Ai Cập siết chặt kiểm soát dịch tại công sở, trường học
Ngày 15/11, Ai Cập đã chính thức áp dụng quy định cấm viên chức nhà nước tới công sở nếu chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc chưa gửi kết quả xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 tại sân bay quốc tế Cairo, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, động thái này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Ai Cập đang tìm cách đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ vaccine vào những tuần cuối năm. Bên cạnh đó, theo quy định mới, sinh viên đại học công lập cũng sẽ không được phép tới trường nếu chưa tiêm vaccine.
Theo số liệu của Bộ Y tế Ai Cập, hiện có hơn 14 triệu người tại nước này đã tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trong gần 27 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi. Chính phủ Ai Cập đặt mục tiêu tiêm đầy đủ cho ít nhất 40% trong tổng số 100 triệu người dân trên cả nước vào cuối năm nay.
Ai Cập đã tiếp nhận hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua cơ chế chia sẻ COVAX, đồng thời đang triển khai sản xuất vaccine VACSERA trên cơ sở hợp tác với Công ty dược phẩm sinh học Sinovac của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trước đó, Cơ quan Dược phẩm Ai Cập (EDA) thông báo chính thức thử nghiệm lâm sàng vaccine COVI-VAX, đánh dấu loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do Ai Cập tự sản xuất nội địa.
Tại châu Âu, Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg ngày 15/11 thông báo lệnh “ phong tỏa nghiêm ngặt” đối với những người chưa tiêm vaccine bước đầu phát huy hiệu quả khi tỷ lệ tiêm phòng gia tăng.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP (Pháp) trong bối cảnh Áo đang vật lộn với số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Thủ tướng Schallenberg nêu rõ trong những ngày gần đây, số lượng người tới các trung tâm tiêm chủng cho thấy lệnh phong tỏa trên đang phát huy hiệu quả.
Lệnh phong tỏa này quy định những người trên 12 tuổi chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc mới khỏi bệnh gần đây sẽ không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi mua đồ thiết yếu, tập thể dục hoặc có các lý do về y tế. Sau 10 ngày đầu áp đặt lệnh phong tỏa, Chính phủ Áo sẽ tiến hành đánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp.
Kể từ ngày 15/11, chủ sử dụng lao động tại Latvia được phép sa thải nhân viên không tiêm vaccine ngừa COVID-19, căn cứ theo các quy định mới nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) này. Bên cạnh đó, các quan chức đương nhiệm không có chứng nhận tiêm vaccine hoặc bằng chứng về việc đã khỏi COVID-19 sẽ bị cấm thực thi nhiệm vụ và cắt lương cho tới khi họ tiêm phòng. Lệnh cấm này có thể tác động đến 2 nghị sĩ đang từ chối tiêm vaccine. Trong khi đó, tại hội đồng thành phố Rezekne, miền Đông Latvia, ước tính khoảng 30% thành viên trong hội đồng này không có chứng nhận tiêm phòng.
Quy định mới cũng nêu rõ những người chưa tiêm vaccine sẽ không được phép tới các trung tâm mua sắm có diện tích trên 1.500m2. Ngoài ra, người lao động chưa tiêm phòng có thể bị buộc nghỉ việc 3 tháng không lương, sau đó sẽ bị sa thải và chỉ nhận được lương đền bù của một tháng nếu tiếp tục quyết định không tiêm vaccine.
Dù thực hiện các quy định nghiêm ngặt nói trên, song Chính phủ Latvia thông báo ngừng áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 20h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau vốn được triển khai trong suốt ba tuần qua.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm phòng tại Latvia đã tăng mạnh trong những tuần gần đây. Số liệu cập nhật cho thấy khoảng 60% người trưởng thành tại Latvia đã tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những tỷ lệ thấp nhất tại EU.
Cùng ngày, tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo công dân nước này không nên tới CH Séc, Hungary và Iceland do số ca mắc COVID-19 tại những nước này đang tăng mạnh.
CDC đã nâng mức khuyến cáo đi lại vì dịch bệnh lên “Cấp độ 4: Rất cao” đối với 3 quốc gia trên, đồng thời nhấn mạnh người dân Mỹ nên tránh tới những nơi này.
Cùng ngày, CDC cũng đã hạ mức khuyến cáo đi lại vì COVID-19 xuống “Cấp độ 1: Thấp” đối với Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Liberia, Gambia và Mozambique.
Nga nối lại chuyến bay đến các khu nghỉ mát của Ai Cập
Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Chủ tịch hãng hàng không Nga Aeroflot ngày 4/6 cho biết các chuyến bay thuê bao của Nga đến các khu nghỉ mát ở Ai Cập dự kiến sẽ nối lại trong những ngày tới sau 1 năm gián đoạn.
Máy bay của Hãng hàng không Nga Nordwind (trái) đỗ tại sân bay thành phố nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh của Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyến bay đến các khu nghỉ mát Sharm al-Sheikh và Hurghada bị đình chỉ sau khi một máy bay chở khách của Nga bị rơi ở Sinai hồi tháng 10/2015 làm 224 người thiệt mạng. Một chi nhánh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhận đã gây ra vụ tấn công này. Việc Nga đình chỉ đường bay đến các khu nghỉ mát ở biển Đỏ đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành "công nghiệp không khói" của Ai Cập.
Trươc khi xảy ra vụ rơi máy bay trên của Nga, đã có 3,1 triêu du khách Nga tơi Ai Câp trong năm 2014, chiêm khoảng 75% tông sô khách du lịch đên nươc này. Sau sư cô máy bay trên, Ai Câp đã nô lưc nâng câp các giải pháp an ninh và an toàn tại tât cả các sân bay trên toàn quôc. Đên tháng 4/2018, Nga đã nối lại các chuyến bay đến sân bay quốc tế Cairo, qua đó chấm dứt thời gian đình chỉ kéo dài 30 tháng, song không nối lại đương bay tới các điểm đến nghỉ dương ơ Biển Đỏ của Ai Cập.
Trẻ tự kỷ ở Anh bị trường học bỏ quên trong đại dịch Nhiều trẻ tự kỷ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ trường học trong giai đoạn Covid-19, khiến các gia đình "kiệt quệ và trên bờ vực khủng hoảng". Ngày 9/11, Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh (NAS) công bố báo cáo trường học (School Report) năm 2021 dựa trên khảo sát 4.000 phụ huynh, người chăm sóc, thanh thiếu...