Ai cũng có nguy cơ mắc Covid-19 nhưng 2 nhóm này dễ nhiễm hơn, cẩn thận không bao giờ thừa
Không chỉ gây tổn thương phổi, virus Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ở những người đã mắc bệnh tim từ trước, bác sĩ tim mạch kỳ cựu Tiến sĩ Ashok Seth cho biết.
Covid-19 có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người cao tuổi và những người có tiền sử mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch có nguy cơ nhiễm virus này cao hơn. Không những có nguy cơ nhiễm virus Covid-19 cao hơn, những bệnh nhân này còn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus Covid-19. Theo báo cáo từ trụ sợ WHO tại Trung Quốc, 2 nhóm người này có nguy cơ tử vong vì nhiễm virus cao gấp 2- 3 lần so với những người bình thường.
Tiến sĩ Ashok Seth, Giám đốc Bệnh viện Tim Fortis Escorts, New Delhi, cho biết rằng virus Covid-19 có cũng có thể gây tổn thương tim. Điều này khiến những người có tiền sử mắc bệnh tim và từng bị đột quỵ dễ nhiễm virus này hơn những người khác. Không chỉ gây tổn thương phổi, virus Covid-19 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tim. Virus này có thể gây viêm các động mạch, có thể dẫn đến tắc nghẽn bên trong các động mạch và do đó gây đau tim. Ông nhấn mạnh rằng khoảng 40% người mắc bệnh tim nhiễm virus Covid-19 thì các vấn đề về tim mạch của họ cũng trầm trọng thêm.
Theo bác sĩ Seth, virus Covid-19 có thể gây tổn thương tim theo 2 cách. Virus này có thể gây nhiễm trùng động mạch vành. Cũng do tình trạng này, một số người mắc bệnh mạch vành có thể bị lên cơn đau tim trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19. Ngoài ra, virus Covid-19 có thể gây viêm cơ tim, làm suy yếu cơ tim dẫn đến suy tim và độ tử do suy tim.
Chính vì vậy, tất cả mọi người nói chung và nhóm người cao tuổi và nhóm người có sẵn các bệnh lý nền nên tăng cường đề phòng lây nhiễm virus Covid-19 bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, thực hành cách ly xã hội v.v. Ngoài ra, nếu không trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên tránh đến khám, chữa tại bệnh viện trong thời điểm này. Hãy mua đủ số thuốc có thể sử dụng trong ít nhất 1-2 tháng để đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe của mình.
Uống thuốc bổ có giúp tăng sức đề kháng, chống lại virus Covid-19 như nhiều người nghĩ?
hiều người cho rằng uống thuốc bổ là cách đơn giản để tăng sức đề kháng, giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Khi dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng ra toàn cầu, nhiều người dân mong muốn tăng cường hệ miễn dịch để có thể ngăn ngừa bệnh tật. Nhiều người cho rằng uống thuốc bổ chính là cách đơn giản mà hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, đây có phải là thông tin đáng tin cậy hay không?
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, đối với một người trưởng thành khỏe mạnh bình thường thì chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc bổ có thể giúp người đó tăng cường hệ miễn dịch. Chúng ta nhận được rất nhiều khoáng chất và vitamin từ chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày. Hơn nữa, thực phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa mà thuốc bổ cũng không có được. Chỉ khi chúng ta gặp vấn đề sức khoẻ khiến cơ thể không thể nhận được chất dinh dưỡng từ thực phẩm thì mới nên sử dụng thuốc bổ.
Dưới đây là một vài rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào thuốc bổ
Thuốc có thể không chứa các thành phần có trên nhãn dán.
Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn thuốc bổ từ những công ty dược phẩm đáng tin cậy để tránh "tiền mất, tật mang".
Bạn có thể uống thuốc quá liều
Việc thiếu vitamin có thể gây hại cho cơ thể nhưng thừa vitammin thì cũng gây bất lợi không kém. Nếu bạn muốn uống thuốc bổ, hãy sử dụng vitamin tổng hợp, trong đó có một lượng nhỏ các loại vitamin khác nhau, thay vì một liều lớn của một loại vitamin riêng lẻ.
Ví dụ, dùng quá liều Vitamin C có thể gây tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa và mất ngủ. Dùng quá liều kẽm có tác dụng phụ tương tự cũng như gây ức chế hệ miễn dịch và giảm lượng cholesterol.
Dẫn đến lối sống không lành mạnh
Đôi khi uống bổ có thể dẫn đến lối sống không lành mạnh. Nhiều người nghĩ rằng vì họ đã uống thuốc bổ rồi nên họ không cần tập thể dục hay ăn uống lành mạnh nữa. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Ngoài việc uống thuốc bổ, dưới đây là những cách tốt hơn để giúp bạn tăng cường miễn dịch
Rửa tay thường xuyên
Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn không thể rửa tay bằng nước và xà phòng thường xuyên, hãy mang theo nước rửa tay khô. Đừng quên lau sạch các bề mặt thường xuyên có người chạm vào như điện thoại, tay nắm cửa, công tắc, bàn phím và vòi bằng chất khử trùng có cồn.
Ở nhà
Chắc bạn đã từng nghe câu: "2 tuần ở nhà, cả đời hạnh phúc". Cách tốt nhất để tự cứu mình khỏi virus chết người là duy trì khoảng cách xã hội. Hãy ở nhà để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Giảm căng thẳng
Nhiều người cảm thấy căng thẳng, lo lắng cực độ vì đại dịch Covid-19. Để giảm căng thẳng, hãy trò chuyện với gia đình, người thân và bạn bè của bạn. Đừng đọc cũng như chia sẻ các thông tin không chính xác. Bạn cũng có thể thử tập yoga, thiền để giảm căng thẳng.
Ngủ ít nhất 6 đến 8 giờ
Giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất. Ngủ đủ giấc cũng là cách hay để bạn phòng bệnh hiệu quả.
Để có được giấc ngủ ngon, bạn cần:
- Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày
- Tắt các thiết bị điện tử 90 phút trước khi bạn ngủ
- Đừng xem tin tức trước khi đi ngủ
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Một nghiên cứu từ năm 2018 được công bố trên tạp chí Frontiers of Immunology đã xác nhận rằng tập thể dục thường xuyên có thể bảo vệ bạn khỏi virus. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn có được khả năng miễn dịch mạnh mẽ, theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nutrients.
Đeo găng tay đi siêu thị giữa mùa dịch, liệu có an toàn như nhiều người nghĩ? Nhiều người cho rằng đeo găng tay giúp làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh. Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Các bà nội trợ thường khuyên nhau đeo găng tay đi mua đồ ở siêu thị, cửa hàng tạp hóa...