Ả Rập Saudi bắt đầu xây siêu đô thị 500 tỷ USD, to gấp 33 lần New York
Siêu đô thị sẽ có diện tích khoảng 26.500 km vuông, nghĩa là gấp 33 lần diện tích đất của thành phố New York, Mỹ.
Ả Rập Saudi bắt đầu xây siêu đô thị 500 tỷ USD, to gấp 33 lần New York
Ả Rập Saudi là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Nhưng giá dầu giảm đã khiến quốc gia này gặp nhiều khó khăn trong việc trả lương cho các công nhân dầu mỏ.
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Ả Rập Saudi đã đưa ra một dự án có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế: siêu đô thị 500 tỷ USD, kết nối với Jordan và Ai Cập và sử dụng năng lượng tái tạo, theo Business Insider.
Hoàng tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman công bố dự án có tên NEOM tại Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai. Theo Reuters, dự án sẽ được tài trợ bởi chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân.
Ả Rập Saudi hiện đang bắt đầu trao hợp đồng cho các công ty xây dựng địa phương để xây năm cung điện trong siêu đô thị. Nằm bên bờ biển Đỏ, các cung điện sẽ dành cho nhà vua, thái tử và thành viên hoàng gia cao cấp khác. Theo Reuters, các tòa nhà này sẽ có kiến trúc kiểu Maroc truyền thống, thiết kế kiểu Hồi giáo và gạch nhiều màu sắc. Xung quanh cung điện sẽ có bến du thuyền, sân đỗ trực thăng và sân gôn.
Thành phố sẽ rộng khoảng 26.500 km2, nghĩa là gấp 33 lần diện tích đất của thành phố New York, Mỹ.
Ảnh chụp trên trang web chính thức của dự án NEOM
Video đang HOT
Theo thái tử bin Salman, mục tiêu lớn của NEOM là giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Ả Rập Saudi. Siêu đô thị sẽ tập trung vào nhiều ngành công nghiệp, bao gồm năng lượng và nước, công nghệ sinh học, thực phẩm, sản xuất tiên tiến và giải trí.
Chính quyền cũng đã chỉ định Klaus Kleinfeld, cựu giám đốc điều hành của công ty Siemens AG và Alcoa Inc, điều hành dự án NEOM. Ngoài ra, các quan chức hy vọng chương trình cấp vốn sắp tới có thể huy động 300 tỷ USD cho việc xây dựng NEOM.
NEOM có thể sẽ trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới hoạt động không cần nhiên liệu hóa thạch.
Tại Mỹ, một trong những thành phố lớn nhất sử dụng năng lượng tái tạo 100% là Burlington, bang Vermont, nhưng không thể rộng bằng diện tích dự kiến của NEOM. Một số thành phố khác ở Iceland và Na Uy cũng tuyên bố gần đạt được khả năng cung cấp điện hoàn toàn tái tạo với sự trợ giúp của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thủy điện và năng lượng địa nhiệt.
Các công nhân xây dựng làm việc tại một tòa nhà ở Ả Rập
Saudi Arabia dự kiến khu vực đầu tiên của NEOM sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Thái tử bin Salman từng nói: “Nơi này không dành cho những người bình thường hay những công ty thông thường, đây sẽ là nơi dành cho những người có mộng ước về thế giới”.
“Ý chí chính trị mạnh mẽ và mong muốn của một quốc gia, tất cả những yếu tố thành công đều ở đó để tạo ra thứ thật hoành tráng ở Ả Rập Saudi”.
Theo Danviet
Ả Rập Saudi xây siêu đô thị 500 tỷ USD, lớn hơn New York 33 lần
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tuyên bố, siêu đô thị mang tên NEOM trị giá 500 tỷ USD, rộng 26.500 km2 sẽ là một thành phố cực hiện đại, tích hợp những tiện nghi chưa từng có.
Ả Rập Saudi dự kiến chi 500 tỷ USD để xây dựng siêu đô thị NEOM lớn gấp 33 lần New York.
Phát biểu tại thủ đô Riyadh, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết, siêu đô thị NEOM sẽ được xây dựng trên lãnh thổ Ả Rập Saudi, kéo dài sang cả Ai Cập và Jordan.
"NEOM sẽ tập trung vào 9 lĩnh vực đầu tư chuyên biệt và các điều kiện sống sẽ thúc đẩy tương lai của nền văn minh", Thái từ Mohammed bin Salman nhấn mạnh.
Trong khi đó, Quỹ Đầu tư Công (PIF) của Ả Rập Saudi tuyên bố: "NEOM được sinh ra từ tham vọng cải cách và biến đổi nền kinh tế đất nước mang tên Tầm nhìn 2030 của Ả Rập Saudi. Đất nước sẽ được hướng phát triển theo một mô hình tiên phong và thịnh vượng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống"
Dự án siêu đô thị ước tính sẽ tiêu tốn hơn 500 tỷ USD. Nguồn vốn được hỗ trợ từ chính phủ, quỹ đầu tư quốc gia và từ sự đóng góp của các nhà đầu tư quốc tế. Hiện, một số nhà đầu nước ngoài như Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank (SFTBF) và Stephen Schwarzman - Giám đốc điều hành Blackstone, tỏ ra hào hứng với kế hoạch này.
Thái tử Mohammed bin Salman tuyên bố, NEOM "không dành cho những người hay công ty thông thường".
Tuy nhiên, siêu đô thị NEOM sẽ không "mở cửa" chào đón tất cả mọi người.
Với tổng diện tích 26.500 km2, NEOM lớn hơn New York 33 lần. Một cây cầu sẽ được xây dựng bắc qua Biển Đỏ sẽ được xây dựng để kết nối siêu đô thị với Ai Cập và phần còn lại của châu Phi.
NEOM được thiết kế để hoạt động hoàn toàn nhờ năng lượng tái tạo, đồng thời sử dụng công nghệ lái xe tự động và máy bay chở người không người lái, cùng với internet không dây tốc độ cao miễn phí.
"Tất cả các dịch vụ và quy trình vận hành NEOM sẽ tự động hóa 100%, với mục tiêu trở thành điểm đến hiệu quả nhất trên thế giới", Quỹ đầu tư công Ả Rập Saudi nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, NEOM sẽ được hoàn thiện toàn bộ trước khi đưa vào sử dụng.
Trong một đoạn video quảng bá được công bố hôm 24.10, cuộc sống ở NEOM được mô tả là chưa từng thấy ở bất kỳ thành phố nào trên khắp Ả Rập Saudi - nơi mà phụ nữ có thể chạy bộ ở nơi công cộng, làm việc cùng với nam giới và chơi nhạc cụ trong ban nhạc.
Theo Bloomberg, Thái tử Ả Rập Saudi còn hướng đến mục tiêu biến hàng trăm km bờ biển Đỏ thành điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới bán tự trị và chịu sự điều chỉnh của pháp luật "ngang tầm với các tiêu chuẩn quốc tế".
Vị Thái tử 33 tuổi cũng tiết lộ NEOM sẽ hoạt động độc lập với "khuôn khổ chính phủ hiện nay".
Bình luận về dự án NEOM, ông Steffen Hertog, giáo sư Trường Kinh tế London chia sẻ, có vẻ Ả Rập Saudi như muốn mô phỏng lại khái niệm "khu vực tự do" mà Dubai đã đi tiên phong. Ở Dubai, người dân không chỉ được hưởng các đặc quyền như miễn thuế, mà còn có quy định và luật lệ riêng, hoạt động tách biệt với các chính phủ khác.
Ông Hertog chỉ ra, mô hình này được thực thi tốt ở Dubai, nhưng chưa có dự án tương tự nào trong khu vực đạt được thành công như vậy, đây cũng chính là thách thức đối với NEOM.
Theo Danviet
Cuộc đời người bị cáo buộc lừa đảo 242 triệu USD bằng 'tà thuật' Bị cáo buộc dùng tà thuật lừa tiền ngân hàng, người đàn ông Mali bỏ túi hàng trăm triệu USD vẫn sống tự do ở quê hương. Tòa nhà trụ sở Ngân hàng Hồi giáo Dubai tại UAE. Ảnh: BBC. Vào một ngày tháng 8.1995, Foutanga Babani Sissoko bước vào trụ sở chính của Ngân hàng Hồi giáo Dubai (DIB) thuộc Các tiểu...