Ai không nên dùng hải sâm?
Hải sâm được xem như một loại thuốc bổ ngang hàng với nhân sâm, tổ yến, bào ngư. Cho nên sử dụng hải sâm hợp lý có thể có tác dụng chăm sóc sức khỏe rất tốt, bồi bổ cơ thể, duy trì sức khỏe.
Tuy nhiên, dù thuốc có tốt đến đâu thì sẽ vẫn có nhiều trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng hải sâm.
Những lợi ích của hải sâm
Tăng cường chức chức năng miễn dịch của cơ thể: Hải sâm có chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, và có một lượng lysine nhất định, có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng của mô thần kinh trung ương. Ngoài ra trong hải sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin A, Vitamin C, Riboflavin, chất chống oxy hóa, Magiê, Can xi, Calo, Potein, Chất béo, Carbohydrate, Chất xơ, đường. Những chất dinh dưỡng này có thể cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Cải thiện giấc ngủ: Hải sâm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie và các khoáng chất khác có tác dụng tốt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, hải sâm còn chứa một số axit amin đặc biệt, có thể thúc đẩy quá trình tiết chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm chứng mất ngủ và các vấn đề khác.
Làm đẹp da: Hải sâm rất giàu collagen, thành phần chính tạo nên độ đàn hồi và săn chắc của da. Ăn hải sâm có thể giúp cải thiện tình trạng da, giảm nếp nhăn, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
Ổn định tim mạch: Dùng hải sâm có tác dụng giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, hạ lipid máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Sử dụng hải sâm vừa phải, hợp lý có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Tăng cường sức khỏe của tiêu hóa: Hải sâm được cho là có tác dụng tăng cường tiêu hóa cho dạ dày. Các polysacarit trong hải sâm có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện các vấn đề như khó tiêu cho tiêu hóa và giúp dạ dày khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều thì lại phản tác dụng.
Những trường hợp sau đây không nên dùng hải sâm
Trẻ em: Hiện nay, một số phụ huynh nghe nói hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao nên thường xuyên mua về cho trẻ sử dụng, để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí tuệ cũng như thể lực.Tuy nhiên,trong hải sâm có một số chất đặc biệt có khả năng gây gánh nặng nhất định cho dạ dày, đặc biệt là với trẻ em chức năng cơ thể còn yếu vì thế nếu sử dụng hải sâm quá mức sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của đường tiêu hóa, thậm chí có thể khiến cho cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Người mắc bệnh tuyến giáp, cường giáp: Hải sâm chứa hàm lượng iốt cao, có lợi cho người có chức năng tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tuyến giáp, thừa iốt có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Vì vậy, những người có vấn đề về tuyến giáp tốt nhất là theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn khi muốn sử dụng hải sâm.
Người bị gout: Bệnh nhân gout cần ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng hải sâm lại nằm trong phạm vi có hàm lượng purine cao. Vì vậy, bệnh nhân gout không nên ăn.
Người hay có cơ thể nhiệt: Hải sâm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với hàm lượng protein cao. Nếu dùng bởi người có tính hỏa gan mạnh, sẽ làm trầm trọng thêm trạng thái nóng ẩm trong cơ thể, tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Người thừa cân: Mặc dù hải sâm chúng bổ sung một số chất dinh dưỡng mà cơ thể thiếu nhưng chúng gián tiếp gây ra ảnh hưởng đến cơ thể, làm mất cân bằng tuần hoàn trong cơ thể.
Video đang HOT
Hải sâm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được.
Lưu ý dùng hải sâm với các thực phẩm khác
Có nhiều khuyến cáo cho rằng khi ăn hải sâm, thì không nên ăn hồng, giấm, nho, táo gai và các loại trái cây có axit tannic khác, vì axit tannic có trong trái cây có thể khiến protein có trong hải sâm đông lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể con người, dẫn đến khó tiêu và buồn nôn và nôn.
Thời tiết miền bắc nước ta vào mùa xuân tương đối hanh khô. Hải sâm chứa nhiều hoạt chất sinh học như mucopolysaccharides có tính axit, saponin và collagen. Tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng nóng trong người trở nên trầm trọng hơn.
Không nên ăn quá nhiều hải sâm. Vì cứ 100 gam hải sâm chứa 14,9 gam protein, 0,9 gam chất béo, 0,4 gam carbohydrate, 357 mg canxi, 12 mg phốt pho và 2,4 mg sắt. Ngoài ra, còn chứa các vitamin B1, vitamin B2, và niacin. Giá trị dinh dưỡng của nó tương đối cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến làm tăng gánh nặng cho gan và thận và gây khó chịu cho tiêu hóa.
Phương pháp sử dụng tốt nhất của hải sâm đó là luộc, hầm, hấp. Đây là phương pháp có thể đảm bảo tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong hải sâm không dễ bị mất đi, các chất được bảo tồn nguyên vẹn, và thơm ngon giúp cho tiêu hóa dễ hấp thu hơn.
Tuy hải sâm là sản phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt nhưng không có nghĩa là bạn có thể sử dụng tùy tiện nếu không hiểu rõ về chống chỉ định khi sử dụng. Tốt nhất khi sử dụng một loại thực phẩm hay thuốc bổ nào đó bạn nên tham khảo ý của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn về sử dụng các sản phẩm một cách an toàn, hiểu quả tốt nhất.
Chất bổ sung nào tốt nhất cho phổi?
Phổi có chức năng quan trọng nhất là cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể để vận hành mọi hoạt động sống...
Việc sử dụng một số chất bổ sung nhất định có thể hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe phổi.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phổi, như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và bệnh tật (viêm phổi, COVID-19, virus hợp bào hô hấp (RSV)). Các bệnh phổi mạn tính như hen suyễn, xơ nang và ung thư phổi cũng ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng một số chất bổ sung nhất định có thể hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe phổi. Ngay cả những người không mắc bệnh mạn tính cũng có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung này.
1. Chất bổ sung tốt cho phổi
1.1. Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn như viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Bổ sung đầy đủ vitamin C có thể bảo vệ chống lại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng, dùng vitamin C thậm chí có thể cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh COPD (mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận kết quả này). Đặc tính chống oxy hóa của vitamin C giúp giảm bệnh hen suyễn.
Một số chất bổ sung nhất định có thể hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe phổi.
1.2. Vitamin D
Mức vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm và COVID-19, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bổ sung vitamin D ít có khả năng bị nhiễm trùng phổi hơn. Cũng có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin D giúp những người mắc bệnh hen suyễn kiếm soát các triệu chứng của họ. Ngoài ra, bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa COPD cũng như giúp những người mắc bệnh này có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Các khuyến nghị về lượng vitamin D hàng ngày khác nhau ở mỗi người. Trước khi bổ sung vitamin D cần làm xét nghiệm xác định tình trạng thiếu hụt, để bổ sung cho phù hợp.
1.3. Magiê
Magiê là một khoáng chất chịu trách nhiệm cho hàng trăm phản ứng trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh chức năng cơ, thần kinh, huyết áp, lượng đường trong máu... Khoáng chất này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và chức năng của phổi.
Magiê giúp thư giãn các cơ trơn phế quản (các cơ trong đường hô hấp chính của phổi). Khi các cơ co lại quá nhiều, có thể thu hẹp đường thở. Thư giãn các cơ giúp cải thiện luồng không khí. Magiê cũng có thể làm giảm chứng viêm, tốt cho những người mắc một số bệnh về phổi.
Những người mắc bệnh hen suyễn mạn tính thường có lượng magiê thấp. Bổ sung magiê giúp thư giãn đường thở của những người mắc bệnh này. Ngoài ra, magiê còn giúp bảo vệ chức năng phổi ở những người mắc bệnh COPD và ung thư phổi.
1.4. Axit béo omega - 3
Axit béo omega - 3 được biết đến với tác dụng giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe phổi. Những người có lượng axit béo omega - 3 trong máu cao hơn, thường sẽ ít bị suy giảm chức năng phổi hơn.
Omega - 3 có thể làm giảm lượng thuốc mà người mắc bệnh hen suyễn cần dùng. Một số bằng chứng cho thấy omega - 3 có thể cải thiện chức năng hô hấp và phục hồi ở những người bị tổn thương phổi. Những người có hàm lượng omega - 3 cao hơn cũng có thể có nguy cơ nhập viện và tử vong do bệnh phổi kẽ (ILD) thấp hơn.
Ngoài thực phẩm bổ sung, bạn có thể bổ sung omega - 3 bằng cách ăn cá, hạt lanh, hạt chia và một số loại hạt...
Các chất bổ sung có thể đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh phổi mạn tính.
1.5. Vitamin A và E
Một số nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A và E, hoặc những người bổ sung vitamin A hoặc E, ít có khả năng bị nhiễm trùng phổi hơn. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem liệu dùng những chất bổ sung này có ngăn ngừa được nhiễm trùng hay không.
Nếu bạn đang cân nhắc dùng vitamin A hoặc E, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung thích hợp, vì dùng quá liều các vitamin này có thể gây độc cho cơ thể.
2. Ai cần dùng chất bổ sung cho sức khỏe phổi?
Uống thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe phổi có thể có lợi nhất cho những người mắc bệnh ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Các chất bổ sung đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, xơ nang...
Tuy nhiên, nên trao đối với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn dùng chất bổ sung nào tốt nhất cho cơ thể và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
3. Những cách khác để cải thiện sức khỏe phổi
Việc giảm chức năng phổi khi bạn già đi là điều bình thường, bắt đầu từ tuổi 35, nhưng có nhiều cách để hỗ trợ và duy trì tuổi thọ cho sức khỏe của phổi:
- Tránh khói thuốc lá (dù là do hút thuốc hay hút thuốc thụ động), là biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà bạn có thể thực hiện.
- Duy trì hoạt động, ăn một chế độ dinh dưỡng, bổ sung nước thường xuyên và cập nhật tiêm chủng cũng giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện và bảo vệ sức khỏe phổi của bạn.
- Bạn cũng có thể cố gắng hết sức để tránh ô nhiễm ngoài trời bằng cách theo dõi cảnh báo chất lượng không khí, ở trong nhà hoặc đeo khẩu trang, sử dụng máy lọc không khí khi ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm.
- Những việc khác bạn có thể làm bao gồm đảm bảo chất lượng không khí trong nhà không có nấm mốc, tập thở sâu, giữ vệ sinh tốt và tầm soát ung thư phổi thường xuyên.
5 loại khoáng chất giúp giảm căng thẳng Các loại khoáng chất như magiê, kali, kẽm, senlen, natri có thể giúp điều chỉnh mức cortisol và giảm căng thẳng. Căng thẳng mãn tính và mức cortisol cao có thể phá vỡ sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Các loại khoáng chất như magiê, kali, kẽm, senlen, natri có thể...