Agribank miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho 29.000 khách hàng
Agribank chỉ đạo toàn hệ thống tiếp tục phối hợp với khách hàng trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu xác định mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh để có giải pháp kịp thời hỗ trợ khách hàng.
Giao dịch tại Agribank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01 là 43.069 tỷ đồng, trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 35.000 tỷ đồng cho gần 9.000 khách hàng.
Bên cạnh đó, Agribank miễn giảm lãi đến 8.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng COVID là 20.560 tỷ đồng với trên 9.000 khách hàng, trong đó doanh số giải ngân gói 100.000 tỷ đồng đạt trên 14.000 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng hạ lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu là 45.085 tỷ đồng, trong đó hạ lãi suất đối với dư nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 10.370 tỷ đồng với gần 10.000 khách hàng.
Trong những tháng đầu năm 2020, Agribank đã ban hành nhiều cơ chế chính sách quan trọng liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 như ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; ban hành chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất hỗ trợ lên đến 2,5%/năm nhằm mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, chương trình chính sách đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch.
Ngoài ra, Agribank thực hiện giảm phí dịch vụ thanh toán đối với tất cả các giao dịch thanh toán liên ngân hàng qua các kênh: Thanh toán song phương, thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; tăng cường các hình thức quảng bá khuyến khích khách hàng ưu tiên lựa chọn hình thức giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt…; thông báo rộng rãi đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân.
Video đang HOT
Hiện nay, Agribank tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống tiếp tục phối hợp với khách hàng trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu xác định mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh… để có giải pháp kịp thời hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sớm ổn định và khôi phục sản xuất./.
Lãi suất tiết kiệm đến 9,2%, điều kiện để hưởng mức cao nhất
Mức lãi suất huy động cao nhất tại quầy hiện là 9,2%/năm, được áp dụng tại Ngân hàng SHB với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên cho kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất gửi online có sự chênh lệch lớn với lãi suất gửi tại quầy.
Lãi suất cao nhất 9,2%/năm
Khảo sát biểu lãi suất của hơn 30 ngân hàng thương mại trong nước vào ngày 21/5 cho thấy, dù trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng đã hạ nhưng lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng hiện vẫn được các ngân hàng giữ ở mức cao.
Trong đó, mức lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất hiện nay là 9,2%/năm, áp dụng tại ngân hàng SHB ở kỳ hạn 13 tháng kèm điều kiện tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên. Cùng số tiền gửi trên 500 tỷ đồng nhưng lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng tại ngân hàng này lại thấp hơn, lần lượt là 8,9% và 7,8% mỗi năm. Còn với số tiền thấp hơn, mức lãi suất cao nhất tại SHB là 7,3%/năm áp dụng tại kỳ hạn trên 36 tháng.
Ngân hàng có lãi suất cao tiếp theo là ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) với 8,5%/năm áp dụng ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Với cùng điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng và ở kỳ hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, ABBank công bố mức lãi suất 8,3%/năm.
Lãi suất ngân hàng hiện vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, Eximbank lại đưa ra mức lãi suất hấp dẫn 8,4% ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi trên 100 tỷ đồng, dành cho khách hàng mở mới tài khoản. Còn với kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng này đưa mức lãi suất 8,4% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, 8,2% với số tiền gửi 300-500 tỷ đồng và 8% với 200-300 tỷ đồng, với số tiền dưới 200 tỷ đồng là 7,5%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất trên 8%/năm gồm: NCB, OCB, Nam Á Bank, SCB...
Khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) luôn áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong hệ thống. Cụ thể, lãi suất Vietcombank cao nhất là 6,6%/năm. Còn Agribank, VietinBank, BIDV cùng áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 6,8%/năm.
Lãi suất gửi online vẫn cao
Trong khi mức lãi suất huy động tại quầy giảm nhẹ thì các ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất cao với hình thức tiền gửi online.
Khảo sát tại các ngân hàng vào cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết quanh mức 0,10%-8,59% mỗi năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng. Còn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy nhìn chung thấp hơn, từ 0,10%-8,10%, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng.
Gửi tiết kiệm online được hưởng lãi suất cao.
Cụ thể, với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất cho khách hàng gửi tại quầy ở mức 0,1-4,25%, còn lãi suất gửi online dao động quanh mức 0,1-4,3%.
Mức lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng hình thức gửi tiền online được niêm yết trong khoảng 4,05-4,55%, trong đó mức lãi suất 4,25% được các ngân hàng áp dụng phổ biến. Còn nếu khách hàng gửi tại quầy, lãi suất huy động cho kỳ hạn này ở mức 4,05-4,25%.
Với kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm online, mức lãi suất có sự cạnh tranh khá rõ rệt giữa các ngân hàng, từ 4,9-8,0%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank) hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng online ở kỳ hạn này, với mức 8,0%. Trong khi đó, lãi suất cho kỳ hạn 6 tháng gửi tại quầy dao động quanh mức 4,9-7,5%. Lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tại quầy là 7,50% ở kỳ hạn này thuộc Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) với mức 7,5%.
Ở các kỳ hạn dài, lãi suất tiết kiệm của các nhà băng cũng khá chênh lệch ở cả hình thức gửi online và gửi trực tiếp tại quầy.
Đối với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất tại quầy dao động quanh mức 4,9-8,05%. Lãi suất cao nhất được ghi nhận tại Nam Á Bank, lên tới 8,05%. Còn nếu gửi tại quầy ở kỳ hạn này, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất 4,9-7,45%. NCB vẫn là ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất ở kỳ hạn này (7,45%).
Với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng gửi online sẽ được áp dụng mức lãi suất từ 6,5-8,3%. Lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này dành cho khách gửi trực tuyến thuộc về Nam Á Bank, lên tới 8,30%. Nếu khách hàng gửi tại quầy, mức lãi suất huy động được đưa ra cho kỳ hạn này là 6,5--8,0%. NCB vẫn dành mức lãi suất tốt nhất (8,00%) cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này.
Ở kỳ hạn 18 tháng, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất 6,45-8,4% cho khách hàng gửi online. Nam Á Bank đang hỗ trợ lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tiết kiệm online ở kỳ hạn này, tới 8,40% mỗi năm. Trong khi đó, nếu gửi tại quầy, khách sẽ nhận mức lãi suất 6,45-8,1% ở kỳ hạn 18 tháng.
Với kỳ hạn 24 tháng, khách gửi trực tuyến được hưởng lãi suất quanh mức 6,55-8,35%. SCB đang đưa ra mức lãi suất cao nhất 8,35% cho khách gửi online tại kỳ hạn này. Nếu khách hàng chọn gửi tại quầy sẽ nhận được mức lãi suất 6,55-8,1%. NCB hiện hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi tại quầy là 8,10% mỗi năm cho kỳ hạn này.
Đối với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất dành cho khách hàng gửi online trong biên độ từ 6,3-8,4%. Nam Á Bank đang hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi online ở kỳ hạn này, với mức 8,40%. Còn với khách hàng gửi tại quầy, các ngân hàng đang đưa ra mức lãi suất dao động từ 6,3-8,1% cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này được ghi nhận tại NCB, đạt 8,10%.
Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 215.000 khách hàng Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay: Để hỗ trợ các doanh nghiệp, tiểu thương bị thiệt hại do COVID-19 Đến thời điểm này, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 215.000 khách hàng với dư nợ 130 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất...