Ai giành quyền lưu ban của học sinh?
Để chuyện lách luật không xảy ra trong việc học sinh bị cướp quyền lưu ban cần phải loại bỏ một số chỉ tiêu quy định như tỉ lệ lên lớp thẳng, phổ cập giáo…
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT và Dự thảo Điều lệ trường tiểu học đều quy định rõ quyền của học sinh:
Học sinh tiểu học phải được quyền lưu ban (Ảnh minh họa: Phan Tuyết)
“ Học sinh được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban “.
Thế nhưng trong thực tế hiện nay thì sao? Học sinh có quyền lưu ban không? Thực tế thì có nhưng vô cùng ít, học sinh được lên lớp thì dễ mà lưu ban lại rất khó. Vậy, ai đã cướp đi cái quyền lưu ban của các em?
Nhiều khi giáo viên muốn cho học sinh lưu ban cũng chẳng được
Đã có phụ huynh muốn cho con học lại lớp đã chạy theo năn nỉ giáo viên: “Hãy cho con tôi ở lại vì tôi thấy cháu học yếu quá”.
Video đang HOT
Có giáo viên chia sẻ dù rất muốn nhưng bị áp lực từ trên nên cũng chẳng dám quyết.
Đã có phụ huynh lên trực tiếp gặp hiệu trưởng đề đạt nguyện vọng xin cho con ở lại. Dù khá hiểu lực học của em ấy có lên lớp cũng khó mà theo kịp các bạn, có lên lớp cũng chỉ là ngồi cho đủ chỗ và lực học sẽ còn tệ hơn lúc ban đầu.
Dù có hiểu nỗi lo lắng và đồng cảm với phụ huynh thì có hiệu trưởng vẫn rất lạnh lùng nói rằng em ấy sẽ không được ở lại “nếu muốn cho ở lại bắt buộc phải chuyển trường khác”.
Nhưng vì lý do gì sự áy náy, sự cắn rứt lương tâm đành gác lại và quyết lùa học sinh lên lớp trong khi không thật sự xứng đáng?Chắc chắn là khi quyết định như thế, những vị hiệu trưởng này cũng sẽ áy náy, suy tư. Sao lương tâm không cắn rứt cho được khi đã từ chối một nguyện vọng rất chính đáng của phụ huynh?
Chỉ tiêu, thành tích bó buộc
Đầu năm học, trong hội nghị công nhân viên chức đầu năm, trường nào chẳng đưa chỉ tiêu thi đua. Nếu tỉ lệ học sinh lưu ban nhiều sẽ kéo theo khá nhiều chỉ tiêu khác bị khống chế.
Chỉ riêng ảnh hưởng đến chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi sẽ kéo theo khá nhiều hệ lụy như ảnh hưởng đến phổ cập của khá nhiều trường học trong địa bàn, ảnh hưởng về phổ cập của xã, phường, của phòng giáo dục và cả của Ủy ban thị xã.
Ảnh hưởng đến nhiều ban ngành thì chắc chắn thành tích cá nhân hiệu trưởng (hiệu phó) cũng sẽ mất thi đua, thành tích của nhà trường cũng chẳng có được.
Cần loại bỏ chỉ tiêu đăng ký để thực hiện tốt Điều lệ trường tiểu học
Điều lệ trường tiểu học được ban hành đương nhiên các trường cần thực hiện nghiêm túc. Thế nhưng trong thực tế, không ít trường vẫn đang lách luật để thực hiện cho đủ chỉ tiêu.
Để chuyện lách luật không xảy ra trong việc học sinh bị cướp quyền lưu ban cũng cần phải loại bỏ một số chỉ tiêu quy định như tỉ lệ lên lớp thẳng, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi…như hiện nay.
20% dân số thế giới mắc hội chứng lo âu khi học Toán, nếu nằm trong số này bạn cần lưu tâm ngay những điều sau đây để cải thiện
Đã bao giờ bạn cảm thấy căng thẳng, toát mồ hôi hột, tim đập loạn xạ bất chấp lúc bị thầy cô gọi lên bảng hay không thể tập trung giải bài tập trong giờ kiểm tra Toán hay chưa?
Chắc chắn rằng cái thời đi học, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ, thậm chí nằm lòng danh tính của những nhân vật đứng đầu lớp về thành tích học tập, đặc biệt là khả năng tiếp thu các môn tự nhiên với tốc độ giải Toán ở tầm "thượng thừa". Chưa kể, vì học quá giỏi nên họ thường phải đảm nhận trọng trách kèm cặp các bạn học yếu trong lớp, luôn nhiệt tình chỉ bảo để cùng nhau tiến bộ.
Nhiều khi thầy cô ra đề khó nhằn, hóc búa để thách thức cả lớp, tưởng chừng sẽ chẳng ai giải được, thế mà vẫn xuất hiện một số nhân vật top đầu bước lên "như một vị thần" và giải ra đáp án đúng. Điều này cũng lý giải vì sao học càng giỏi càng được thầy cô yêu quý, bạn bè thì ngưỡng mộ, nể phục.
Tuy nhiên ngoài những bạn học giỏi Toán thì môn học này chưa bao giờ là dễ dàng với học sinh, sinh viên. Chia sẻ một cách thật lòng xem đã bao giờ bạn cảm thấy căng thẳng, toát mồ hôi hột, tim đập loạn xạ bất chấp lúc bị thầy cô gọi lên bảng hay không thể tập trung giải bài tập trong giờ kiểm tra Toán hay chưa? Có lẽ chẳng cần trả lời cũng biết đây hẳn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của tụi học trò thời đi học.
Ảnh minh họa
Tất cả những dấu hiệu đó là biểu hiện của việc bạn đang gặp phải hội chứng lo âu khi học Toán, nói cách khác là luôn thường trực một nỗi lo lắng, sợ hãi Toán học. Tuy nhiên, hội chứng này diễn ra ở khá nhiều người, cụ thể theo số liệu thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 20% dân số cũng phải trải qua cảm giác tương tự.
Thực tế, những người gặp phải chứng lo âu khi học Toán thường sẽ không đạt điểm cao môn Toán, việc tính toán trong cuộc sống hằng ngày cũng đôi phần rắc rối. Cho nên vấn đề không nắm vững kiến thức xoay quanh các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật,... sẽ làm giới hạn các lựa chọn trong nghề nghiệp của họ.
Nhà toán học từng đoạt giải Fields - Laurent Schwartz có lần cho biết khi còn học cấp ba, ông đã lo lắng vì nghĩ mình không đủ năng lực để giải một bài Toán. Đó cũng là minh chứng cho việc người mắc hội chứng sợ Toán không đồng nghĩa với họ kém nhạy bén hay học không nổi môn Toán. Thực tế đã từng có nhiều người thành đạt, thậm chí đến nhà Toán học cũng có thời phải trải qua hội chứng oái oăm này.
Ảnh minh hoạ
Qua nghiên cứu, một số nhà khoa học đã cho rằng, cách giảng dạy và giáo viên chính là nguyên nhân hàng đầu nhân dẫn tới hội chứng lo âu khi học Toán. Ở một số quốc gia, không quá khó để vượt qua những điều kiện tiên quyết khi trở thành một giáo viên dạy Toán, sinh viên chỉ cần đạt 51% điểm trong các bài kiểm tra Toán đã có thể giảng dạy môn học này nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên môn, đồng thời tiềm ẩn nỗi lo lắng, sợ hãi vì nghĩ mình không thể giải được bài. Trong khi một vài nơi khác giải Toán nhanh đồng nghĩa với thông minh nhạy bén, điều này đã tạo ra nhiều áp lực cho học sinh.
Nếu bạn cũng gặp phải hội chứng sợ Toán thì nên cải thiện bằng một số phương pháp thư giãn như hít thở sâu, đi bộ nhanh và thường xuyên tập thể dục cũng có thể giúp giảm bớt lo lắng, nhất là ngồi thiền còn được chứng minh sẽ giúp học sinh đạt điểm tốt hơn trong các bài kiểm tra. Giải phóng bộ nhớ và giảm lo âu bằng cách viết toàn những nỗi lo của mình ra giấy cũng rất có ích cho tinh thần của bạn.
Cha mẹ và thầy cô có thể giúp con em, học trò của mình yêu thích môn này hơn khi để chúng tiếp cận các phương pháp thực tiễn hiện đại, cho chúng thời gian suy nghĩ cũng như tìm ra lời giải bằng chính khả năng của mình. Rất có thể sau một thời gian hội chứng lo âu khi học Toán sẽ biến mất và bạn không còn phải hoang mang, sợ hãi với môn học này nữa.
Giải pháp khắc phục tình trạng "ngồi nhầm lớp" ở một trường làng Sợ thành tích nhà trường bị ảnh hưởng, ngại bị dư luận đánh giá chất lượng giáo dục, giảng dạy của nhà trường "có vấn đề" nên mới có nhiều học sinh phải thi lại, lưu ban.. Nếu để việc "ngồi nhầm lớp" ngày hôm nay có thể sẽ là tiền đề dẫn tới tình trạng "ngồi nhầm chỗ" trong tương lai (ảnh...