựa chọn SGK tiểu học môn Tiếng Việt, cho biết, trong buổi làm việc đầu tiên, Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ đến các thành viên. Các công việc lựa chọn SGK được tiến hành theo đúng quy định, thẩm quyền được giao...
Theo quyết định của UBND TPHCM, thành phố có 20 hội đồng lựa chọn SGK năm 2021. Cụ thể, cấp tiểu học có 9 hội đồng, cấp THCS có 11 hội đồng. Mỗi hội đồng có 19 thành viên, đứng đầu là các phó giám đốc Sở GD&ĐT. Các ủy viên là hiệu trưởng và giáo viên các trường học trong thành phố.
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT TPHCM, cuối tháng 3 sẽ công bố kết quả lựa chọn SGK năm học 2021-2022. Sở GD&ĐT sẽ thông báo đến các trường danh mục sách đã được UBND TPHCM phê duyệt trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 5 tháng và hướng dẫn sử dụng SGK theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong (TPHCM), cho biết, năm học 2020-2021, trường chọn bộ SGK lớp 1 gồm 9 cuốn sách của 3 NXB khác nhau. "Chúng tôi chọn sách dựa trên chuyên môn của các thầy cô lẫn đóng góp ý kiến của phụ huynh, hoàn toàn không có sự can thiệp nào từ bên ngoài", ông Phong nói.
Tuy nhiên, năm nay, Trường Tiểu học An Phong chỉ còn chọn duy nhất bộ sách Chân trời sáng tạo cho cả lớp 1 lẫn lớp 2. "Chúng tôi tổ chức chọn SKG theo đúng quy trình, hiện đã gửi danh mục chọn SGK cho các cấp cao hơn để chờ phê duyệt" ông nói và cho biết, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới khá trơn tru, không gặp nhiều khó khăn dù có nhiều bộ SGK.
Ở bậc THCS, nhiều giáo viên tỏ ra khá băn khoăn với việc tích hợp SGK lớp 6. Một giáo viên dạy Vật lý ở một trường THCS quận 3 (xin không nêu tên) cho rằng, môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ Sinh học, Hóa học, Vật lý nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn.
"Hơn 10 năm qua, mình chuyên dạy Lý nên nhiều kiến thức chuyên sâu về hai môn kia gần như không còn nhớ nhiều", giáo viên dạy Vật lý tâm sự. Tuy nhiên, theo giáo viên này, kiến thức trong SGK tích hợp tương đối nhẹ nhàng, bên cạnh đó, sắp tới sẽ được tập huấn cũng như bồi dưỡng kiến thức nên giáo viên cũng sẽ thích nghi dần với cách học tích hợp;học tích hợp là một xu thế.
Chia sẻ về việc tích hợp SGK tại buổi tọa đàm bàn về SGK lớp 2 và lớp 6 diễn ra mới đây, PGS. TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 (bộ Cánh Diều),nói: "Ở Việt Nam, đây là môn học đầu tiên tích hợp. Vì vậy, khi viết SGK môn học tích hợp để giáo viên trong điều kiện đang dạy riêng lẻ từng môn có thể dạy được và yên tâm để dạy là một thách thức rất lớn".
"Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Ví dụ, một bài học tải được cả kiến thức Hóa học và Sinh học nhưng ví dụ đó thực sự xa với cuộc sống thì nhận thức của các em lại khó. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo", ông Tuấn nói.
"Khi viết, chúng tôi đưa ra phương châm SGK mới kế thừa được điểm hay, điểm ưu việt của SGK hiện hành, nhưng phải tinh giản, đạt được yêu cầu của hiện đại và phải thiết thực. Học cái gì, không học cái gì và phải gắn liền với cuộc sống. Chúng ta vẫn dạy kiến thức thế giới đang dạy nhưng kiến thức đó phải được lồng vào những hiện tượng của Việt Nam, lồng vào cuộc sống của học sinh để các em dễ học. Nhưng SGK mới khác với sách hiện hành là phải khơi nguồn sáng tạo". PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
Giáo viên 4 ngày vừa dạy vừa phải đọc, góp ý 24 cuốn sách giáo khoa? Bộ Giáo dục cần mở diễn đàn góp ý sách giáo khoa công khai để giáo viên, bạn đọc được tự do trình bày ý kiến của mình một cách nhanh và chính xác nhất. Ảnh minh họa 4 ngày cho 24 cuốn sách đọc lướt cũng chưa xong Người viết nhận email của tổ chuyên môn về việc góp ý sách giáo...