9X Việt sáng tác âm nhạc bằng AI
Chàng trai 9X Nguyễn Hoàng Bảo Đại vừa trở thành người thứ 3 tại Việt Nam được Google công nhận là Google Developer Expert (GDE) trong lĩnh vực Machine Learning.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin nhưng anh lại được nhắc nhiều trong cộng đồng AI ( trí tuệ nhân tạo) Việt Nam với dự án tạo ra mô hình “AI sáng tác nhạc”.
Nguyễn Hoàng Bảo Đại được Google công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực Machine Learning Ảnh: NVCC
Đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên, ngành học ban đầu chàng trai 9X muốn theo đuổi là âm nhạc. Định hướng của Đại là học chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện TP.HCM, nhưng gia đình và thầy cô luôn khuyên Đại theo ngành Công nghệ thông tin.
Chia sẻ về những năm học đại học, Đại cho biết nhiều lần cảm thấy bản thân không phù hợp vì nhiều bạn cùng khóa rất “siêu”. “Các bạn đều có mục tiêu phấn đấu, theo đuổi ngành từ rất sớm nên có nhiều hiểu biết. Ngược lại, mình không có gì. Cho đến năm 3 đại học, mình được chọn chuyên ngành, từ đó mình bắt đầu biết đến khái niệm Trí tuệ nhân tạo (gọi tắt là AI). Mình cảm thấy cực kỳ thích lĩnh vực này dù chỉ mới bắt đầu tìm hiểu”, Đại tâm sự.
Video đang HOT
Bén duyên với AI, Bảo Đại đã có thêm nhiều trải nghiệm và đam mê lĩnh vực này. Năm 2021, Bảo Đại vinh dự được Google công nhận là Google Developer Expert (GDE) trong lĩnh vực Machine Learning. Để trở thành chuyên gia của Google, người tham gia ứng tuyển ngoài kiến thức vững chắc còn phải có các đóng góp cho cộng đồng trong lĩnh vực của họ.
“Trong vòng CV, bạn sẽ cần phải chia sẻ sự kiện, techtalk (online hoặc offline) gần đây mà bạn đã tham gia với vai trò là diễn giả, hay số lượng blogs, vlogs mà bạn đã làm. Số lượng người tham gia sự kiện hay lượt view của blog/ video sẽ là những con số để cân nhắc ứng viên ứng tuyển GDE được đi tiếp vào vòng phỏng vấn hay không”, Đại chia sẻ về yếu tố quan trọng để trở thành GDE.
“Nhạc sĩ biết code” là dòng tự giới thiệu của Bảo Đại về mình. Đại nổi tiếng trong giới công nghệ bởi khả năng sáng tác âm nhạc bằng AI – một sự kết hợp tưởng chừng bằng 0. Với mô hình AI sáng tác nhạc hiện tại, Đại đã có thể yêu cầu viết một đoạn nhạc dài 10 giây, 5 phút, hoặc thậm chí dài hơn tùy ý.
Mô hình AI này sẽ nhận vào một đoạn nhạc ngắn, làm cơ sở đầu vào để nắm bắt được ý đồ phong cách, sau đó tạo ra những ca khúc đúng như ý muốn của người viết. Tốc độ viết nhạc của mô hình cũng rất ấn tượng, chỉ 1 giây có thể tạo ra 10 đoạn giai điệu khác nhau.
“Ví dụ như nếu mình “mớm” một đoạn giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, mình sẽ có 10 ca khúc ballad trữ tình. Nếu mình đưa vào một đoạn nhạc có tiết tấu nhanh hơn một chút, thì chắc chắn mình sẽ nhận được 10 ca khúc có giai điệu năng động. Thậm chí, khi “bí” ý tưởng quá, mình có thể yêu cầu mô hình AI này tự tạo ra ca khúc luôn mà không cần “mớm” giai điệu nữa”, Bảo Đại hào hứng chia sẻ.
Bắt tay vào dự án khá mới mẻ này, Bảo Đại gặp không ít khó khăn vì kiến thức nằm ngoài vùng an toàn của bản thân. Khó khăn lớn nhất là dữ liệu – vấn đề tất cả kỹ sư nghiên cứu AI đều gặp phải. Để xây dựng tệp dữ liệu đó, có thời gian Bảo Đại đã phải đàn lại khoảng 300 ca khúc trong vòng 1 ngày.
“Xuyên suốt dự án, mình hầu như không có đồng đội để cùng nhau thực hiện, vậy nên thời gian của dự án cũng diễn ra khá dài”, Đại tâm sự và cho biết, giờ đây bản thân như có thêm một người bạn để “trao đổi với nhau về âm nhạc, tạo cảm hứng cho mình và giúp mình hoàn thiện sản phẩm rất nhanh”.
“Tính ưu việt của mô hình này cũng như các mô hình AI nói chung trong các mặt khác của cuộc sống, chính là tốc độ và tiện dụng. Tốc độ viết giai điệu rất nhanh (10 giai điệu/giây), từ đó người ta chỉ cần nghe và chọn hoặc chỉnh sửa một chút để chốt phần giai điệu cho ca khúc. Thời gian còn lại sẽ dành để tập trung vào những công đoạn khác như viết lời, hòa âm phối khí, thu âm…”, Đại chia sẻ.
FUNiX "xuất khẩu" sang Nhật
FUNiX Japan chính thức đưa cách học trực tuyến FUNiX Way đến với những người trẻ Nhật Bản có đam mê, định hướng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.
Ông Hoàng Văn Cương - Giám đốc FUNiX Japan cho biết đơn vị dự kiến tuyển sinh 500 học viên trong năm 2021, 1.000 học viên trong năm 2022 và 2.000 học viên trong năm 2023. Các chương trình đào tạo chính của FUNiX tại Nhật Bản được triển khai bao gồm Phổ cập kiến thức lập trình căn bản (Language of the future - đào tạo một số ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C ) và các môn công nghệ mới như IoT, Automotive, Machine learning, Blockchain, Data Science.
"Đối tượng học viên chính của FUNiX Japan là học sinh - sinh viên các trường phổ thông, đại học và nhân viên các công ty tại Nhật Bản. Thông qua các chương trình, khóa học trên nền tảng online được thiết kế linh hoạt của FUNiX, học viên có cơ hội học tập để phổ cập, nâng cao kiến thức về công nghệ, chuyên môn, trở thành công dân của xã hội 5.0. FUNiX Japan cũng góp phần đắc lực trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng theo nhu cầu thực của doanh nghiệp tại Nhật" - ông Hoàng Văn Cương cho biết.
Lễ ra mắt cũng công bố hợp tác đào tạo giữa FUNiX Japan cùng các tổ chức Nhật Bản như ĐH Gunma và GTI Consortium đã diễn ra vào ngày 3/2. Chương trình này mở đường cho những hợp tác chuyên sâu của FUNiX về đào tạo và trao đổi đào tạo trong tương lai với các trường đại học tại Nhật Bản, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của FUNiX trong hệ thống các trường đại học tại Nhật; đặc biệt giúp tăng cơ hội việc làm cho học viên thông qua mạng lưới kết nối với các doanh nghiệp lớn.
Giáo sư Tsuda Daisuke, Phó Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Toàn cầu, ĐH Shinshu chia sẻ: "Tôi mong muốn FUNiX có thể cung cấp tài liệu học tập chất lượng cao về các kỹ năng đang thiếu hụt, và tôi tin tưởng hệ thống mentoring cũng sẽ hoạt động hiệu quả tại Nhật. Tôi cũng kỳ vọng FUNiX có thể cung cấp một hệ thống vượt qua cả học tập cá nhân, và hỗ trợ việc sinh viên chủ động học tập, đồng thời bồi dưỡng quan hệ giữa người với người - vốn thiếu hụt khi học online".
Trước đó, trong tháng 1/2021, FUNiX Japan đã đón nhận những học viên Nhật Bản đầu tiên nhập học khóa Data Science. Học viên tốt nghiệp FUNiX Japan sẽ nhận được những quyền lợi như của sinh viên FUNiX. Cụ thể: Về tuyển dụng, học viên có cơ hội được xét tuyển vào các công ty có hợp tác với FUNiX như FPT Japan, các công ty tại Việt Nam và Nhật; Về network, được tham gia mạng lưới cựu học viên FUNiX, tiếp cận các công nghệ, kiến thức mới và cơ hội việc làm; Về bằng cấp, học viên có cơ hội chuyển đổi tín chỉ tương đương với các trường đại học có ký kết hợp tác cùng FUNiX.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, trong xã hội có tính tự học cao đồng thời chú trọng đào tạo các kỹ năng 4.0 như Nhật Bản, FUNiX có cơ hội rất lớn để triển khai rộng rãi nhờ chi phí hợp lý, mang lại cho người học sự chủ động và môi trường quốc tế hóa: "Sau 5 năm, FUNiX đã có hơn 10.000 sinh viên. Tôi tin rằng đã đến lúc hợp tác với FPT Japan để giới thiệu về cách học mới này tại Nhật. Với gần 20 năm làm việc với khách hàng Nhật, tôi tin rằng các bạn trẻ Nhật sẽ làm quen rất nhanh với cách học này. Hành trình nghìn dặm bắt đầu với một bước chân. Hôm nay chính là bước chân đầu tiên của chúng tôi".
Tiến sĩ Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT tin tưởng FUNiX có thể có nhiều đóng góp cho Nhật Bản như: Giải quyết sự thiếu hụt trong ngành CNTT về các kỹ năng chuyển đổi số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IOT, Blockchain, AI, API...; góp phần chuyển đổi số về con người, đặc biệt trong giáo dục là cách học với phương pháp đào tạo trực tuyến FUNiX Way.
"Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam, chúng tôi đã cam kết với Thủ tướng hai nước rằng chúng tôi sẽ đóng góp vào chuyển đổi số. Và hôm nay, chúng tôi góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số bằng giáo dục qua việc ra mắt FUNiX Japan. Tôi hy vọng rằng các sinh viên, giáo viên, đối tác đại học và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ FUNiX Japan để thực hiện được những điều này" - ông Bình phát biểu.
So sánh điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin các ĐH phía Bắc Trong những năm qua, ngành Công nghệ thông tin luôn dẫn đầu về điểm chuẩn ở hầu hết các trường đào tạo. Mức học phí tối thiểu của ngành học này là 12 triệu đồng/năm. Ảnh minh họa Với những trường thuộc khối kỹ thuật như Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ hay Học viện Công nghệ Bưu chính...