Aeon Nhật Bản nói gì về hàng Việt?
Doanh nghiệp chú ý làm sao thay đổi hành vi tiêu dùng nhưng giá cả chấp nhận được cho đa số người tiêu dùng.
Ông Seo Fumio, Phó Tổng giám đốc Khối thu mua Công ty TNHH Aeon Việt Nam, đưa ra lời tư vấn như vậy tại “Tuần lễ triển lãm sản phẩm doanh nghiệp (DN) Việt” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) phối hợp cùng Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức ở AEON CELADON Tân Phú ngày 29-7.
Sự kiện kéo dài từ ngày 29-7 đến 4-8, trưng bày hàng hóa là sản phẩm mới, đặc sản vùng miền, thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của 25 DN. Cụ thể là các mặt hàng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn (như: trà, cà phê, gia vị, bánh kẹo, hải sản khô, trái cây sấy…); các mặt hàng nông sản (gạo, rau, củ, quả, trái cây, ưu tiên các sản phẩm hữu cơ); hàng thủ công (thú bông len đan tay, thú làm bằng giấy)…
Trong thời gian diễn ra sự kiện, người tiêu dùng cũng như bộ phận thu mua của Aeon trực tiếp quan sát, dùng thử các sản phẩm của các DN Việt Nam sản xuất.
Đại diện Aeon dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp Việt tại Tuần lễ triển lãm sản phẩm DN Việt tại Aeon sáng 29-7
Ông Seo Fumio nhận xét phần lớn người tiêu dùng hiện nay coi trọng tiêu chí an toàn, nhất là với thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thu nhập có giới hạn nên giá vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với họ. Vì vậy, DN chú ý làm sao thay đổi hành vi tiêu dùng nhưng giá cả chấp nhận được cho đa số người tiêu dùng.
Video đang HOT
Vị đại diện DN bán lẻ đến từ Nhật cũng cho biết rất vui khi đến nơi sản xuất của nhiều DN Việt Nam thấy cách tổ chức tốt để đạt tiêu chuẩn không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu. Tuy nhiên, không ít DN chưa có đủ thông tin để biết nên cải thiện như thế nào. Vì vậy, DN cần nghiên cứu thị trường nhiều hơn, tìm hiểu thông tin nhiều hơn để nâng cao chất lượng không chỉ bán nội địa mà còn có thể xuất khẩu được.
Nhiều loại nông sản đặc sản của Việt Nam được giới thiệu tại triển lãm
“Aeon luôn xem khách hàng là trên hết, sản phẩm đưa đến khách hàng ở Việt Nam và ở Nhật Bản hay trong toàn hệ thống Aeon tại các nước đều có tiêu chí chất lượng như nhau” – lãnh đạo Khối thu mua Aeon khẳng định.
Trong khuôn khổ “Tuần lễ triển lãm sản phẩm DN Việt” lần này sẽ có 61 DN được kết nối trực tiếp với bộ phận thu mua của AEO. Các sản phẩm của DN được Aeon chọn lựa phải thỏa hai tiêu chí: phù hợp với chiến lược kinh doanh của Aeon Việt Nam; đúng với nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng.
Theo người lao động
Thực hư giá tôm hùm Mỹ rẻ hơn hàng Việt
Nguồn cung tôm hùm Mỹ dư thừa vì thương chiến với Trung Quốc, nhờ đó giá nhập về Việt Nam rẻ hơn, chỉ bằng một nửa hàng trong nước.
Trên thị trường, tôm hùm Việt đang có giá khoảng 1,2-1,4 triệu đồng cho loại 400-500 gram một con. Loại từ 0,9 kg đến 1 kg có giá gần 2 triệu đồng.
Anh Hòa, một chủ vựa hải sản ở Trần Phú (Nha Trang) cho biết: "Giá tôm hùm Việt Nam có hạ nhiệt nhưng mức giảm chỉ khoảng 5%. So với nhiều loại hải sản nhập khác, giá vẫn còn cao".
Gần đây, khá nhiều đầu mối chào hàng loại tôm hùm Alaska Mỹ có trọng lượng 400-500 gram giá chỉ 500.000-700.000 đồng một kg. Riêng với loại trên một kg, giá cũng chỉ khoảng 800.000 đồng. Giá rẻ hơn tôm hùm Việt nên anh Hoà đang có ý định nhập khoảng vài tạ bán cho khách du lịch.
"Tôi thấy mùi vị của tôm hùm Mỹ và Việt Nam không khác nhau nhiều. Trong khi đó, trước đây giá loại này khá cao. Nhiều đầu mối nói do hàng bên Mỹ vào mùa nên mới có giá rẻ", anh Hoàng nói.
Tôm hùm Mỹ đang được bán với giá rẻ.
Là đơn vị chuyên cung ứng hải sản nhập khẩu với số lượng lớn, vựa hải sản ở quận 7 (TP HCM) hơn một tháng nay cũng nhập về hàng tấn tôm hùm Mỹ. Chủ vựa này cho biết giá giảm 20% so với trước đó. Hiện, tôm hùm bán tươi sống và đông lạnh khoảng 340.000 đồng một con (500 gr), một triệu đồng một con (loại 1-4 kg). Với mức giá này, tôm hùm nhập khẩu tươi tại Mỹ về Việt Nam đang rẻ hơn một số loại tôm hùm trong nước.
Cũng nhìn nhận tôm hùm Mỹ đang có giá cạnh tranh, chủ cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Sỹ Sách (Tân Bình) tính toán mỗi con tôm hùm loại nhỏ của Mỹ rẻ hơn hàng Việt 200.000 đồng, dù đã tính chi phí vận chuyển. "Cũng nhờ giá rẻ nên lượng tiêu thụ có thể vài nghìn con một tháng trong trong khi hàng Việt bán rất chậm chỉ ở mức vài trăm con", chủ cửa hàng này nói.
Theo các đầu mối nhập tôm Mỹ, một phần nguyên nhân khiến tôm hùm Mỹ vào Việt Nam rẻ là Mỹ đang đúng mùa đánh bắt. Trong khi đó, nguồn cung năm nay dồi dào mà thị trường tiêu thụ không kịp nên giá giảm mạnh. "Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm hùm Mỹ đang giảm thêm 15%. Do đó, chúng tôi đang tăng cường nhập thêm hàng", ông Thành, một thương nhân nhập khẩu tôm Mỹ về Việt Nam nói.
Vị này cũng cho rằng, ngoài nguồn cung lớn, tôm vào mùa thì tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến giá tôm nước này lao dốc.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế Maine (Mỹ), để đáp trả thuế quan với hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Trump, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm tôm hùm. Song song đó, nước này bắt đầu chuyển dịch tìm nguồn cung giáp xác từ Canada thay Mỹ. Do đó, ngành công nghiệp tôm hùm Mỹ, theo Maine, đã chứng kiến tình trạng 84% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc bị xóa sổ. Mất mát đã được ước tính cho đến nay là 138 triệu USD.
Mỹ đang tìm nhu cầu trên thế giới để mở rộng xuất khẩu mặt hàng này, trong đó, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng bên cạnh Nhật Bản và Pháp.
Tại Mỹ, giá tôm hùm ở Maine cũng đang giảm mạnh, nhiều website bán hải sản sống ở đây cũng giảm giá để kích cầu. Một số nơi bán loại kích cỡ lớn 4-7 kg chỉ ở mức 1 triệu đồng một kg.
Tôm hùm là một loài giáp xác sống ở đại dương. Hiện tại, Maine là bang sản xuất tôm hùm lớn nhất nước Mỹ. Tôm hùm thường được đánh bắt bằng cách đặt bẫy hoặc lưới. Năm 2018, theo Bộ Tài nguyên Hàng hải Maine, giá trị đánh bắt tôm hùm đạt hơn 484,5 triệu USD và tổng giá trị cho tất cả hải sản Maine là hơn 637,1 triệu USD.
Theo Vnexpress
Rộng cửa đón hàng Việt chất lượng tốt Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết như trên và khẳng định các kênh phân phối của Saigon Co.op đủ sức đáp ứng cùng lúc nhiều doanh nghiệp mới tham gia Phóng viên: Một số nhà cung cấp hàng may mặc cho biết có nhà bán lẻ Việt sẵn sàng nhận phân phối...