Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Người bị các bệnh dạ dày mãn tính, người đang bị viêm gan hay rối loạn mỡ máu,… không nên uống bia “dù chỉ 1 giọt” nếu không muốn sức khoẻ bị nguy hiểm. Vậy uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Uống bia là một thói quen của hàng triệu người Việt, đặc biệt là khi mùa hè đến, việc uống bia rượu lại càng phổ biến hơn, nhất là nam giới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được bia. Dưới đây là những nhóm người tuyệt đối không nên uống một giọt bia nếu không muốn sức khoẻ ngày một tồi tệ hơn.
1. Những ai không nên uống bia?
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính
Người bị viêm dạ dày mãn tính luôn có cảm giác khó tiêu, dạ dày bị khó chịu, vì thế mà nếu uống bia cảm giác đầy bụng sẽ còn khó chịu hơn nữa do bia gây kích thích với niêm mạc dạ dày.
Đồng thời do trong bia có men nên nó làm cản trở quá trình tiêu hoá thức ăn của dạ dày từ đó khiến người uống bị khó tiêu hơn, dạ dày chịu áp lực lớn hơn. Hay nói cách khác tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể chuyển biến nặng hơn.
Người mắc viêm gan
Gan là cơ quan có chức năng thanh lọc độc tố giúp cơ thể, khi uống bia chất cồn sẽ đi qua gan để giảm nguy hiểm. Tuy nhiên với người đang có chức năng gan bị tổn thương thì khả năng “lọc” cồn cũng sẽ bị hạn chế từ đó khiến bệnh có thể diễn biến nặng hơn.
Người bị bệnh gan không nên uống bia do chức năng thanh lọc bị suy giảm (Ảnh: Internet)
Ngoài ra chính nồng độ cồn trong bia cũng có thể khiến gan bị tổn thương nặng do gan cần phải hoạt động liên tục để bài thải chất độc – trong khi bản thân gan đã đang có tổn thương sẵn. Nguy hiểm hơn, nếu như bạn có thói quen uống bia thường xuyên nữa thì khó loại bỏ được nguy cơ bị xơ gan hay ung thư gan.
Người bị loét dạ dày và loét tá tràng
Video đang HOT
Khí CO2 trong bia sau khi được hấp thụ bằng hệ tiêu hoá sẽ khiến dạ dày xảy ra tình trạng tăng tiết dịch acid gây kích thích các vùng bị viêm loét nặng hơn thậm chí là có thể khiến dạ dày bị xuất huyết, nặng hơn là thủng dạ dày nếu có thói quen uống bia không kiểm soát.
Người đang điều trị bệnh cần uống thuốc
Thuốc và bia có thể xảy ra các tương tác không mong muốn với nhau nếu như được sử dụng chung. Chẳng hạn như các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc đái tháo đường hay thuốc hạ huyết áp và thuốc chống đông máu,…
Vừa uống bia vừa uống thuốc có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc cao (Ảnh: Internet)
Vì thế nếu bạn đang điều trị bệnh và cần phải uống thuốc thì không nên uống bia.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Người bị rối loạn mỡ máu nếu uống bia có thể thúc đẩy nhanh chóng nguy cơ xơ vữa động mạch chủ, xơ vữa động mạch vành và đặc biệt là những động mạch khác trong hệ thống trung ương não bộ.
Nói cách khác, nếu người bị rối loạn mỡ máu uống bia thì nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cũng sẽ tăng lên.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Mạch nha có trong bia chứa một lượng lớn thành phần là Kalo và muối khoáng. Người bị bệnh sỏi tiết niệu nếu uống bia sẽ gây ra phản ứng giữa canxi trong tiết niệu với thành phần Kali và muối khoáng trong bia gây kết tủa sỏi khác.
Do vậy nếu như đang bị sỏi tiết niệu thì tốt nhất bạn không nên uống bia nếu như không muốn bệnh nặng hơn. Điều này cũng cần lưu ý với người bị viêm đường tiết niệu.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout có khắc tinh rất lớn là “đạm”. Vì thế mà việc uống bia có thể khiến bạn gặp phải các cơn đau gout cấp dễ hơn và đau đớn hơn.
2. Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Vậy uống bia cần uống như thế nào để tốt cho sức khoẻ? Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý uống bia cần uống đúng điều độ.
Uống điều độ nghĩa là bạn chỉ nên uống từ 1 – 3 đơn bị cồn/ngày và cần có một bữa ăn lành mạnh kết hợp. 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 gram cồn (theo đơn vị tính của WHO). Cũng như theo đơn vị tính này thì 1 đơn vị bằng:
1 chén rượu mạnh khoảng 40 độ với thể tích 30ml
1 ly rượu vang khảong 13,5 độ với thể tích 100ml
1 cốc bia hơi/chai/lon bia thể tích 330ml
- Nếu muốn uống bia thường xuyên thì bạn cần chia đơn vị uống cho cả tuần chứ không phải uống nhiều trong 1 lần
- Nếu tính đơn vị bia có thể uống trong 1 tuần thì với nữ giới là 14 đơn vị và nam giới tối đa là 21 đơn vị
- Không được uống 5 đơn vị bia trong cùng một khoảng thời gian ngắn chẳng hạn như trong 1 bữa nhậu, trong 1 ngày,…
Những người tuyệt đối không nên ăn hải sản
Hải sản rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên những người sau đây tuyệt đối không nên ăn hải sản để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Người bị dị ứng: Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng đây cũng là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Chính vì vậy, những người dễ bị dị ứng da không nên ăn nhiều hải sản. Nêu sau ăn vài phut tơi vai giờ thây nổi mề đay, ngưa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thi nên đi bênh viên gâp, keo nguy hai cho tinh mang.
Những người bị viêm họng, ho: Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn nhiều hải sản. Bởi hải sản có khả năng gây kích ứng cao, do đó nếu bạn từng bị viêm họng khi sử dụng những loại thực phẩm này một cách không cẩn thận sẽ khiến bệnh viêm họng trở nặng thêm, các loại hải sản sẽ gây kích ứng làm khô họng và tạo nên triệu chứng ho khan thành từng cơn, khiến cho bệnh thêm lâu khỏi.
Người mắc bệnh da liễu: Hàu rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nếu thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên han chê ăn hải sản, tốt nhất môi tuân chi nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Người bị gout hay viêm khớp: Hải sản là một trong những món ăn kiêng kỵ đối với những người bị gout hay viêm khớp. Trong hải sản như tôm , cua , hàu... có nhiều khoáng chất như: Canxi , kẽm, sắt, đồng , kali.
Với những người bị viêm khớp hoặc bị gout, lượng kẽm trong đồ hải sản có thể phá hủy sụn khớp gây đau , sưng , cứng khớp. Ăn càng nhiều sẽ khiến các triệu chứng này nặng hơn dẫn đến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
Những người có vết thương hở: Có một số loại hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu, mẩn ngứa quanh vùng bị sẹo. Đồng thời làm vết thương lâu lành. Do vậy những người đang có vết thương hở cũng cần phải kiêng ăn hải sản. Đồng thời bổ sung thêm những món giàu vitamin như rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp vùng tổn thương mau lành.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Hải sản chứa rất nhiều đạm do đó có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế mà không nên dùng hải sản cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát).
Ngoài ra, những người đang bị cảm mạo phong hàn cũng không nên ăn nhiều hải sản bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Người bị béo phì: Những người bị bệnh béo phì nên tuyệt đối không ăn các thực phẩm giàu đạm như: Hải sản, thịt chó,... Hơn nữa, người béo phì mà ăn nhiều hải sản tươi sống nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Vì vậy những người bị béo phì nên hạn chế tối đa lượng hải sản sử dụng.
7 dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua Ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên, có một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sớm tiền tiểu đường Có thể ngăn chặn tiền tiểu đường diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 nếu bạn sớm nhận ra và hiểu rõ các nguy cơ gây bệnh. Người có mức đường huyết nhỉnh hơn bình thường nhưng chưa vượt ngưỡng thì...