Afghanistan: Taliban tiêu diệt 6 thành viên của IS
Ngày 22/10, người phát ngôn chính quyền Taliban ở Afghanistan thông báo các lực lượng an ninh ở nước này đã tiêu diệt 6 thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Lực lượng an ninh Taliban gác tại Trung tâm giáo dục Kaaj, quận Dashti Barchi ở Kabul, sau vụ đánh bom ngày 30/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng an ninh của chính quyền Taliban đã đột kích vào nơi ẩn náu của các đối tượng IS bị cáo buộc tham gia hai vụ tấn công đẫm máu trong những tuần gần đây, trong đó có vụ tấn công thánh đường Hồi giáo Wazir Akbar Khan ở Kabul và vụ tấn công Trung tâm giáo dục Kaaj ở quận Dashti Barchi, cũng ở thủ đô Kabul, khiến hàng chục nữ sinh thiệt mạng.
Người phát ngôn Qari Yusuf Ahmadi cho biết các đối tượng vừa bị tiêu diệt chính là những kẻ đã gây ra hai vụ tấn công trên. Ông này cũng cho biết một nhân viên an ninh của Taliban đã thiệt mạng trong chiến dịch này.
Kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan vào tháng 8/2021, lực lượng này tuyên bố sẽ tập trung vào việc đảm bảo an ninh đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh. Tuy nhiên, một loạt vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô và các khu vực đô thị khác trong những tháng gần đây. Liên hợp quốc đánh giá tình hình an ninh tại Afghanistan đang xấu đi nghiêm trọng.
Các chiến binh trung thành với IS lần đầu tiên xuất hiện ở miền Đông Afghanistan vào năm 2014 và sau đó đã xâm nhập vào các khu vực khác, kéo theo nhiều vụ tấn công bạo lực.
Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Taliban
Ngày 11/10, chính quyền Mỹ đã thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chính quyền Taliban ở Afghanistan liên quan đến việc lực lượng này đối xử hà khắc với phụ nữ và trẻ em gái.
Phụ nữ và trẻ em Afghanistan lấy nước tại một trại tị nạn ở Jalalabad, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra vào Ngày Quốc tế trẻ em gái của Liên hợp quốc (LHQ), theo đó Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã công bố chính sách hạn chế thị thực mới đối với các thành viên hiện tại hoặc trước đây của Taliban và những người khác có liên quan đến việc bạc đãi phụ nữ và trẻ em gái bằng các chính sách hạn chế và các hành động bạo lực.
Ông Blinken nêu rõ "Như một ví dụ điển hình, hơn một năm qua, Afghanistan vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm trẻ em gái từ lớp 6 trở lên được phép đi học".
Sau khi trở lại nắm quyền lãnh đạo đất nước hồi tháng 8/2021, chính quyền Taliban cam kết sẽ đưa ra các quy định mới ôn hòa hơn so với giai đoạn cầm quyền trước đây, bao gồm cả việc đảm bảo quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, loạt động thái gần đây của Taliban cho thấy lực lượng này ngày càng hạn chế quyền của người Afghanistan, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ. Điển hình là việc ra những quy định cực đoan đối với nữ giới như cấm phụ nữ làm việc trong văn phòng chính phủ, ngân hàng, công ty truyền thông...
Hồi đầu tháng 5 năm nay, thủ lĩnh Taliban Hibatullah Akhundzada lại tiếp tục ban hành sắc lệnh quy định phụ nữ phải mặc trang phục trùm kín từ đầu tới chân mỗi khi xuất hiện ở nơi công cộng. Cũng theo sắc lệnh này, phụ nữ chỉ được rời khỏi nhà khi cần thiết. Những người thân trong gia đình là nam giới sẽ bị trừng phạt nếu phụ nữ trong nhà vi phạm các quy định về trang phục. Hình phạt có thể là triệu tập, ra tòa và thậm chí đi tù.
Phái viên LHQ cảnh báo về tình hình Afghanistan Ngày 27/9, Phó đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Afghanistan, ông Markus Potzel cảnh báo nguy cơ xung đột nội bộ và nghèo đói ở nước này nếu chính quyền Taliban không đáp ứng các nhu cầu của tất cả các thành phần trong xã hội. Phụ nữ và trẻ em Afghanistan lấy nước tại một...