Ai Cập bất ngờ giao 2 đảo vô điều kiện cho Ả Rập Saudi
Hai hòn đảo này từng được Ai Cập sử dụng như tiền đồn để kiểm soát Israel ở khu vực Biển Đỏ.
Tổng thống Ai Cập gặp tiểu vương Abu Dhabi.
Bất chấp nhiều phản đối và biểu tình trong nước, ngày 24.6, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Siri đã chấp thuận giao hai hòn đảo Tiran và Sanafir cho Ả Rập Saudi. Phe đối lập mạnh mẽ phản đối và nói rằng chính phủ đổi đảo để lấy trợ cấp từ Ả Rập Saudi.
“Tổng thống el-Siri đã phê chuẩn cắm mốc trên biển giữa Ai Cập và Ả Rập Saudi”, thông báo từ nội các Ai Cập viết. Việc chuyển giao hai đảo không có người ở từng được thông báo năm 2016 và được quốc hội nước này thông qua hôm 14.6. Sau khi quyết định được thông qua, đông đảo người dân Ai Cập đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội và biểu tình phản đối.
Video đang HOT
Riyadh nói rằng hai hòn đảo nằm trong vùng chủ quyền của Ả Rập Saudi và Ai Cập được thuê đảo này từ năm 1950. Thời điểm đó, Ai Cập sử dụng hai hòn đảo như tiền đồn để kiểm soát Israel. Hai hòn đảo này nhìn ra vịnh Aqaba, khu vực duy nhất của Israel nối với Biển Đỏ và có các tuyến hàng hải quan trọng ở miền nam.
Hòn đảo này từng bị Israel chiếm trong hai cuộc xung đột nhưng cuối cùng được trao trả cho Ai Cập năm 1978, theo thỏa thuận của Hòa ước Trại David. Phe đối lập cho rằng việc chuyển giao đảo được Ai Cập thực hiện năm 1906, khi đó nhà nước Ả Rập Saudi hiện đại vẫn chưa ra đời.
Một số nhóm đối lập cho rằng chính quyền Cairo chấp thuận trao đảo cho Ả Rập Saudi vô điều kiện nhưng thực chất nhằm đổi lấy gói đầu tư 23 tỉ USD.
Tổng thống el-Sisi lên nắm quyền sau cuộc lật đổ quyền lực của phong trào Anh em Hồi giáo năm 2013. Ông khẳng định việc trao trả 2 hòn đảo “dựa trên hiến pháp và luật lệ chứ không phải cảm tính”.
Trong nhiều năm qua, Ả Rập Saudi đã cắt viện trợ nhiên liệu cho Ai Cập và đây được xem là động thái nhằm gây áp lực buộc Cairo phải trả hai hòn đảo.
Theo Danviet
Qatar phản ứng về "tối hậu thư" 13 điểm của Ả Rập
Một trong những nội dung của tối hậu thư là yêu cầu Qatar đóng cửa đại sứ quán Iran và căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ.
Qatar nhìn từ trên cao.
Ngày 22.6, bốn quốc gia Ả Rập gửi "Tối hậu thư" 13 điểm thông qua trung gian Kuwait tới Qatar. Thông điệp được gửi đi sau hơn 2 tuần quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Doha và các nước vùng Vịnh bị cắt đứt.
Mới đây, chính quyền Qatar đã có phát ngôn chính thức về bản tối hậu thư này, trong đó khẳng định 13 điểm đưa ra là "vô lý". Doha cho rằng các yêu cầu của tối hậu thư đụng chạm tới chủ quyền của Qatar và điều này sẽ không thể chấp nhận.
Chi tiết tối hậu thư không được công bố nhưng một số điều khoản bị rò rỉ ra ngoài. Trong số này có yêu cầu Doha phải tham gia đồng minh của Riyadh để xóa bỏ tổ chức "Anh em Hồi giáo". Đây là phong trào Hồi giáo lâu đời nhất, có ảnh hưởng nhất trong thế giới Ả Rập và là tổ chức chính trị đối lập lớn mạnh nhất tại nhiều quốc gia Ả Rập.
Ngoài ra, Qatar cũng phải đóng cửa đại sứ quán Iran và căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên đất Doha. Kênh truyền hình Al-Jazeera lớn nhất Trung Đông cũng bị yêu cầu đóng cửa. Mọi hoạt động liên lạc của Qatar với các nhóm đối lập tại Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đều phải cắt đứt.
Một quan chức chính phủ Qatar sau khi biết được thông tin về tối hậu thư đã nói rằng hành động này vượt qua yêu cầu chống chủ nghĩa khủng bố trong khu vực. "Lệnh cấm vận này không nhằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố mà tấn công vào chủ quyền và chính sách ngoại giao của Qatar".
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng nói rằng Washington cần các quốc gia Ả Rập đưa ra một bản danh sách "hợp lý và có tính hành động". Quan chức Qatar nhấn mạnh tối hậu thư của các quốc gia Ả Rập "không đáp ứng tiêu chuẩn này".
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash cảnh báo rằng Qatar cần "giải quyết nghiêm túc 13 điểm của tối hậu thư" hoặc đối mặt sự cô lập từ các nước láng giềng. Mỹ chủ trương không can thiệp vào vấn đề vùng Vịnh vì cho rằng đây là "chuyện gia đình".
Theo Danviet
Độ ăn chơi "kinh hồn" của các thiếu gia Qatar Một dân chơi Qatar từng thuê khách sạn trong 1 năm, mỗi đêm mất hơn 1 tỉ đồng và có hẳn một đầu bếp để phục vụ việc ăn uống. Trường đua ngập siêu xe ở Qatar. Qatar là quốc gia liên tục đứng đầu bảng xếp hạng thế giới với GDP đầu người cao nhất. Loạt bài sau đây giới thiệu những...